Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Bất ngờ: Cựu binh Mỹ-EU gia nhập... ly khai đông Ukraine
Cập nhật lúc 17:01             
 (Lực lượng vũ trang) - Trong lực lượng ly khai đông Ukraine có rất nhiều cựu binh Mỹ và phương Tây, như Pháp, Anh, Đức… với các loại vũ khí tồn kho dưới thời Liên Xô.
Trong lúc Kiev và các nước phương Tây ra sức chứng minh rằng Nga duy trì quân đội bên trong lãnh thổ Ukraine giúp đỡ phe ly khai thì kênh RT lại chỉ ra một điều khó tin. Nhiều công dân Mỹ và các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức đã rời đất nước để làm quân tình nguyện chiến đấu cho phe ly khai.
Hôm 28-8 vừa qua, trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, ông Alexander Zaharchenko - Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) đã tiết lộ, số quân tình nguyện trong lực lượng dân quân là vào khoảng 3.000-4.000 người, thiếu sự giúp đỡ của họ lực lượng dân quân sẽ vô cùng khó khăn.
Ông cũng cho biết rằng, trong số các "dân quân tự vệ" có những tình nguyện viên từ Nga, đặc biệt là các cựu quân nhân và họ có mặt ở Donbass bởi không thể thờ ơ với số phận người gốc Nga tại đây.
Khá nhiều trong số họ đã trở về Nga nhưng phần đông vẫn đang chiến đấu và đã có những trường hợp hy sinh anh dũng.
Đứng trong hàng ngũ của "dân quân tự vệ" DNR không chỉ có các tình nguyện viên người Nga, mà còn có nhiều quốc gia khác, đặc biệt là người Hy Lạp.
Tờ “Người đưa tin Athens” cũng cho biết, cộng đồng đông đảo người Hy Lạp sống ở phía đông Ukraine, tại Mariupol có cả trường đại học Hy Lạp “Biển Đen”.
 Ukraine nói rằng thất bại dưới tay quân Nga chứ không phải quân ly khai
Ukraine nói rằng thất bại dưới tay quân Nga chứ không phải quân ly khai
Tờ báo lưu ý, “Liên bang thống nhất Novorossia” chiến đấu "cho các giá trị nhân ái truyền thống" nên trong hàng ngũ của "dân quân tự vệ" có đại diện từ nhiều các quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia châu Âu. Lực lượng dân quân có tới hai tiểu đoàn người Serbia và đặc biệt là 25 người Mỹ.
Trong mấy ngày qua, 4 cựu quân nhân Pháp đã đến miền đông Ukraine, sát cánh với lực lượng lý khai chống lại quân chính phủ. "Đây là cuộc chiến tranh của chúng tôi, là cuộc chiến của mọi người", chiến binh người Pháp trong lực lượng bảo vệ vùng Donbass mang tên Guillaume nói với phóng viên của RT.
Một tình nguyện viên khác là anh Nikola, 25 tuổi từng là một người lính chuyên nghiệp trong hàng ngũ quân đội Pháp trong 5 năm. Bây giờ Nikola mang tất cả các kỹ năng của mình ra sử dụng và phổ biến cho mọi người ở miền Đông Ukraine.
Cùng với đội ngũ chiến binh tình nguyện nước ngoài khác, Nikola đã góp phần hướng dẫn cho các chiến binh ly khai cách tổ chức đánh du kích trong đô thị để chống lại quân Kiev.
 Phút nghỉ ngơi của binh lính ly khai ở ngoại ô Donetsk
Phút nghỉ ngơi của binh lính quân ly khai ở ngoại ô Donetsk
"Đây chính xác là lực lượng quân đội của người dân, họ không phải là lính đánh thuê hoặc lính đánh trận chuyên nghiệp, vì vậy họ cần hướng dẫn và họ chiến đấu thực sự có lý tưởng chiến đấu, điều đó làm nên sức mạnh tinh thần của họ, trong khi quân đội Kiev là con rối NATO nên không có bất cứ lý tưởng nào” - Nikola nói với RT.
Những người lính địa phương thực sự có lý tưởng chiến đấu, họ chiến đấu cho chính mảnh đất nơi họ đang sống, trong khi quân đội Kiev là con rối NATO nên không có bất cứ lý tưởng nào. Họ đông nhưng không có lý tưởng chiến đấu và họ không thực sự biết lý do tại sao họ phải chiến đấu và chống lại ai" - Nikola nói.
Về một khía cạnh khác, trong khi Washington, Brussels và Kiev thi nhau tố cáo Moscow tuồn vũ khí cho lực lượng ly khai thì ngày 30-8, đại diện dân quân Donbass tuyên bố, họ đã sử dụng những vũ khí tìm thấy trong các kho dự trữ ở Ukraine từ thời Liên Xô và các vũ khí chiến lợi phẩm thu được của quân chính phủ.
Thứ trưởng Quốc phòng Anatoly Antonov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti rằng, trên lãnh thổ Ukraine, vốn là một phần của Liên bang Xô viết, từng có rất nhiều kho quân sự lưu trữ các loại vũ khí khác nhau. Khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine giữ lại hàng triệu súng trường, mìn, các hệ thống pháo và nhiều loại vũ khí khác.
 Chiến binh tình nguyện người Pháp Nikola
Chiến binh tình nguyện người Pháp Nikola
Thứ trưởng Nga nói thêm là khu vực chiến sự đang diễn ra ngày hôm nay với hoạt động trừng phạt của Kiev cũng không là ngoại lệ vì chúng có rất nhiều kho vũ khí và chúng đã được lực lượng dân quân khai thác. Hơn nữa, số lượng vũ khí thu được của quân đội Ukraine cũng rất lớn nên lực lượng dân quân thừa đủ để sử dụng.
Thứ trưởng Antonov kết luận, do vậy, những thông tin do Mỹ, phương Tây và Ukraine tuyên bố Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân là hoàn toàn sai sự thật. Điều này cũng có cơ sở khi liên hệ với số liệu hack được từ kho dữ liệu của quân đội Ukraine, do nhóm hacker nổi tiếng CyberBerkut công bố hôm 28-8.
Nhóm hacker này đưa ra một số liệu kinh hoàng là chỉ riêng trong tuần từ ngày 16 đến 23-8, lực lượng ly khai đã chiếm 14 xe tăng T-64, 25 xe chiến đấu bộ binh, 18 xe bọc thép, 1 xe bọc thép trinh sát/tuần tra, 1 bệ phóng tên lửa đa nòng Uragan, hai pháo tự hành Gvozdika, 4 pháo D-30, 4 súng cối, 1 hệ thống phòng không ZU-23-2  và 33 phương tiện vận tải khác.
Còn tính trong vòng hơn 1 tháng (từ ngày 20-7 đến 23-8), quân đội Ukraine đã mất tới 79 xe tăng T-64, 94 xe chiến đấu bộ binh, 57 xe bọc thép và 24 hệ thống tên lửa Grad vào tay lực lượng ly khai của Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk. Nếu trong suốt cuộc chiến thì có lẽ con số này đã lên đến hàng trăm đơn vị mỗi loại.

(Theo Đất Việt) Toàn Thắng

Tôi chưa vào Đảng

Cập nhật lúc 16:30             

TT - Chia sẻ với những suy nghĩ của ông Vũ Ngọc Hoàng - phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, TS Lê Nguyễn Minh Quang đã có những suy nghĩ đầy trăn trở với đất nước..

