Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

07:03

Liên phòng TQ bị đòi 'thanh lý' vì vụ cưỡng hiếp gây chấn động

Vụ việc đội viên liên phòng đánh đập và hãm hiếp một phụ nữ tại Trung Quốc đã dấy lên những cuộc kêu gọi loại bỏ ngay lực lượng hỗ trợ cảnh sát vì sự lộng hành.
Tên đội viên đội liên phòng Yang Xili đã bị bắt và buộc tội hiếp dâm sau khi tấn công chị Wang Juan, 29 tuổi, ngay tại ngôi nhà thuê của nạn nhân tại Bảo An, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). 
Sau vụ việc gây phẫn nộ xảy ra vào hôm 23/10, đa phần cư dân mạng chỉ trích người chồng là anh Yang Wu quá nhát gan khi nấp trong góc khuất "cắn răng" nhìn vợ bị hãm hiếp suốt 1 giờ đồng hồ trước khi báo cảnh sát. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng đã chĩa mũi dùi vào đội ngũ liên phòng lộng hành trên. Nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao một người như Yang Xili, có tiền án tiền sự, lại có thể được giao công việc hỗ trợ cảnh sát trong việc duy trì an ninh trật tự.
Hu Di, Phó giám đốc Cục An ninh Bảo An, khẳng định Yang từng phải "bóc lịch" 3 năm trong tù giam vì tội trộm cắp vào năm 2004 và được nhận vào làm trong đội liên phòng sau khi được phóng thích. Mặc dù đội liên phòng đã cố gắng để trốn tránh trách nhiệm bằng cách biện minh rằng hắn đã bị sa thải trước khi vụ tấn công xảy ra nhưng chính phủ và lãnh đạo địa phương đang chịu một áp lực ngày càng gia tăng phải cải cách hệ thống hỗ trợ cảnh sát.
Sau sự việc xảy ra, cảnh sát đã tiến hành điều tra và phát hiện Yang Xili trước là bạn học cùng lớp với chồng nạn nhân và hắn đã từng đe dọa hãm hiếp vợ bạn. Chị Wang khai báo cũng đã từng bị Yang Xili cưỡng hiếp. 
Hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc. Trên tay chị còn băng bó sau những lần tự tử không thành. (Ảnh chụp hôm 7/11)
Hàng xóm của chị Wang cho biết đã từ lâu họ ghét cay ghét đắng đội hỗ trợ cảnh sát lộng hành này. Zhu Woming, chủ cửa hàng tạp hóa gần cửa hàng nhà chị Wang, cho biết đã khuyên chồng chị Wang nhiều lần rằng "Yang Xili không phải là người đàn ông tốt và cảnh báo anh ta tránh xa hắn”.
Ông Zhu cho biết thêm rằng Yang Xili đã nhiều lần tới nhà vợ chồng chị Wang và rủ chồng chị đi uống rượu. Hắn ta đe dọa đánh nếu chồng chị từ chối. Yang Xili có vẻ ngoài rất dữ tợn, với hình săm lớn ở tay và lưng.
Một người dân khác tỏ ra bức xúc: “Người dân sẽ sống yên bình hơn nếu không có những "con sâu" như Yang Xili. Bọn chúng chẳng khác gì kẻ cướp. Chúng có tuần tra gì đâu, ngoài việc luôn ức hiếp những người dân lành”. Tuy nhiên, cả hai nhân chứng trên cho biết đều chưa bị chúng “sờ gáy”.
Những người làm công việc như Yang Xili được hiểu là thành viên hỗ trợ cho cảnh sát địa phương, tuy nhiên, cảnh sát Thâm Quyến cho biết không có mối quan hệ chính thức nào giữa hai lực lượng này. “Tôi không biết ai phụ trách đội hỗ trợ cảnh sát” - Zhou Baojun, phát ngôn viên của Cục An ninh thành phố Thâm Quyến, cho biết.
Liu Li, Phó chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật cho rằng, cảnh sát chịu trách nhiệm cho sự “chỉ đạo chuyên nghiệp của đội hỗ trợ” và đội hỗ trợ chịu trách nhiệm “tuần tra những khu vực xung quanh và trợ giúp cảnh sát trong việc duy trì an ninh công cộng”.
Liu Li cho biết nguyên nhân khiến việc tuyển dụng lực lượng hỗ trợ này còn dễ dãi là do mức lương được trả và việc quản lý lực lượng này. “Mức lương trung bình của một một nhân viên hỗ trợ chỉ hơn 1.000 NDT (khoảng hơn 3 triệu VND), xấp xỉ mức lương tối thiểu một tháng của một người dân thành phố. Khó có thể tuyển dụng và quản lý những nhân viên này với một mức lương như vậy”.
Đây không phải là lần đầu tiên nhiều cuộc kêu gọi loại bỏ hệ thống hỗ trợ cảnh sát. Năm ngoái, nhà làm luật Zheng Xiaoqiong tại Quảng Đông cho biết: “Loại bỏ các đội trợ giúp cảnh sát sẽ là niềm hạnh phúc cho người dân thành phố Đông Hoản". Zheng đã nói vậy sau khi chứng kiến nhiều vụ án xảy ra có liên quan tới lực lượng này. 
Chính phủ đã yêu cầu các địa phương dần dần thanh loại hết lực lượng này từ năm 2004 nhưng quá trình diễn ra chậm chạm. Sau vụ việc chị Wang bị ức hiếp mới đây, các giới chức tại Quảng Châu cho biết có thể sẽ mở rộng lực lượng cảnh sát phụ tá và không thiết lập thêm đội hỗ trợ cảnh sát. Riêng ở Quảng Châu đã có hơn 100.000 nhân viên hỗ trợ và thành viên tuần tra khu vực.
Giáo sư Zhang Guoqing tại trường Đại học Peking cho biết đội hỗ trợ cảnh sát được thành lập vào những năm 1960. “Các thành viên thường làm việc bán thời gian và không được hưởng lương” - Zhang nói.  Hệ thống này đã giúp duy trì trật tự xã hội. Trong khi đó, Giáo sư Gu Xiaojin tại ĐH Thâm Quyến cho rằng: "Họ không biết giới hạn quyền hành của mình, hay những quy định họ phải tuân theo”.
                                                       (ĐVO) Minh Khuê (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét