Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh:

Hòa giải - cần sự chân thành

Cập nhật lúc 08:16  

Đó là là khẳng định của nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh (ảnh) trong cuộc trò chuyện với NTNN về vấn đề hòa giải dân tộc nhân ngày lễ lớn của dân tộc:, kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà ngoại giao lão luyện
Trong bộ pizama xắn quá đầu gối được gắn 2 miếng salonpas, ông vui vẻ ngồi tiếp chuyện chúng tôi trên chiếc giường cá nhân đầy các loại sách báo, tạp chí.
Trên chiếc bàn nhỏ đặt bộ ấm chén sứ Bát Tràng cũ và đầy các loại thuốc. Ông rút cuốn sổ tay ghi tên, điện thoại của chúng tôi một cách cẩn thận rồi đút cuốn sổ xuống chiếc gối ở đầu giường, ngước lên nhìn chăm chăm: “Các cậu đến sớm mới gặp được chứ mai kia là tôi phải đi Huế, rồi vào Nam tham gia các cuộc hội thảo sang đầu tháng 5 mới về”- giọng ông oang oang.
Ông bảo năm nào cũng vậy, cứ vào dịp 30.4 là các nơi lại mời ông tham gia hội thảo, mà đã tham gia thì lại phải có tham luận. “Tính mình nó thế. Đã không nói thì thôi. Nói là phải có cái mới, lần sau không trùng với lần trước thì người ta mới nghe”- nhấp một ngụm trà, ông từ tốn nói.
 Nha ngoai giao ky cuu Nguyen Khac Huynh: Hoa giai - can su chan thanh
Nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh (hàng thứ hai, ngoài cùng, bên trái) tại Hội nghị Paris.    Tư liệu
Có thể nói ông Nguyễn Khắc Huỳnh vừa là chứng nhân vừa là lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam. Sinh năm 1928, ông bắt đầu nghề ngoại giao sau khi chuyển từ Bộ Tổng tham mưu sang.
Ông từng là thành viên Đoàn đàm phán nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1968-1973, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Mozambique, Zimbabwe, Zambia. Những tác phẩm như “Ngoại giao Việt Nam- phương sách và nghệ thuật đàm phán”, “Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam, góc nhìn và suy ngẫm”, “Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris” và hàng loạt các bài phát biểu, tham luận khác của ông thực sự là những công trình nghiên cứu giá trị và bài học quý giá cho các nhà hoạt động ngoại giao Việt Nam.
Đàm phán Paris: Chuyện bây giờ mới kể
Trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của mình ông Huỳnh tự hào nhất là giai đoạn ông tham gia cuộc đàm phán “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, được ký kết ngày 27.1.1973, tại Paris. Sau này chúng ta hay gọi là Hiệp định Paris.
“Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, có lẽ chưa có cuộc đàm phán nào kéo dài như Hội nghị Paris. Gần 5 năm, với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng, đàm phán Paris là cuộc đấu trí giữa hai nền ngoại giao: Việt Nam và Mỹ.
Nhìn lại vị thế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán đến khi Mỹ đặt bút ký vào Hiệp định Paris, chính thức thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đã có nhiều khác biệt cơ bản. Từ một nước bị giày xéo trong bom đạn, cái mà Việt Nam đem đến bàn đàm phán là một tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập tự do của cả một dân tộc.
Những thắng lợi vang dội trên chiến trường Việt Nam, đặc biệt là cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không” là đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam”- ông Huỳnh nói.
Ông rót một ly nước, nắm chặt hai bàn tay, ngồi tư lự, dường như quên mất sự có mặt của chúng tôi. Một lúc sau, ông tủm tỉm cười: “Sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, 1968, anh Nguyễn Duy Trinh, lúc ấy là Bộ trưởng Ngoại giao, cho gọi tôi, anh Phan Hiền và anh Trần Hoàn lên, bảo: “Chúng ta chuẩn bị để đàm phán với Mỹ về lập lại hòa bình tại Việt Nam”. Nghe anh Trinh nói chúng tôi hiểu rằng nền ngoại giao Việt Nam bắt đầu bước vào một trong những giai đoạn quan trọng nhất của mình. Và tôi gắn với đàm phán Paris từ đó”. Thì ra ông Huỳnh đang nhớ về những ngày quan trọng nhất trong cuộc đời ông.
“Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chúng tôi đã phải tìm các tài liệu, đọc lại tất cả các cuộc đàm phán nổi tiếng trong lịch sử thế giới để đúc kết kinh nghiệm. Khi lên đường đi đàm phán, mục đích của chúng ta là kiên trì đấu tranh trong đàm phán để đạt mục tiêu cao nhất là Mỹ chấp nhận rút quân và chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó là cực kỳ khó khăn vì Mỹ rất mạnh, giành thắng lợi với Mỹ rất khó. Thắng như thế nào, thắng đến mức nào thì Mỹ chấp nhận được và kết quả Hiệp định Paris là phải đạt được mục tiêu đó”- nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh nói.
“Sau hơn 4 năm trời đàm phán, với rất nhiều thay đổi trên chiến trường, ta và Mỹ về cơ bản đã thống nhất được với nhau: Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên cuộc đàm tưởng như đã đi vào hồi kết thì tháng 12.1972 lại bế tắc chỉ vì hai từ… “Dân sự”.
Phía Mỹ, cụ thể là Kissinger tập trung đòi cho được "hai bên tôn trọng khu phi quân sự", để khẳng định 2 miền là hai quốc gia. Sau một tuần thảo luận, hai bên đi đến hai công thức gần giống nhau: "Hai bên sẽ thoả thuận về thể thức qua lại dân sự”- nghĩa là hai bên không được đưa quân đội qua lại. Tuy nhiên bất ngờ là từ Hà Nội điện sang: “Ta kiên quyết không ghi vấn đề khu phi quân sự theo cách của Mỹ”.
Trưởng đoàn đàm phán của ta là đồng chí Lê Đức Thọ xin dừng cuộc đàm phán để quay về Hà Nội xin ý kiến. Trước khi rời Paris ông dặn đi dặn lại Kissinger là Mỹ không được manh động và ông hứa là sau một tuần ông sẽ quay lại để ký hiệp định. Tuy nhiên phía Mỹ đã rêu rao rằng Việt Nam cố tình trì hoãn ký hiệp định và họ đã hành động: Ném bom B52 xuống Hà Nội và Hải Phòng để buộc Việt Nam phải ký hiệp định”- ông Huỳnh kể.
“Vậy, nếu không vì hai từ “Dân sự” thì liệu có tránh được việc Mỹ cho B52 thả bom xuống Hà Nội không?”- tôi hỏi ông Huỳnh. Trầm ngâm hồi lâu, ông Huỳnh nói: “Nixon muốn ký cho xong hiệp định trước Noel hoặc năm mới 1973. Trong hồi ký, Nixon thổ lộ: "Tôi nói với Kissinger và Haig rằng ngày 8.12 là thời hạn cuối cùng phải ký xong, trước khi Quốc hội họp lại".
Nixon tuy đắc cử, nhưng tình hình nước Mỹ rất căng thẳng, cả Thượng và Hạ viện đều do phái chủ hoà nắm. Đa số nghị sĩ đều muốn rút sớm, nếu cần thì bỏ Thiệu, chỉ cần lấy được tù binh Mỹ về… Vì vậy, nhân việc đồng chí Lê Đức Thọ về Hà Nội, chính quyền Nixon vu cáo ta kéo dài đàm phán. Mỹ dùng B52 đánh gấp để gây sức ép hòng sớm ký được hiệp định. Bằng chứng là ngày 18.12, bắt đầu đánh.
Ngày 22.12 Mỹ đã đề nghị ngừng bắn, nối lại đàm phán. Ở đây có điều trùng hợp: Cả hai phía đều thống nhất Mỹ đánh B52 là để gây sức ép. Phía Nixon thừa nhận: "Bất đắc dĩ tôi có quyết định mạnh mẽ nhất có thể thuyết phục Hà Nội rằng thương lượng một giải pháp công bằng tốt hơn tiếp tục chiến tranh". Còn Kissinger thì nói: "Nixon chọn con đường dùng vũ lực để ép một sự kết thúc (forcing a conclusion). Đồng chí Lê Đức Thọ về Hà Nội đã phải nói thẳng: “Dân sự hay quân sự thì có ý nghĩa gì đâu, vì quân ta đã đang nằm ở bên kia giới tuyến rồi”. Khi ấy Bộ Chính trị đồng ý. Ông quay sang Paris và hiệp định được ký kết.
Cần có sự thiện chí
Câu chuyện của chúng tôi với ông Nguyễn Khắc Huỳnh chuyển sang chủ đề hòa giải dân tộc. Chúng tôi nhắc tới chuyện các nhà lãnh đạo của ta đều khẳng định hòa giải dân tộc là việc cần làm đầu tiên sau giải phóng, nhưng đúng là chúng ta đã làm chưa được nhiều như kỳ vọng.
Trầm ngâm một lát, ông Huỳnh kể: “Cách đây chừng 15 năm khi tôi sang dự một cuộc hội thảo liên quan đến chiến tranh Việt Nam tại Trường Đại học Brown (Mỹ), Ban tổ chức đã bố trí một chương trình giao lưu với các giáo sư và khoảng 1.000 sinh viên của trường này. Một sinh viên hỏi tôi: Thưa ngài đại sứ, các ngài coi là “giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc” nhưng tại sao lại có chuyện hàng triệu người bỏ nước ra đi?”. Ngừng một lát ông Huỳnh quay sang chỉ vào tôi: “Nếu là cậu, cậu trả lời thế nào?”. Tôi trả lời xong, ông bảo: Nếu là thang điểm 10 thì cậu được 6 điểm thôi.
Hòa giải không phải là tự xưng tụng, nhắc đến chiến thắng của mình một cách cao ngạo. Hòa giải là vấn đề tự thân và tình cảm, tâm thế thì phải chân thành, khiêm nhường.  Vấn đề “hòa giải dân tộc” là một trong những nền tảng cơ bản của nước Việt để xây dựng một quốc gia phát triển hùng mạnh, có đầy đủ khả năng đối đầu với các thách thức nhiều mặt của thời đại”. 
Nguyến Khắc Huỳnh
 Ông cười: “Tôi đã trả lời thế này: Đó là chuyện rất đáng tiếc. Về nguyên nhân thì thứ nhất là trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội, các nhà chức trách Mỹ cũng như chính quyền Sài Gòn qua mấy đời Tổng thống đều tuyên truyền nếu quân đội miền Bắc về sẽ có nạn tắm máu. Sau 30.4.1975 nhiều người đã lo lắng chuyện “tắm máu” vì vậy việc đầu tiên họ tính là ra đi.

Có mấy loại người ra đi: Người thuộc chính quyền cũ, những người thấy làm ăn không thuận lợi, người giàu có và sau là những người sợ “tắm máu”. Ta phải quy trách nhiệm của Mỹ đầu tiên. Có một số người nữa thấy kinh tế Việt Nam đã nghèo lại còn bị chiến tranh tàn phá nên cũng kiếm đường ra đi.
Một lý do nữa, chúng tôi chiến trận thì thạo nhưng làm kinh tế chưa nắm được tình hình, chưa làm tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân nên họ bỏ ra đi.
Nguyên nhân cuối cùng là việc thống nhất đất nước qua con đường chiến tranh thì đã làm tốt nhưng việc tranh thủ lòng người thì chưa làm tốt, chưa thực hiện hòa hợp tốt. Tôi cũng bổ sung thêm: Dù nguyên nhân gì và những người ra đi khỏi Việt Nam như thế nào, chúng tôi luôn luôn coi họ thuộc dân tộc Việt Nam và luôn luôn sẵn sàng mở cửa để ai về thăm, ai về nước, ai liên lạc lại, cả ba mức đó chúng tôi đều chấp nhận, mở cửa rộng rãi. Tôi nói vậy, mọi người vỗ tay rất sôi nổi”.
Câu chuyện của chúng tôi với ông Huỳnh đã dần đi đến hồi kết. Trước khi tiễn chúng tôi ra cửa ông Huỳnh bảo: Con đường đi đến hòa giải còn rất gian nan nhưng là cần thiết, cần thiện chí chân thành của cả các bên và cũng cần thái độ, chính sách đúng đắn. Nhìn rộng hơn, đấy còn là vấn đề được đặt ra ở quy mô thế giới chứ không chỉ trong nội bộ nước ta.
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
(Theo Dân Viêt) Bình Thanh- Nguyên Khôi 

Những day dứt của các cựu binh Mỹ ngày trở lại Việt Nam

 Cập nhật lúc 07:23    

Day dứt với những hậu quả do chiến tranh gây ra, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại Việt Nam và có các hoạt động nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, trợ giúp các nạn nhân bom mìn, chất độc màu da cam.
 

Một nhóm cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã trở lại dải đất hình chữ S trong khuôn khổ chuyến thăm do Hội Cựu chiến binh vì Hòa Bình (VFP) của Mỹ tổ chức từ 16/4-2/5, đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.
Một vài người trong số họ từng quay trở lại Việt Nam nhưng cũng có một số chưa từng trở lại. Họ có những ký ước riêng để chia sẻ, nhưng đều day dứt về những hậu quả mà cuộc chiến để lại và có chung mong muốn góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng như thúc đẩy quan hệ song phương Việt-Mỹ. Họ đã đến Hà Nội trước khi thăm lại chiến trường xưa.
Suel Jones: Yêu Việt Nam ngay từ lần đầu trở lại
Cựu chiến binh Suel Jones 
Cựu chiến binh Suel Jones
Ông Suel Jones từng là lính thủy đánh bộ, tham chiến tại Đông Hà, Cam Lộ, Cửa Việt, Khe Sanh, Quảng Trị năm 1968. Jones nói ông ghét phải kể lại những việc đã làm trong chiến tranh, nhưng thừa nhận nhiệm vụ của ông cầm súng giết những người ở bên kia chiến tuyến.
Jones rời Việt Nam năm 1969 và trở lại lần đầu tiên năm 1998. Ông nói đã yêu Việt Nam ngay từ lần đầu trở lại ấy nên còn tiếp tục quay lại. Năm 2000, Jones chuyển tới sống tại Hà Nội và kể từ đó tới nay ông qua lại hàng năm giữa Mỹ và Việt Nam.
"Càng sống tại đất nước các bạn, tôi càng hiểu về đất nước, con người Việt Nam, yêu thẩm thực, phố phường. Tôi nhận ra mình rất yêu Việt Nam", cựu binh Mỹ tâm sự.
Ông nói Việt Nam đã thay đổi rất nhanh, ngoài sức tưởng tượng của ông. Trong lần trở lại này, ông đã rất ngạc nhiên với một con đường mới, to đẹp trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Thời mới trở lại Việt Nam, Jones nói những con đường còn rất nhỏ và ông phải bắt xe ôm ra sân bay.
Trong nhiều năm sau chiến tranh, Jones từng không nghĩ sẽ trở lại Việt Nam. "Nhưng khi trở lại rồi, người Việt Nam đã bắt tay tôi và cho tôi tình cảm thực sự và tôi không còn cảm thấy lo lắng. Tôi đã dặn mình không nghĩ về quá khứ nữa vì khi bạn sống trong quá khứ, bạn sẽ thấy đau khổ. Bạn nên hướng về tương lai, hi vọng. Tôi học điều này từ người dân Việt Nam".
Jones cho hay đã nhận ra rằng người Mỹ và người Việt có nhiều điểm chung. "Người Việt Nam rất yêu nước, tôi cũng yêu đất nước của tôi. Các bạn yêu gia đình và làm việc rất chăm chỉ. Tôi cũng yêu gia đình tôi và tôi cũng làm việc cần mẫn. Càng ngày tôi càng nhận ra rằng dù chúng ta sống cuộc sống khác nhau nhưng chúng ta có nhiều điểm tương đồng".
Ông trở lại nhiều lần để trợ giúp khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. Jones hiện là thành viên của tổ chức Cựu Chiến binh Mỹ vì Hòa bình (VFP). Tổ chức của ông hoạt độn nhiều nơi, trong đó có Quảng Trị. Họ trợ giúp rà phá bom mìn chưa nổ, giúp các nạn nhân chiến tranh xây lại nhà cửa hay phát quà cho họ. Jones nói ông cảm thấy rất vui khi làm những việc đó bởi nó phần nào khắc phục những hậu quả do chiến tranh gây ra, giúp ông cảm thấy thanh thản trong tâm hồn.
Rất may mắn là có nhiều cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Việt Nam và làm những điều rất nhỏ như dạy tiếng Anh cho trẻ em, Jones nói. Nhóm của ông đang cố gắng vận động nhiều hơn nữa các cựu chiến binh Mỹ để tham gia vào các hoạt động có ích như vậy.
Jones tâm sự ông giờ đã cao tuổi và có thể không sống được bao lâu nữa, nhưng các bạn trẻ không phải trải qua chiến tranh. Hai nước có tình bạn với nhau thế hệ trẻ phải cùng chung tay xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
“Tôi rất đồng ý với ý kiến của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius. Những năm 1998-99 tôi không thể tưởng tượng được Việt Nam lại thay đổi như bây giờ. Tôi nghĩ rằng câu nói của đại sứ rằng “Mọi thứ đều có thể” là hoàn toàn có thể xảy ra”, Jones nói.
Louis Andre: Tôi đã bị lừa dối khi là lính trẻ
Ông Louis Andre 
Ông Louis Andre
Louis Andre từng là lính đặc nhiệm của Mỹ, đóng quân tại vùng núi ở tỉnh Quảng Trị. Ông rời Việt Nam tháng 2/1970, sau đó ra quân và trở thành một công dân bình thường.
Andre nói ông đã mạnh mẽ phản đối chiến tranh Việt Nam sau khi rời quân ngũ. Ông đã tuần hành để phản đối chiến tranh, tham gia cùng các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
Chiến tranh dần lùi xa khi Andre lập gia đình và có 3 con. Ông không trò chuyện hay gặp gỡ ai từ thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng 5 năm trước, một cựu chiến binh cùng nhóm với ông đã đổ bệnh do chất độc da cam và muốn Adnre tìm lại các cựu chiến binh còn sống sau chiến tranh.
Sau đó, Andre đã dành thời gian để quan tâm tới hậu quả của cuộc chiến. “Cho dù kết cục có thế nào, chúng tôi cũng phải giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra… Những điều tồi tệ chúng tôi từng làm trong chiến tranh đã để lại hậu quả lâu dài. Những gì chúng tôi gây ra là những điều chúng tôi bị lừa dối khi còn trẻ và đã đến lúc mỗi cá nhân như tôi nên tham gia vào việc có thể làm điều gì đó để khắc phục các hậu quả đó”.
Trong chuyến thăm lại Việt Nam lần đầu tiên, ông Andre đã đưa người vợ Dena đi cùng. Họ cũng có kế hoạch thăm lại chiến trường cũ ở Quảng Trị.
Andre nói ông đã quyền tiền cho việc rà phá bom mìn tại Quảng Trị và đang kêu gọi các chiến binh khác, cũng như những người không phải cựu chiến binh, hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
“Tôi sẽ tiếp tục quyên góp thêm tiền cho Dự án Renew tại Quảng Trị để giúp đỡ rà phá bom mìn và nạn nhân chất độc da cam. Tôi sẽ khuyến khích các cựu binh khác tham giao vào những việc mà tôi đang làm”.
Trong vài thập niên, Mỹ đã từ chối thừa nhận hậu quả đối với những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Nhưng Andre nói ông đã nhìn thấy sự đổi và hi vọng điều đó sẽ tiếp tục.
Andre nói hiện nay vẫn có một số người nghĩ rằng khó có thể cải thiện quan hệ với Việt Nam nhưng ông khẳng định số đó rất ít.
“Giờ đây có nhiều hoạt động của Mỹ tại Việt Nam, các hoạt động đầu tư, du lịch. Tôi mong trong tương lai sẽ có nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ”.
Frank Campbell: Chiến tranh không bao giờ là câu trả lời cho bất kỳ vấn đề gì
Cựu chiến binh Frank Campbell 
Cựu chiến binh Frank Campbell
Cựu chiến binh Frank Campell kể rằng khi tham chiến tại Việt Nam, ông là thuyền trưởng trên tàu hải quân Mỹ đóng ở Biển Đông. Vì vậy, ông không tiếp xúc với người dân Việt Nam khi đó và ông cũng chưa bao giờ nghĩ Việt Nam là kẻ thù. Nhưng ký ức chiến tranh trong ông là những hậu quả do bom mìn gây ra, các hố sâu để lại sau các vụ ném bom của máy bay B-52.
“Sau khi trở về nước, tôi đã vận động mọi người từng tham gia cuộc chiến nói lên tiếng nói của mình để phản đối chiến tranh nói chung. Tôi cho rằng chiến tranh không bao giờ là câu trả lời cho bất kỳ vấn đề gì, không có kẻ thắng người thua trong chiến tranh”.
Đây là lần đầu tiên Campbell trở lại Việt nam từ năm 1974. “Tôi rất xúc động và ngạc nhiên trước sự thay đổi của Việt Nam. Sân bay hiện đại, mọi thứ rất hiện đại, rất nhiều hoạt động đang diễn ra ở ngoài kia Đó là những điều mà tôi chưa từng nghĩ đến khi tôi ở đây trong chiến tranh”.
Campbell cũng thừa nhận rằng dù chiến tranh đã qua lâu rồi nhưng hậu quả vẫn còn rất nhiều, như trong vấn đề chất độc da cam. Ông nói không chỉ người Việt Nam mà người Mỹ cũng phải chịu đựng hậu quả của chiến tranh.
Nói về quan hệ 2 nước, Campbell cho biết ông nghĩ mọi việc đang đi đúng hướng và còn nhiều điều để 2 nước có thể thực hiện cùng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ, hàn gắn chiến tranh như các chương trình hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, các chương trình trao đổi hơn nữa sinh viên giữa hai nước…
(Theo Dân Trí) An Bình