TS Lê Nguyễn Minh Quang, tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche, cùng nhân viên ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” - Ảnh: Minh Đức
Xin bắt đầu bằng câu chuyện về buổi họp mặt bạn bè cũ thời học phổ thông ở Trường cấp 2 Kiến Thiết, Q.3, TP.HCM của chúng tôi vừa được tổ chức.
Đã mấy chục năm gặp lại, bạn bè mỗi đứa một cuộc đời nhưng tất cả vẫn bồi hồi xúc động nhắc chuyện ngày ấy làm kế hoạch nhỏ, những đứa trẻ chúng tôi đã đến bãi sắt vụn kéo về sân trường cả một chiếc vỏ ôtô bị vứt bỏ.
Ngày ấy, Đội, Đoàn có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh lắm. Hình ảnh đội viên sáng sáng tập thể dục, làm vệ sinh khu phố, tối tập nghi thức, sinh hoạt, hát ca, đoàn viên với những chương trình hành động xung kích, giữ gìn trật tự đường phố, giúp đỡ người già, dìu dắt trẻ em... cho tôi một lý tưởng phụng sự xã hội cao đẹp.
Tôi từng ấp ủ ước mơ và vui sướng biết bao nhiêu khi được vào Đội, vào Đoàn.
Vào Đảng bây giờ có thật sự để được cống hiến?
"Tôi mong hãy có thêm lần đột phá tư tưởng thứ ba: bất kể là ai, nếu có đức, có tài thì người đó phải được trọng dụng, được tạo cơ hội để đóng góp một cách tốt nhất cho đất nước"
LÊ NGUYỄN MINH QUANG
Vậy tại sao tôi lại chưa vào Đảng? Do tôi được đào tạo bài bản về ngành xây dựng và quản lý, được đánh giá là có chuyên môn, có năng lực, lãnh đạo thành phố có lần đề nghị tôi tham gia công tác quản lý ở Sở Xây dựng hay Sở giao thông vận tải. Và yêu cầu tiên quyết là tôi phải là một đảng viên.
Là một con dân thành phố, tôi rất khát khao được cống hiến khả năng của mình cho thành phố này, nhưng câu hỏi đặt ra là: tôi sẽ cống hiến bằng năng lực chuyên môn của mình hay bằng những buổi sinh hoạt Đảng?
Tất nhiên là bằng chuyên môn và nhiệt tâm, các anh chị lãnh đạo trả lời. Vậy tại sao điều kiện cần nhất lại là: phải là đảng viên?
Không giống như thời chiến tranh, thời đảng viên luôn là những người đi đầu, người dấn thân, tôi cảm thấy mục đích vào Đảng của mọi người hiện giờ hơi mơ hồ.
Vào Đảng bây giờ có thật sự để được cống hiến, phục vụ xã hội tốt hơn không, hay chỉ đơn giản là để được thăng tiến trong sự nghiệp?
Bao năm nay không phải là đảng viên, tôi vẫn phấn đấu hết sức cho công việc của mình, vẫn cố gắng làm nhiều điều có ích cho xã hội.
Bây giờ làm đơn xin vào Đảng, mục đích của tôi sẽ là gì nếu không phải là để được bổ nhiệm chức vụ? Nếu vậy, tôi cảm thấy đó là một việc làm không phải với Đảng, với lý tưởng, ước mơ của tôi, không phải với chính bản thân mình...
Vì những câu hỏi không trả lời được đó, vì những lý do đó, tôi chưa làm hồ sơ xin được kết nạp, dù trong thâm tâm cũng rất tiếc vì không có cơ hội cống hiến nhiều hơn.
Hãy đột phá tư tưởng lần thứ ba
Trong quá trình xây dựng kinh tế sau ngày thống nhất, Việt Nam đã có hai lần thay đổi quan điểm, có thể coi là cách mạng tư tưởng rất thành công: Một: không còn coi tư hữu ruộng đất là di sản của chế độ phong kiến, trả ruộng đất về cho người dân. Chỉ sau hai năm, từ một nước đói ăn, chúng ta đã có gạo xuất khẩu.
Hai: công nhận kinh tế tư nhân, coi doanh nhân là một thành phần đóng góp lớn cho xã hội. Quan điểm này đã khiến thay đổi cả diện mạo đất nước.
Tôi mong hãy có thêm lần đột phá tư tưởng thứ ba: bất kể là ai, nếu có đức, có tài thì người đó phải được trọng dụng, được tạo cơ hội để đóng góp một cách tốt nhất cho đất nước.
Khi tư tưởng đó được áp dụng từ trên xuống dưới sẽ tạo ra làn sóng trong xã hội, những người có thực tài, thực tâm được giao những vị trí thích hợp để làm việc thì lo gì đất nước ta không nắm được cơ hội để phát triển.
Hãy nhớ lại những ngày đầu xây dựng chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ quanh Người đội ngũ nhân sĩ trí thức đông đảo, nhiệt huyết giữa hoàn cảnh vô vàn khó khăn.
Đa số họ là những người ngoài Đảng. Họ đến với chính quyền vô vụ lợi bằng lòng yêu nước, thiện tâm, thiện chí với đất nước. Sau này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng có nhóm cố vấn là những trí thức như thế.
Tôi biết Đảng hiện giờ vẫn khẳng định rằng cơ hội là công bằng với mọi người, nhưng thực tế thì không thấy có ai ở ngoài Đảng được bổ nhiệm những vị trí quan trọng, quyết định.
Song song đó, tất nhiên Đảng vẫn phải phát triển đội ngũ của mình. Để thu hút được những thành phần ưu tú nhất (như lý tưởng của Đảng, lý thuyết của Đảng) thì đảng viên phải thật sự xứng đáng là những tấm gương để người khác noi theo. Những đảng viên hãy tự hỏi mình xem họ có thật sự mong muốn và giúp Đảng tốt lên bằng mỗi hành động của mình hay không?
Trách nhiệm cá nhân hiệu quả hơn tập thể
Năm 2000, tôi có viết một lá thư gửi Thủ tướng Chính phủ, góp ý về chính sách sử dụng nhân tài, thu hút du học sinh về nước làm việc, trong đó có đề nghị việc cần thay đổi quan điểm về quy trình đề cử, bổ nhiệm.
Nếu chỉ lấy người trong bộ máy, đội ngũ có sẵn sẽ dẫn đến việc không công khai minh bạch, dẫn đến nạn “con ông cháu cha”, dẫn đến tình trạng người có tài không được sử dụng...
Lãnh đạo thành phố lúc đó cũng mời tôi đến, chia sẻ rất cởi mở và chân thành với những suy nghĩ ấy.
Và ông có nói một câu khiến tôi nhớ và suy ngẫm đến tận hôm nay: “Tôi rất muốn bổ nhiệm các giám đốc sở là những người giỏi chuyên môn đang ở ngoài tổ chức Đảng, nhưng mười ông giám đốc sở là đảng viên làm sai thì đó là trách nhiệm của tập thể đảng bộ, một ông giám đốc sở không phải đảng viên làm sai thì là trách nhiệm của cá nhân tôi”.
Rất đồng cảm với ông, nhưng thổ lộ ấy khiến tôi suy nghĩ và để tâm nghiên cứu về sự khác nhau giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân. Khoa học quản lý đã chứng minh rằng: không thể nào trách nhiệm tập thể lại có hiệu quả hơn trách nhiệm cá nhân.
Khi làm việc, chúng ta nên định hướng, bàn bạc, thảo luận với tập thể, nhưng khi quyết định phải có phân cấp trách nhiệm cho từng cá nhân. Nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới đây trên toàn thế giới, khuôn vào ba nước tôi đã học tập, làm việc, nghiên cứu trong giai đoạn này là Pháp, Mỹ, Singapore thì thấy rõ: trong khi Singapore và Mỹ đã hồi phục khá nhanh chóng thì kinh tế Pháp vẫn trì trệ, vẫn chìm sâu trong khủng hoảng.
Một trong những lý do chính là sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp cho các công ty, tập đoàn có vốn lớn của nhà nước đã tạo nên sức ỳ, tư tưởng trách nhiệm tập thể trong các đơn vị ấy rất nặng, nhưng tất nhiên không nặng bằng ở Việt Nam.
Singapore cũng có những tập đoàn lớn của nhà nước, nhưng cá nhân lãnh đạo phải gánh trách nhiệm rất nặng nề. Như ở Tập đoàn Temasek, chủ tịch chính là vợ ông Lý Hiển Long, nhưng vẫn bị mổ xẻ về trách nhiệm trong thời kỳ khủng hoảng, dẫn đến việc bà phải thay đổi cả bộ máy lãnh đạo...
Singapore, tinh thần của ông Lý Quang Diệu thấm đẫm mọi tổ chức: trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu phải là lớn nhất, kèm theo đó là danh dự của họ và mức lương cao tương ứng.
Trong ngành giao thông, xây dựng của chúng tôi, mỗi khi có vấn đề không hay ở một dự án lớn thì luôn nghe được điệp khúc quen thuộc “trách nhiệm thuộc về bộ, cục” mà không thấy tên ai cả. Quy chế trách nhiệm tập thể của chúng ta về lý thuyết là để cá nhân được tập thể chi bộ giám sát, nhưng rồi tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra.
Thời gian gần đây tôi mới được thấy bộ trưởng quy trách nhiệm cho cá nhân người đứng đầu. Tôi cho rằng đó là tín hiệu tốt, cần phải nhân rộng ra toàn xã hội. Và thay đổi sẽ đến từ đó.

LÊ NGUYỄN MINH QUANG
(tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam)
P.VŨ ghi

Mỹ sẽ bán vũ khí cho Việt Nam dù có ý kiến bàn lui

Cập nhật lúc 16:16            

(Tin Nóng) Tuy vẫn còn những ý kiến bàn lui trong Quốc hội Mỹ về việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng lệnh này sẽ vẫn được nới lỏng để đối phó với một Trung Quốc hung hăng, theo ý kiến của một chuyên gia quân sự trên tạp chí National Defense (Mỹ) ngày 29.8.

 Với mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đang ấm lên, người ta đang đặt câu hỏi về việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam.
Một số quan chức chính phủ ở cả Mỹ và Việt Nam đang vận động để dỡ bỏ lệnh cấm trên, với lý do cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam khi đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên, theo một báo cáo tư vấn gần đây của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ).
Trong thập kỷ qua, Mỹ đã phát triển một quan hệ cộng tác chặt chẽ với Việt Nam, và quân đội hai nước đã có mối quan hệ chiến lược gần gũi. Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 8.2014 và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel dự tính sẽ đến Việt Nam vào tháng 11, theo CSIS.
Mặc dù có những tiến bộ trong quan hệ hai nước, đến nay Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương với cái cớ về nhân quyền.
Tuy nhiên, việc xem xét dỡ bỏ lệnh cấm này đã được khởi động kể từ đầu mùa hè năm nay.
Với sự hỗ trợ từ những người ủng hộ như Thượng nghị sĩ John McCain (Đảng Cộng hoà), Ted Osius, tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, các cuộc hội đàm về bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã gia tăng. Các quan chức Việt Nam cũng ủng hộ việc bỏ lệnh cấm này.
Ông Daniel Darling, chuyên gia phân tích thị trường quân sự châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Dự báo quốc tế (Forecast International, ở bang Connecticut, Mỹ), nhận xét rằng quá trình nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam tuy diễn ra chậm nhưng tiến triển ổn định từ giữa thập kỷ qua.
Quan hệ giữa hai nước đã ấm lên đáng kể từ thời chính quyền Clinton, và tiếp tục cải thiện dưới thời chính quyền Bush và Obama sau đó, ông Darling nói.
“Mỹ và Việt Nam chia sẻ các mối quan hệ kinh tế, quan tâm về an ninh hàng hải, và đặc biệt lo ngại về những tham vọng lâu dài của Trung Quốc”, theo ông Darling.
Các vấn đề liên quan đến Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích thương mại và an ninh hàng hải của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vị trí của Việt Nam tạo cho nước này một chỗ đứng địa lý mạnh mẽ trong khu vực. Và trong khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu đời, sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đã trở thành một chất xúc tác để thảo luận việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí.
Chuyên gia Darling nói rõ hơn: "Sự cố mới nhất hồi tháng 5 liên quan đến việc công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu ở vùng biển Việt Nam đã gây ra sự phản đối công khai tại Việt Nam".
Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc như là một động lực để dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí có thể không tạo nên một liên minh hiệu quả giữa Mỹ và Việt Nam.
Chẳng hạn, ông Olivia Enos, một trợ lý nghiên cứu tại Viện Davis nghiên cứu An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại (thuộc Quỹ Heritage Foundation) thì cho rằng: "Không còn nghi ngờ rằng sự hung hăng của Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất. Ngoài ra còn có một thực tế là Việt Nam không nhất thiết phải chia sẻ lợi ích của Mỹ trong việc tạo thế cân bằng với Trung Quốc, một giả định làm nền tảng cho nhiều vận động về vấn đề này".
Còn theo báo cáo của CSIS, một vài quan chức ở Washington lo ngại việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc làm họ có nguy cơ mất đòn bẩy về các vấn đề nhân quyền.
Nếu gạt những vấn đề này sang một bên, thì việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ có ít tác động đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, khi ngân sách quốc phòng Việt Nam được cho là vào khoảng 3 - 3,5 tỉ USD/năm, nghĩa là có sức mua hạn chế để mở rộng kho vũ khí, theo ông Darling. Việt Nam cũng duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga khi mua vũ khí.
Binh luận về những ý kiến bàn lui về việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, chuyên gia Darling nói: “Trong khi chuyến thăm gần đây của đại tướng Martin Dempsey đến TP.HCM là một chỉ báo tốt cho việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước, thì việc thúc đẩy tiến trình này sớm hơn vẫn còn là một câu hỏi.
Nhiều người trong Quốc hội Mỹ tiếp tục nêu ý kiến về vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhưng những mối quan tâm nhân quyền tương tự trong quốc hội với Indonesia đã không ngăn cản chính quyền trước đó bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Indonesia. Nếu ta xem đây là một đối tác có giá trị trong việc cùng chống lại hải tặc đang gia tăng, chống lại việc buôn lậu vũ khí hay với một đối thủ chiến lược, thì các trường hợp ngoại lệ sẽ hầu như luôn được thực hiện".

(Theo Thanh niên) Anh Sơn

Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Cập nhật lúc 08:01             

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ ca ngợi quan hệ đối tác Việt-Mỹ và mong đợi lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao 2 nước.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 69 Quốc khánh Việt Nam, hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gửi thông điệp chúc mừng.

 Ngoại trưởng, John Kerry, quốc khánh
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: AP
Mở đầu thông điệp, Ngoại trưởng John Kerry nêu rõ: “Thay mặt Tổng thống Obama và nhân dân Mỹ, tôi hân hoan chúc mừng nhân dân Việt Nam, nhân dịp các bạn kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9".
Thông điệp của Ngoại trưởng Kerry có đoạn nhấn mạnh, mối quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển theo những cách mà nhiều người sẽ không bao giờ có thể dự đoán được. Hai nước đã vượt qua quá khứ chiến tranh và sự chia rẽ. Trong những năm sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ và hai nước đạt được bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại, Việt Nam đã trở thành một nước hiện đại, một đối tác quan trọng đối với Mỹ. Việt Nam là một đất nước năng động và Việt Nam đang chuyển mình.
Nhắc lại chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2013, lần đầu tiên trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Kerry cho biết ông đã gặp Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để thảo luận về bước đi tiếp theo, khi hai nước đang thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ trên tất cả các lĩnh vực, từ thương mại và đầu tư, đến giao lưu nhân dân.
Đồng thời, Ngoại trưởng Kerry bày tỏ tự hào, khi còn là một Thượng nghị sỹ, đã đi đầu nỗ lực thiết lập chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông cũng tự hào không kém khi Mỹ đang làm việc với Chính phủ Việt Nam để thành lập Đại học Fulbright trong tương lai gần.
Ngoại trưởng Kerry cho rằng, trong 19 năm qua, Việt Nam đã đạt được một bước tiến dài. Và mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ đã đồng hành với sự phát triển của Việt Nam. Ngoại trưởng Kerry một lần nữa nhấn mạnh thật cảm động và thỏa mãn khi là một đối tác của nhân dân Việt Nam trong nỗ lực đó, ông trông đợi dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2015.
Theo VOV

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Phát hiện loài bọ ve siêu nhỏ trên mặt và đầu con người

 Cập nhật lúc 20:26

(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại ve siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, sống trên đầu và mặt của con người.

Các nhà khoa học của trường Đại học bang North Carolina (Mỹ) vừa phát hiện một loại ve sinh sống trên 100% số người tham gia nghiên cứu. Loài ve này có kích thước nhỏ đến mức mắt thường không thể thấy được, thuộc lớp hình nhện có 8 chân nhỏ và hình dáng giống như một que kem, với đôi chân ngắn ở một đầu.

Theo các nhà khoa học, loại ve này sống ở trong nang lông (tóc) trên mặt và đầu của con người, vùi đầu xuống dưới phần chân lông và ăn các chất dầu do da con người tiết ra.

“Với 8 chân ngắn và nhỏ, chúng nhìn giống như đang bơi bên trong lớp dầu”, Megan Thoemmes, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. “Thực tế chúng trông khá đáng yêu. Điều này giống như chúng ta luôn có một người bạn luôn ở bên mình”. 


Loài ve có kích thước siêu nhỏ mà con người không thể nhìn thấy được (hình ảnh được phóng lớn gấp 400 lần)

Các nhà khoa học cũng cho biết loài ve này không hề gây hại và không gây ra vấn đề gì với con người.