TP.HCM: Đường phố rợp cờ hoa chào mừng ngày đại lễ 30/4

Cập nhật lúc 06:30  

Đường phố TPHCM ngập tràn cờ hoa, sắc màu trước ngày đại lễ 30/4 - ngày trọng đại của dân tộc, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.  

30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Khu vực trước chợ Bến Thành, trung tâm của TPHCM ngập tràn cờ hoa, banner chào mừng ngày lễ trọng đại của dân tộc 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Cờ Tổ quốc xuất hiện trên một góc phố Sài Gòn. 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Biểu trưng của chiến thắng 30.4 lịch sử hiện diện trên phố trung tâm TPHCM
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Sắc vàng điểm tô trên phố 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Sắc đỏ trải dài trên đường Pasteur, quận 1  
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Cờ được treo khắp nơi trên các con đường, tạo nên một không khí đầy trang trọng
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ

30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Cờ Tổ Quốc được treo trong các con hẻm, khu chung cư  

30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Banner chào mừng lễ 30/4 trên đường Đồng Khởi 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Sáng nay, TPHCM đã chính thức khai trương quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, công trình tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố  
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Người dân háo hức chụp ảnh bên đài phun nước trên phố đi bộ 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Cảnh yên bình trên phố đi bộ Nguyễn Huệ   
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Từ phố đi bộ Nguyễn Huệ có thể thấy phía trước là tượng đài Bác Hồ sẽ được ra mắt trong ngày 30/4 
30.4, giải phóng, Sài Gòn, TPHCM, phố đi bộ, Nguyễn Huệ
Hội trường Thống Nhất - nơi ghi dấu ấn lịch sử 40 năm trước được trang hoàng lộng lẫy trước đại lễ 30/4
(Theo VietNamnet) Đinh Tuấn

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Chiến tranh Việt Nam qua ống kính của nhà báo đoạt giải Pulitzer