Hiện các nhà khoa học chưa giải thích được lý do vì sao loài ve này xuất hiện trên con người, trong đó một giả thuyết cho rằng loài ve này lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình cho con bú.

Các nhà khoa học cũng tin rằng loài ve này đã từng sống trên con người từ rất lâu trước khi được phát hiện ra và chúng thường bò lên mặt của chúng ta vào ban đêm, tuy nhiên với kích cỡ nhỏ mà mắt thường không thấy được thì điều này cũng không làm ảnh hưởng đến con người.

“Loài bọ ve này có thể đã sống với con người từ buổi sơ khai, ngay từ thời điểm con người bắt đầu tỏa ra trên khắp thế giới”, Michelle Trautwein, Trọ lý giảng viên môn côn trùng học tại Học viện khoa học California nhận định. “Chúng tôi hy vọng rằng phân tích DNA của loài ve này có thể cung cấp thêm chi tiết về sự tiến hóa của con người. Rất có thể loài ve này sẽ cùng tiến hóa với con người trong suốt nhiều năm qua”.

Kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học trường đại học North Carolina đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Plos One.
(Theo Dân trí) T.Thủy

T.S Lương Hoài Nam: "Tôi bất ngờ vì Bộ trưởng Thăng"

 Cập nhật lúc 14:24

T.S Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Hàng không Hải Âu cho biết ông bất ngờ khi Bộ trưởng Thăng quyết định tái khởi động lại đường bay "vàng". Từ câu chuyện này, tôi mong muốn Bộ trưởng Thăng sẽ tiếp tục “nắn thẳng” nhiều đường bay quốc tế, ông Nam chia sẻ.

Bộ trưởng Đinh La Thăng hối thúc 
 Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết phải bắt tay làm mới ra việc, không thể ngồi bàn mãi. Nếu thành công thì doanh nghiệp, người dân được lợi.

VÌ SAO NÊN KHỞI ĐỘNG LẠI ĐƯỜNG BAY VÀNG?
Đường bay “vàng” với người làm hàng không lâu năm như ông có phải là một điều mới mẻ không?
Không, như một ý tưởng thì đường bay này đối với cá nhân tôi và nhiều khác trong ngành hành không không có gì mới mẻ cả. Chúng tôi đã nghĩ đến nó, trao đổi về nó mãi, ít ra là từ những năm 90. Logic vấn đề cũng đơn giản. Ngay đường đi trên mặt đất ta còn muốn càng thẳng càng tốt, nữa là đường trên trời.
Thế tại sao nó mãi không thành hiện thực, thưa ông?
Trước đây nghĩ đến cũng chỉ để mà mơ về một "đường bay lý tưởng" thôi, chứ cả về phương diện kỹ thuật - công nghệ và pháp lý quốc tế đều không khả thi, chưa nói gì đến các tính toán hiệu quả.
Trong quá khứ, các đường bay nội địa đều đi trong lãnh thổ, không phận quốc gia. Lý do đơn giản là vì mỗi chuyến bay trên trời đều phải có các thiết bị dẫn đường ở dưới đất hỗ trợ. Máy bay phải bay qua các đài không lưu. Việt Nam không thể sang Lào, Campuchia xây các đài không lưu để điều hành các chuyến bay nội địa của ta được. Công nghệ điều hành bay cũ là như vậy.
Nhưng gần đây, tình hình đã thay đổi nhiều. Hoạt động quản lý, điều hành bay đã sử dụng nhiều phương tiện vệ tinh và phương thức dẫn đường GPS (Global Positioning Systems). GPS ngày nay được sử dụng nhiều trên cả các phương tiện đường bộ và hàng hải.
Các máy bay nhỏ như thuỷ phi cơ Cessna của chúng tôi cũng bay được bằng GPS. Chỉ cần cho toạ độ của hai điểm bất kỳ, máy bay sẽ được chỉ đường bay đúng theo đường nối thẳng hai điểm đó. Hai chiếc thuỷ phi cơ của chúng tôi vừa bay các chặng bay dài khoảng 4000 km qua Thái Bình Dương về Việt Nam. Làm gì có đài không lưu nào xây giữa biển? Bây giờ không cần phải xây nhiều đài không lưu dưới đất để điều hành bay trên trời bây giờ như trước đây nữa.
TIỂU VÙNG CLMV ĐÃ BÀN NẮN THẲNG CÁC ĐƯỜNG BAY TỪ LÂU

T.S Lương Hoài Nam bất ngờ khi Bộ trưởng Thăng  
T.S Lương Hoài Nam bất ngờ khi Bộ trưởng Thăng trực tiếp thương thảo với Campuchia để có thể sớm thử nghiệm đường bay "vàng"
Nhưng nhiều người cho rằng có dẫn đường tốt đến đâu thì cũng không thể sang nước khác để mở đường bay nội địa của mình được, ông nghĩ sao?           
Về pháp lý quốc tế, để các chuyến bay nội địa của Việt Nam đi qua Lào và Campuchia, cần phải có sự chấp thuận của hai nước này. Rất may, cơ chế hợp tác hàng không Tiểu vùng Mê Kông giữa 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) ra đời năm 1998 đã tạo cơ hội giải quyết vấn đề trong khuôn khổ đa phương.
Liên tục trong 3 năm, từ năm 2006 đến 2008, nhu cầu "nắn thẳng" đường bay trong Tiểu vùng đã được nêu ra tại Hội nghị các hãng hàng không CLMV. Mục 5.8 Biên bản Hội nghị năm 2008 ghi rõ: "Hội nghị thống nhất đề nghị chính phủ các nước CLMV nghiên cứu thoả đáng việc thiết lập thêm các đường không lưu thẳng nhất có thể được thay thế cho một số đường hiện tại để các hoạt động hàng không trở nên hiệu quả và kinh tế hơn".
Theo tôi biết, Cục Hàng không Việt Nam khi đó cũng đã xúc tiến trao đổi các vấn đề kỹ thuật với Lào và Campuchia. Tôi không hiểu sao, từ năm 2009 vấn đề này không được đề cập tiếp trong khuôn khổ CLMV nữa.
Với việc Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trực tiếp trao đổi và đạt được sự chấp thuận của chính phủ Campuchia, vấn đề pháp lý về cơ bản đã được giải quyết. Tôi tin là cũng sẽ không có khó khăn gì với Lào.
Như vậy, chúng ta đã có giải pháp kỹ thuật, có cơ sở pháp lý, vấn đề cuối cùng bây giờ là hiệu quả kinh tế - xã hội của phương án.
NẾU CHỈ NGẮN HƠN 100 KM ĐÃ ĐỦ ĐỂ ỦNG HỘ
Như ông nói, mọi chuyện không quá khó hiểu, vậy tại sao có nhiều tranh luận đến vậy trong suốt thời gian qua?
Tôi có cảm giác là một số yếu tố có tính cá nhân đã làm cho vấn đề phức tạp một cách không cần thiết. Ai là người đầu tiên có ý tưởng về đường bay này - điều đó đâu quan trọng? Người ta thường nói, ý tưởng chỉ đáng giá mấy xu, biến ý tưởng thành hiện thực mới là việc quan trọng và giá trị được tạo ra từ đó.
Tôi cũng thấy xuất hiện trên báo chí rất nhiều con số không có cơ sở, thiếu thuyết phục. Việc tính toán, tôi nghĩ nên để cho các cơ quan chuyên môn họ làm. Nhưng tôi có thể khẳng định không có chuyện đường bay được rút ngắn hơn 400 km, thời gian bay bớt đi 25 phút và tiết kiệm chi phí trực tiếp mấy trăm triệu USD mỗi năm.
Nhưng nếu đường bay chỉ ngắn hơn 100 km, thời gian bay ít hơn 5-10 phút thì cũng đã đủ để ủng hộ. Chi phí một giờ bay máy bay A320 khoảng 6000 USD, giảm được 10 phút bay thì đã dư tiền để trả phí bay quá cảnh cho cả hai nước. Lợi ích lớn hơn ở tiết kiệm thời gian, chi phí xã hội. Mỗi năm có hơn 5 triệu lượt người đi lại giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nếu mỗi người bớt được 10 phút bay, tổng số giờ bay xã hội tiết kiệm được rất đáng kể. Ngoài ra, máy bay có thêm thời gian để phục vụ mặt đất, giảm chậm chuyến, hoặc để bay thêm chuyến bay.
Việc tranh luận căng thẳng trong thời gian qua, theo tôi, là do việc sử dụng các số liệu thiếu cơ sở và sự nhìn nhận, đánh giá hiệu quả của đường bay mới còn phiến diện. Đâu nhất thiết phải tính vống lên thì vấn đề mới đáng được quan tâm?
KHÔNG CÓ GÌ KHÓ KHĂN ĐẾN MỨC PHẢI TỪ BỎ

Vietnam Airlines và VietJet Air được hưởng nhiều lợi ích  từ việc Việt Nam gia nhập Công ước Cape TownẢnh: Trần Hải 
Các hãng hàng không như Vietnam Airlines và VietJet Air sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc nắn thẳng đường bay
Đứng ở góc độ một người kinh doanh hàng không, ông có muốn có một đường bay mới nối trục Bắc - Nam hay không, cho dù là đường bay nội địa đó bay qua không phận nước khác?
Tất nhiên là có chứ! Tôi có dự cả 3 Hội nghị CLMV nêu trên và là một trong những người ủng hộ mọi cơ hội "nắn thẳng" đường bay. Tất nhiên là có một số công việc cần phải làm, nhưng tôi chẳng thấy có gì là khó khăn, nguy hiểm đến mức phải từ bỏ nếu có cơ hội. Kể cả vấn đề tìm kiếm, cứu nạn mà một số người nêu. Máy bay Việt Nam đã và đang bay tận châu Âu, tận Úc, có vấn đề gì đâu? Chỉ cần thiếp lập các cơ chế phối hợp thật hiệu quả với các quốc gia liên quan là được.
Với những tranh luận như vừa qua, việc bay kiểm tra trên buồng lái giả định theo ông có ý nghĩa thế nào? Có cần bay thực tế để có kết quả chính xác hơn?
Với công nghệ hàng không hiện nay, việc thực nghiệm một chuyến bay trên buồng lái giả (SIM) và trên thực tế không khác nhau nhiều. Cá nhân tôi nghĩ việc bay thực nghiệm trên thực tế là không cần thiết đối với việc ra quyết định vì mọi tính toán đều có thể làm được mà không cần phải bay. Nếu có “đầu bài” chuẩn, kết quả bay SIM sẽ cho thấy kết quả chính xác nhất về giờ bay, số giờ thực tế rút ngắn được.
Một “đầu bài” chuẩn nghĩa là gì?
Kết quả bay Sim và kể cả bay thực nghiệm thực tế đều phụ thuộc vào lựa chọn của con người. Máy bay có thể bay ở các mực bay khác nhau, với tốc độ bay do người lái chọn, chịu ảnh hưởng của hướng và tốc độ gió.
Đường bay mới cũng sẽ không thẳng như một đường kẻ chỉ, mà có những đoạn gấp khúc (do hệ thống đường bay sẵn có hoặc để tránh các khu cấm bay của các nước).
Do vậy, trước khi thực nghiệm, dù theo phương thức nào, cần phải tính toán, thống nhất những thông số khai thác đó. Nếu đường bay ngắn hơn, mà người lái lại bay chậm hơn, ở mực bay thấp hơn thì chắc gì thời gian bay thực tế đã ít hơn so với hiện nay?
RÚT NGẮN ĐƯỜNG BAY, KHÁCH ĐƯỢC VỀ NHÀ SỚM HƠN
Nếu kết quả bay thử nghiệm cho thấy chỉ rút ngắn được 5 -10 phút bay, chứ không phải là 26 phút như ý kiến của ông Trần Đình Bá theo ông có nên tiếp tục nghiên cứu mở đường bay này hay không?
Như tôi đã nói ở trên, nếu đường bay mới tiết kiệm được chỉ 10 phút bay và phải trả phí bay quá cảnh cho Lào và Campuchia như các số liệu mà báo chí đã nêu thì vẫn nên mở đường bay này. Số tiền phải trả cho hai nước vẫn còn thấp hơn nhiều so với các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của nó. Các hãng hàng không giá rẻ JPA và VJA khai thác A320 ở mức 6 chuyến bay mỗi ngày giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nếu mỗi chuyến bay của máy bay bớt được 10 phút thì cả ngày bớt được 60 phút. 60 phút đó có thể sử dụng để bay thêm một chuyến bay ngắn, hoặc để thêm thời gian phục vụ mặt đất và giảm chậm chuyến dây chuyền, hoặc đơn giản là để hành khách các chuyến bay cuối ngày được hạ cánh và về đến nhà sớm hơn 1 giờ.
Ngoài việc tiết kiệm thời gian, chi phí, hãng hàng không còn phải quan tâm tới những gì trước khi mở đường bay mới này, thưa ông?
Các hãng hàng không cần quy chế và phương thức điều hành bay rõ ràng; sự phối hợp hiệu quả và tính chuyên nghiệp của cơ quan quản lý, điều hành bay của ba nước; công tác hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn khi không may xảy ra sự cố hàng không.
Với đường bay này, đương nhiên các hãng hàng không mong muốn là tiết kiệm được càng nhiều chi phí chuyến bay càng tốt. Do vậy cần cố gắng thoả thuận mức phí bay quá cảnh hợp lý với Lào và Campuchia để tăng lợi ích kinh tế cho các hãng hàng không.
KHÔNG CẦN ÁP ĐẶT CHUYỆN CHỌN ĐƯỜNG BAY

Các hãng hàng không 
Các hãng hàng không đều mong muốn giảm được chi phí
Theo ông, có thể xảy ra tình huống đường bay mới đã mở mà các hãng hàng không không muốn bay hay không?
Tôi nghĩ sẽ không xảy ra điều đó. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước không cần áp đặt việc lựa chọn đường bay. Khi đã có đường bay mới giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đi qua Lào và Campuchia, hãy cứ để mỗi hãng hàng không tự quyết định sử dụng đường bay mới hay tiếp tục sử dụng đường bay lâu nay. Cần lưu ý rằng tần suất bay hàng ngày giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh rất lớn (nằm trong số các cặp thành phố có số chuyến bay hàng ngày cao nhất thế giới). Nếu có một số chuyến bay sử dụng đường bay mới, một số chuyến bay sử dụng đường bay cũ thì cũng không có vấn đề gì cả. Cá nhân tôi tin là đường bay mới sẽ được họ ưu tiên.
Cuối cùng, ông nghĩ thế nào về việc khởi động lại dự án đường bay này?
Tôi khá bất ngờ với việc Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định xem xét lại một vấn đề tưởng như đã được khép lại sau các đợt tranh luận căng thẳng trước đây. Tôi càng bất ngờ hơn với việc Bộ trưởng trực tiếp thương thảo vấn đề này với chính phủ Campuchia. Cho dù còn khá nhiều công việc cần phải làm trước khi có quyết định cuối cùng, tôi đánh giá cao những việc làm của Bộ trưởng trong việc tìm mọi cách "nắn thẳng" các đường bay để các hoạt động hàng không ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn cho các hãng hàng không và cho toàn xã hội.
Ngoài đường bay nội địa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, một số đường bay quốc tế của Việt Nam cũng cần được "nắn thẳng", tôi mong là Bộ trưởng sẽ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ thực hiện để sớm đạt được kết quả.
Xin cảm ơn ông vì cuộc trao đổi này.
(Theo Báo GTVT) Nguyễn Nga thực hiện
Không xây nhà cao tầng quanh khu vực Hồ Tây
Cập nhật lúc 14:01  

(Baodautu.vn) Ngày 29/8, Sở Quy hoạch và Kiến trúc và UBND quận Tây Hồ đã phối hợp tổ chức công bố và bàn giao hồ sơ Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận, tỷ lệ 1/2000.

 Hà Nội chính thức phê duyệt KĐT Hồ Tây đến năm 2050 với diện tích 993 ha.