Cập nhật lúc 20:55

Nhà báo Kyoichi Sawada (1936-1970), người Nhật Bản, làm việc cho Hãng thông tấn UPI (United Press International) và được giao nhiệm vụ tường thuật chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada
Bức ảnh Escape for safe (Lánh nạn)
Ngày 6.9.1965, Kyoichi Sawada chụp bức ảnh Escape for safe (Lánh nạn) tại làng Lộc Thượng (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định). Năm sau, tác phẩm này được giải Pulitzer, một trong những giải thưởng danh giá trong lĩnh vực báo chí.
Trong ảnh Escape for safe là hai người phụ nữ và ba em bé dìu nhau dưới nước chạy trốn cuộc càn quét, không kích của lính Mỹ vào làng Lộc Thượng. Hiện có 3 nhân vật trong bức ảnh vẫn còn sống là ông Nguyễn Văn Anh (64 tuổi), em gái ông Anh là Nguyễn Thị Kim Liên (58 tuổi) và bà Nguyễn Thị Huệ (52 tuổi). Hai người phụ nữ trong bức ảnh đã mất là bà Trần Thị Ba (mẹ ông Anh) và bà Lê Thị Đào (mẹ bà Huệ).
Năm 1970, Kyoichi Sawada bị chết khi đang tác nghiệp tại Campuchia.
Năm 1989, người vợ góa của Kyoichi Sawada đến thăm làng Lộc Thượng và tặng cho gia đình ông Nguyễn Văn Anh một tập album về những bức ảnh mà Sawada chụp ở Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia từ năm 1954-1970.
Trong tập album, có rất nhiều hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong những trận càn của Mỹ vào các năm từ 1965-1970.
Thanh Niên Online xin giới thiệu những tác phẩm của Kyoichi Sawada đang được gia đình ông Anh lưu giữ. 

Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 2
Một phụ nữ Việt Nam đầy lo lắng trước họng súng của lính Mỹ (ảnh chụp tại phía bắc Quy Nhơn ngày 6.9.1965, cùng ngày với bức ảnh Escape for safe)
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 3Nhà cửa bị bom đạn phá đổ nát, người dân bị lính Mỹ lùa ra ngoài (ảnh chụp tại phía bắc Quy Nhơn ngày 6.9.1965, cùng ngày với bức ảnh Escape for safe)
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 4Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị lính Mỹ bắt dồn lại một nơi, mọi ánh mắt đầy lo sợ, nhiều người rơi nước mắt
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 5Một góc phố hoang tàn, đổ nát bởi bom đạn, ảnh được chụp vào ngày 28.2.1968
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 6Một gia đình Việt Nam gồng gánh, dắt nhau đi lánh chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 7
Lính Mỹ bế cháu bé người Việt Nam chạy ra khỏi vùng nguy hiểm
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 8Trẻ em ở phía bắc Đà Nẵng 16 km bị dồn ra rừng dương ven biển trong trận càn ngày 25.10.1967
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 9Lính Mỹ chăm sóc một trẻ em Việt Nam bị thương
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 10Người mẹ và hai đứa con bị lính Mỹ dồn ra bãi đất trống, ảnh chụp ngày 18.5.1967
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 11Người dân trong ấp chiến lược của Mỹ, hình ảnh tại Bến Súc ngày 14.1.1967
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 12Binh lính chính quyền Sài Gòn bị thương vào ngày 22.10.1965 tại Plei Me
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 13Một người dân Việt Nam bị lính Mỹ bắt
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 14
Một thanh niên ở Cha Lai, Quảng Nam bị bắt, trói tay vào ngày 20.8.1965
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 16Hai cụ già Việt Nam sắp bị lính Mỹ xử bắn
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 17Cả gia đình đau thương vì có người thân bị trúng đạn chết vào ngày 11.9.1966, địa diểm được tác giả chú thích là Gia Le (không có dấu)
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 18Lính Mỹ khiêng xác một đồng đội đã chết, ảnh chụp ở phía nam Đà Nẵng 40 km vào năm 1966
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 19Hình ảnh tại Chu Lai (Quảng Nam) năm 1965
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 21Đường phố Sài Gòn ngày 19.6.1966
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 22Lính Mỹ tại Quy Nhơn năm 1965
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 23Người dân huyện Phù Mỹ (Bình Định) chạy giặc
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 24 Cô gái Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 25Nhà báo Kyoichi Sawada tại Sài Gòn năm 1965
Chiến tranh Việt Nam 1965 -1970 qua ống kính nhà báo Kyoichi Sawada 26Ông Nguyễn Văn Anh, nhân vật cậu bé trai trong tác phẩm Escape for safe, người lưu giữ nhiều bức ảnh của Kyoichi Sawada - Ảnh: Hoàng Trọng
 (Theo Thanh Niên) Hoàng Trọng