Hà Nội chính thức phê duyệt KĐT Hồ Tây đến năm 2050 với diện tích 993 ha.(Ảnh Hồ Tây - Trúc Bạch và chù Trấn Quốc)

Tổng diện tích của phân khu là 992,95ha, được chia thành 20 ô quy hoạch. Phân khu đô thị được xác định là trung tâm văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí của TP; đồng thời cũng là khu bảo tồn sinh thái đô thị kết hợp với xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang kiến trúc, hạ tầng đô thị.
Quy hoạch được duyệt đã phân vùng khống chế để kiểm soát tầng cao và mật độ xây dựng với các khu chức năng. Theo đó, vùng 1 được giới hạn bởi các tuyến đường Âu Cơ, Nghi Tàm, Lạc Long Quân và Thụy Khuê, không xây dựng công trình cao tầng (ngoại trừ các công trình cao tầng hiện trạng, khu vực điểm nhấn theo thiết kế đô thị quy hoạch phân khu).
Vùng 2 là khu vực giới hạn giữa đường Hoàng Hoa Thám và đường Thụy Khuê, đường Vành đai 2 và đường Lạc Long Quân, cho phép xây dựng một số công trình cao tầng tại một số điểm có vị trí phù hợp (lớp ngoài dọc đường Vành đai 2 và tại nút giao với các tuyến đường cấp đô thị như đường Nguyễn Hoàng Tôn, Văn Cao, nút giao cầu Nhật Tân). Đối với các công trình xây dựng cao tầng trong cụm các công trình điểm nhấn tại các tuyến, trục, đảm bảo mật độ xây dựng tối đa 40% với khối cao tầng.
Vùng 3 là khu vực trục không gian bán đảo Hồ Tây, cho phép xây dựng công trình cao tầng hai bên trục không gian, chiều cao thấp dần về phía Hồ Tây. Mật độ xây dựng cũng giới hạn tối đa 40% với khối cao tầng, chiều cao công trình cụ thể tuân thủ theo thiết kế đô thị của đồ án quy hoạch phân khu.
Đối với khu vực dân cư hiện có nằm trong quy hoạch, ngoài việc thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành áp dụng đối với nhà liên kế, nhà ở riêng lẻ, việc xây dựng công trình còn phải tuân thủ quy định khống chế tại đồ án quy hoạch phân khu. Trong đó bao gồm, tầng cao công trình không quá 5 tầng.
Trong phạm vi 50m kể từ kè hồ không xây dựng cao quá 3 tầng, chiều cao 12m, không xây dựng công tình trong phạm vi 16m kể từ mép hồ. Đối với khu vực làng xóm, kiểm soát đặc biệt không xây dựng quá 3 tầng, chiều cao 12m.
                                                      (Theo Đầu tư) Tú Ân

Vụ MH17 đã “chìm xuồng”?

Cập nhật lúc 13:46   

(Petrotimes) - Hơn một tháng kể từ khi máy bay MH17 của Malaysia rơi tại miền đông Ukraina, cho đến nay ngoại trừ Nga không ai còn quan tâm đến việc điều tra vụ tai nạn khiến gần 300 người chết này.

Hiện trường vụ MH17 rơi ở miền đông Ukraina hôm 17/7

Máy bay chở khách mang mã hiệu MH17 của Malaysia Airlines bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị rơi vào ngày 17/7 xuống khu vực Donetsk, đông Ukraina. Tất cả 298 người trên máy bay đã thiệt mạng. Chính quyền Kiev ngay lập tức đổ lỗi cho lực lượng ly khai bắn rơi chiếc máy bay này. Phương Tây thì cáo buộc Nga cung cấp tên lửa cho phe nổi dậy Ukraina. Cả Nga và phe ly khai Ukraina đều bác bỏ những cáo buộc trên. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những dữ liệu giám sát cho thấy vào ngày 17/7 một chiến đấu cơ Su-25 của Ukraina bay cách MH17 khoảng 3 - 4km tại thời điểm máy bay chở khách rơi.
Hơn một tháng đã trôi qua, vẫn chưa thấy bản báo cáo nào về quá trình điều tra, kể cả trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vẫn không rõ Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đóng vai trò nào trong việc xác định những nguyên nhân của vụ tai nạn, mặc dù sự tham gia của tổ chức này được quy định trong Nghị quyết 2166 của Hội đồng Bảo an. Chiếc máy bay đã bị rơi ở Donbas, tỉnh Donestk, nơi đang diễn ra chiến sự giữa quân đội Kiev và lực lượng ly khai, vì thế các vấn đề hàng không được móc nối với các vấn đề chính trị.
Quá trình điều tra tiến triển theo một hành trình kỳ lạ. Đứng đầu nhóm điều tra là Hà Lan vì trong số những người chết đa số là công dân nước này. Hà Lan cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với LHQ và ICAO. Nhưng, trên thực tế, các phương pháp của họ không phù hợp với quy tắc quốc tế. Chủ tịch Cơ quan tư vấn và phân tích An toàn hàng không Nga, Valery Shelkovnikov, nhận định: “Như thường lệ, khi một nhóm điều tra viên bắt đầu làm việc, thì họ trước hết yêu cầu Bộ Quốc phòng và Cơ quan tình báo của đất nước nơi xảy ra tai nạn phải cung cấp bản báo cáo chính thức về các vụ phóng tên lửa, các vụ bắn và các chuyến bay. Cần phải ngay lập tức thu thập tất cả các thông tin, để không ai có thể giả mạo chuyến bay theo lịch trình, thời gian các vụ bắn. Các cuộc nói chuyện với điều phối viên, các buổi thu âm với các chỉ huy quân sự - tất cả thông tin này phải được trình lên Ủy ban điều tra dưới sự bảo trợ của ICAO”.
Còn Kiev thì giữ bí mật các thông tin này. Các nhân viên Cơ quan an ninh Ukraina giữ băng ghi âm các cuộc nói chuyện với trạm điều phối và phi hành đoàn Malaysia. Thông tin về lý do tại sao các điều phối viên Ukraina ra lệnh cho phi công của Boeing phải điều chỉnh tuyến đường bay để bay qua một khu vực xung đột vũ trang được giữ bí mật, chỉ có ít người biết. Thậm chí không biết liệu thông tin này được chuyển giao cho nhóm điều tra viên quốc tế hay chưa.
Không hiểu tại sao nhiệm vụ giải mã ghi âm buồng lái từ hộp đen máy bay MH17 ban đầu được chuyển giao cho phía Malaysia, sau đó được giao cho các chuyên gia Anh ở London. Theo một số báo cáo, các nước có công dân bị thiệt mạng trong vụ tai nạn, đã nhận được bản báo cáo. Nhưng, nội dung của nó vẫn chưa được biết. Hà Lan thậm chí không muốn chia sẻ những thông tin hiện có. Họ nói rằng dữ liệu các hộp đen, kết luận của chuyên gia sẽ không được đưa toàn bộ vào báo cáo chính thức. Sự kiểm duyệt này cho thấy các thành viên của ủy ban điều tra muốn che giấu những thông tin không có lợi.
Anh hứa rằng, báo cáo sơ bộ về việc điều tra vụ tai nạn sẽ được công bố vào cuối tháng 8/2014 với điều kiện có sự đồng ý của Kiev, mà đến nay Kiev làm tất cả mọi thứ để cản trở quá trình điều tra.
Cho tới nay chỉ còn Nga là tiếp tục đòi hỏi cuộc điều tra khách quan vụ MH17. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 25/8: "Có cảm giác là tất cả đều chẳng còn quan tâm tới cuộc điều tra. Sau những cáo buộc gay gắt đầu tiên tới mức điên khùng nhằm vào Nga và lực lượng ly khai Ukraina, tất cả những ai đã lên tiếng như vậy giờ đây đều im lặng. Trên thực tế, duy nhất có chúng tôi là cố gắng duy trì sự chú ý tới vấn đề nghiêm trọng này”.
Mátxcơva khẳng định rằng cuộc điều tra về thảm kịch với máy bay Boeing phải mang tính quốc tế, phải là công khai và minh bạch. Thực tế, cuộc điều tra không xác nhận giả thiết mà phía Ukraina cùng với người Mỹ đã đưa ra từ những phút đầu tiên sau khi máy bay MH17 bị rơi, cáo buộc thủ phạm là phe ly khai Ukraina hoặc thậm chí lực lượng vũ trang Nga. Điều này có thể hiểu rằng, chiến dịch tung tin của họ đã đưa những thông tin giả mạo. Thế nên giờ đây, chẳng ai muốn nhắc đến những điều này.
Tất cả sẽ chìm đi một cách lặng lẽ. Nhiều khả năng là chẳng có bằng chứng nào xác nhận cho giả thiết của họ. Hoặc tệ hơn, hiện diện những bằng chứng bất lợi đối với Ukraina và Mỹ. Và người ta không muốn công bố những bằng chứng này.
(Theo Petrotimes) Nh.Thạch tổng hợp

Vụ án trùm Minh 'sâm' và sự bí mật... công khai

Cập nhật lúc 10:00

Câu chuyện tiền thật- chất lượng ảo, lại tiếp diễn ở một vụ việc khác gây xôn xao xã hội. Sau sự xôn xao về người lớn, giờ là sự xôn xao cho con trẻ.
I-Xã hội đang ồn ào về vụ Minh “sâm”- ông trùm giang hồ xã hội đen đất Kinh Bắc vừa bị cơ quan chức năng bắt vì một loạt hành vi phạm tội. Mối thắt nút của vụ việc hình sự đầy kịch tính khiến cho dư luận đàm tiếu và không kém phần hài hước là ở chỗ, ông trùm giang hồ kiêm đại gia, từng được ca ngợi bởi những hoạt động dân sinh xã hội bề nổi che mắt thiên hạ.
Doanh nghiệp Minh “sâm” từng được công nhận là “tập thể lao động xuất sắc” của tỉnh Bắc Ninh. Thậm chí Minh “sâm” từng được vinh danh là 01 trong 1000 doanh nhân tiêu biểu của cả nước trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Mới hay, trong đời sống nhiễu nhương này, có rất nhiều giá trị đang bị rối loạn, lập lờ trắng đen. Tiền thật mà chất ảo.
Thật ra, cái sự tiền thật- chất ảo không hề hiếm hoi. Dù đôi khi nó gây bất ngờ.
Tỷ như cái kết quả công bố ngày 20/8 mới đây của Bộ Nội vụ phối hợp với Ngân hàng Thế giới, khảo sát thử nghiệm mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ hành chính công (DVHCC) tại ba tỉnh: Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định. Cuộc khảo sát nằm trong lộ trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Kết quả đẹp “như mơ” khiến cho cả cơ quan trong cuộc, và người ngoài cuộc ngỡ như mình… đang mơ: Hơn 80% số người dân hài lòng với DVHCC.
 tiền thật, chất lượng ảo, ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, bí mật, công khai, hậu thế
Trụ sở Công ty Đại An do Minh làm giám đốc (Ảnh: VietNamNet)
Cứ với con số này, chả mấy chốc mục tiêu của chương trình cải cách hành chính- đến 2015 có trên 60%; đến 2020 có trên 80% số người dân hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính, sẽ đạt được.
Cũng không chỉ có 03 tỉnh miền Trung khó khăn nói trên, cách đây ít lâu, xã hội đã ngỡ ngàng về chỉ số hài lòng của người dân trong các DVHCC được khảo sát tại t/p HCM, đô thị có trình độ dân trí vào loại khá cao của cả nước, mà báo chí gọi là “đẹp đến khó tin”.
Đó là giao thông công chính 99%, lao động - thương binh và xã hội 100%, nông nghiệp và phát triển nông thôn 94,3%, tài nguyên - môi trường: 90%. Còn ông Nguyễn Văn Quang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế t/p HCM nói, ông ngỡ ngàng và không tin vào những con số này. Ông Quang không tin. Người dân t/p HCM không tin, và ngay cả những con số đó, nếu biết nói, có lẽ cũng phải bảo, chúng tôi còn không dám tin vào chính chúng tôi, nữa là…
Vậy nhưng những con số đó vẫn được trịnh trọng công bố, lưu trữ trong các tủ hồ sơ của các sở, ngành, như một thứ “bảo hiểm uy tín”… ảo về DVHCC.
Và nếu như tin vào tất cả các con số đẹp như mơ, đẹp đến khó tin đó, thì xã hội phải tin đánh giá của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, khi ông đưa ra con số cũng rất… thái bình- là chỉ có trên dưới 1% số cán bộ, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ. Con số quá thái bình đó của ông, khi đó đã khiến xã hội bất bình. Vì đa số người dân lại không tin.
Cũng như hiện nay, dư luận xã hội không hề tin vào những kết quả khảo sát mà Bộ Nội vụ vừa tiến hành, cho dù có cả, nói như nhà báo Đào Tuấn,  “yếu tố nước ngoài” đo lường.
Vậy thì vì sao lại có những con số như đánh đố người dân… hái hoa tình yêu vậy: Tin- không tin; tin- không tin; tin- không tin…?
Đó là bởi Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát một vấn đề nghiêm túc nhưng hoàn toàn thiếu hẳn một phương pháp khách quan, khoa học trong đo lường các chỉ số điều tra xã hội học. Và căn nguyên sâu xa phải chăng vẫn lại là bệnh thành tích quen thuộc? Nhìn ở tầm khái quát, đã có thể thấy cách khảo sát có 05 điểm phi khoa học.
-Về quy mô, việc khảo sát chỉ có 03/64 tỉnh, thành phố cả nước. Trong số 03 tỉnh đó, thực chất mỗi tỉnh chỉ khảo sát được hơn 1500 người. Liệu con số hơn 80% số dân hài lòng các DVHCC, bao gồm ở tất cả lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng công trình, cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của 4500 người đó, có đại diện cho mức độ hài lòng của gần 90 triệu dân cả nước. Tỷ lệ 80% thực chất có “sai số” rất lớn, nếu mở rộng hơn nữa số đơn vị tỉnh, t/p được khảo sát?
- Điều bất ngờ nữa, xã hội có quyền nghi ngờ tính xác thực của con số hơn 80% số dân hài lòng với các DVHCC, nếu biết rằng, những người được khảo sát lại được trả … thù lao. Như một logic tất yếu, người được khảo sát sẽ khó mà có thể trả lời thẳng thắn, trung thực
- Kết quả điều tra phụ thuộc rất nhiều vào trình độ những đối tượng được khảo sát, vào việc họ thường xuyên phải “cọ xát” với các DVHCC. Trong khi đó, theo báo Lao động, ngày 21/8, những người được khảo sát lại “có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết, nên khi trả lời đã phải… hỏi lại cán bộ cho rõ”.
- Một điểm đáng chú ý, như ở tỉnh Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là người “thân quen” của công chức. Liệu những câu trả lời có bảo đảm tính khách quan, hay đậm đặc sự… thiên vị?
- Việc đánh giá chất lượng phục vụ của DVHCC hay bất cứ lĩnh vực nào khác, lẽ đương nhiên phải do một cơ quan, một tổ chức tồn tại độc lập, khách quan với các ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên, do đặc thù, do những bất cập về tổ chức, mà cuối cùng, Bộ Nội vụ lại tự đánh giá mình (thông qua khảo sát công tác này tại các địa phương), tự đặt mình vào tình huống vừa đá bóngvừa thổi còi. Liệu kết quả này với những sai số lớn như đã phân tích trên, có đủ sức khiến xã hội tâm phục, khẩu phục?
Thực chất, những tỷ lệ phần trăm vừa công bố vẫn chỉ là những con số, những tỷ lệ “lạc quan” một cách… bi kịch. Bởi hiện trạng tiền thật- chất ảo đó không chỉ vô tình đem lại tâm lý tự mãn, “tự sướng” mà thực chất là bệnh “thành tích” về chất lượng DVHCC. Điều tệ hại hơn, kết quả đó không bảo đảm cơ sở khoa học để dựa vào đó, Nhà nước xây dựng các chính sách, định hướng phát triển DVHCC nói riêng, cải cách hành chính nói chung một cách đúng đắn, chuẩn mực, mà có khi lại làm thiên lệch?
Đó chính là cái mất lớn nhất, sau cái được- những con số “ảo”
                                                           ***************
II- Câu chuyện tiền thật- chất lượng ảo, lại tiếp diễn ở một vụ việc khác gây xôn xao xã hội. Sau sự xôn xao về người lớn, giờ là sự xôn xao cho con trẻ.
Đó là đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện GD tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” do sở GD t/p này vừa đưa ra. Nội dung của đề án là toàn bộ SGK truyền thống được đưa vào sách điện tử dưới dạng 3D kết hợp với âm thanh, hình ảnh được cài đặt vào máy tính bảng.
Theo tính toán, đề án này cần đến 4000 tỷ đồng để đầu tư, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chi một phần, còn lại là “xã hội hóa GD”, tức là các bậc cha mẹ phải mua sắm cho con em mình. Tính ra, sẽ có khoảng 320.000 máy tính bảng phải mua, trị giá mỗi máy tính từ 3- 5 triệu đồng. Có khoảng 451 trường tiểu học tham gia.
 tiền thật, chất lượng ảo, ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, bí mật, công khai, hậu thế
Máy tính bảng AIC Group có tên là Smart Education - Ảnh: Tuổi trẻ
Ngay lập tức, hàng trăm bài báo viết, trên mạng cá nhân phân tích, phản biện về vụ này.
Vì sao và tự lúc nào, ngành GD trở nên “mất thiêng” đến vậy với xã hội? Và cứ bàn tới chuyện tiền bạc đầu tư cho GD, là XH phản ứng rất mạnh.
Đi ngược thời gian chút ít, chỉ mới hơn một con giáp thôi, sẽ hiểu vì sao XH mất niềm tin.
Đó là công cuộc đổi mới GD năm 2000 trước đây, với mục đích tăng cường thiết bị GD, đổi mới phương pháp dạy và học. Rút cục “hàng nghìn tỷ đồng ném ra gió”, còn thầy trò vẫn tiếp tục dạy chay- học chay.
Xã hội chưa quên câu chuyện 70000 tỷ đồng cho đổi mới CT, SGK tung ra trên báo chí năm 2011. Và mới đây, năm 2014, chỉ còn là 34000 tỷ đồng. Rút cục, người đứng đầu ngành phải công khai xin lỗi, vì chưa tính toán kỹ con số này, dù “trận đánh lớn” chưa… mở màn.
Vụ việc ở cấp Bộ chưa xong, nay đến cấp sở.
Mới hay, trong thời buổi thế giới phẳng và thông tin đa chiều rất nhanh này, bất cứ vụ việc nào, mà “sặc mùi tiền”, đặc biệt trong GD, lĩnh vực dạy người, đòi hỏi sự minh bạch, công khai, đàng hoàng, thì y rằng vụ việc đó rối tung lên, trở nên phản tác dụng. Giáo dục t/p HCM đang tự cho mình… “nốc ao” trong con mắt hoài nghi của các bậc cha mẹ.
Không có gì đau khổ hơn là sự “mất thiêng” của ngành làm thầy thiên hạ.
Trước khi nói đến đề án máy tính bảng, không thể không nói tới sự thất bại của việc đưa thiết bị GD vào nhà trường trước đây. Cho dù hai loại thiết bị này khác nhau về nhiều phương diện, khác nhau cả về độ tuổi thực hiện, lẫn quy mô. Vì sao?
Vì những phát hiện của báo chí những ngày này xung quanh đề án máy tính bảng, đã có thể dự báo sự thành bại của một chủ trương.
Dư luận XH từng đặt rất nhiều câu hỏi, vì sao chất lượng thiết bị GD đã có bộ chuẩn, được ngành GD tổ chức đấu thầu hẳn hoi, nhưng khi đưa về trường, các thiết bị đó đã không thực hiện thành công các thí nghiệm đơn giản nhất về hóa, lý…v.v… Rút cục chất đống trong kho.
Đơn giản, là một thực tế tồi tệ này. Sau khi các công ty thắng thầu, thì khi bắt tay vào sản xuất đại trà, họ sẽ thay bằng các vật liệu khác, giá thành rẻ mạt, không đúng quy chuẩn. Thí nghiệm là một hoạt động khoa học thực nghiệm, thực hành, mà vật liệu đã bị thay thế, thì thí nghiệm đó liệu có thể thành công không? Còn con đường vì sao các công ty ngang nhiên sản xuất những bộ thiết bị GD không đủ chuẩn quy định, thì đó là một… bí mật.
Một bí mật khác, có những trường tiểu học nổi tiếng hẳn hoi, rất khốn khổ khi phải tiêu thụ rhiết bị GD cũ tồn kho từ quận đưa xuống. Không một bậc cha mẹ nào biết, con mình học CT, SGK mới, nhưng thiết bị GD lại mua toàn… đồ cũ tồn kho từ nhiều năm trước đây, khi chưa cải cách.
“Nhân vật trung tâm” làm đảo điên các câu chuyện về  thiết bị GD, không ai khác, chính là đồng tiền.
Và nay, đến lượt máy tính bảng.
Tiết lộ mới nhất của một kỹ sư tin học, giám đốc một công ty chuyên về máy tính ở t/p HCM (đăng trên VTC News, ngày 26/8) khiến người dân “sốc” thật sự. Đó là loại máy tính bảng này được mua với giá chỉ 900.000 đồng nhưng khi bán ra thị trường, thì đội lên từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc. Theo vị này, chất lượng của máy tính bảng loại này rất thấp, dùng liên tục vài giờ là hết pin. Loại pin này chỉ sạc được khoảng 500 lần là chai pin, mỗi cục pin thay với giá từ 200 – 300 ngàn đồng.
Báo GDVN, ngày 25/8, đặt câu hỏi ngay title bài: “Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng...”? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời? Hoặc đó cũng là một bí mật mà báo chí phải tiếp tục điều tra.
Nhưng có nhiều điểm không cần bí mật. Như khi trả lời phỏng vấn VTC News (ngày 22/8), Phó GS Văn Như Cương đã không chút vòng vo: Nhập máy TQ giá rẻ (và bán đắt- KD) cho học sinh thì chỉ “béo” nhà cung cấp thiết bị, còn lợi ích cho học sinh thì chưa thấy đâu!
Và nhiều điểm khác, thuộc về khoa học GD, khoa học về con người, mà các quốc gia văn minh đi trước nước Việt đã chứng minh sự “lợi bất cập hại” của việc đưa quá sớm, máy tính bảng vào cho trẻ tiểu học, cũng không phải là bí mật. Như ở Pháp, Mỹ, Canada, Anh quốc…, đều có những cảnh báo, khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với các đồ điện tử, trong đó có máy tính.
Bởi sự phát triển của đại não và hệ thần kinh của trẻ dễ bị tổn thương; trẻ dễ mắc các bệnh tim mạch; mắt, cột sống, hạn chế năng lực ngôn ngữ… Nghĩa là những gì của tuổi thơ tạo hóa ban cho một cách tự nhiên thì máy tính sẽ lấy bớt đi một cách tự nhiên, để trả lại những thương tổn âm thầm của thể chất, tinh thần, tâm lý, tâm hồn non nớt do cơ thể các bé còn đang giai đoạn lớn.
Không phải vô lý khi trang thông tin điện tử ProCon.org, được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Santa Monica, California (Mỹ) chuyên nghiên cứu về những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, vừa đưa ra mang tính tổng kết 15 điều lợi, 17 điều hại của việc sử dụng SGK điện tử của trẻ (Zing.vn, ngày 24/8). Đáng chú ý, ở 17 điều hại của máy tính bảng lại là những vấn đề căn cốt GD trẻ tuổi thơ ấu, hạn chế sự hình thành thói quen, năng lực tư duy tích cực, và sự đầu tư tốn kém về tài chính kéo theo trong quá trình sử dụng. Đều là những điều xã hội VN cần giải quyết, do truyền thống “học gạo”, và mức sống phổ biến còn nghèo.
Nhưng điều bất ngờ ở SGK điện tử trên máy tính bảng vừa được ICT News thông tin, là ứng dụng dạng số hóa SGK chứ không hề có tương tác gì với người đọc.
Và một điều nữa bí mật nhưng lại cần công khai. Rất nhiều câu hỏi của các chuyên gia, nhà quản lý GD đặt ra, tại sao đề án lại chọn lứa tuổi tiểu học, mà không phải lứa tuổi học sinh THCS trở lên?
Đây là một cách tính toán của máu kinh doanh đắc sách. Thành phố HCM là một đô thị phát triển, các bậc cha mẹ rất có ý thức lo cho con từ bé thơ. Số trẻ tiểu học lại rất đông- và điều này hứa hẹn là một… lượng khách hàng lớn. Có gì trẻ thơ cần mà cha mẹ không đáp ứng?
Thế nên theo tính toán của vị kỹ sư IT nói trên, nếu theo đề án này, có nghĩa một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp. Lợi nhuận thu về cho các đơn vị kinh doanh thiết bị này lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.  Một con số tính toán quả là lạc quan. Giống sự “lạc quan” của DVHCC.
Nhưng là một cách làm GD đầy… bi kịch. Khi chỉ có tiền là trên hết. Đến đề án dạy trẻ cũng đậm đặc mùi kim tiền.
Thì hậu thế làm sao biết sống vì đất nước, vì cộng đồng đây?
(Theo TuanVietNam) Kỳ Duyên