Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Xây nhà để bán thì nhanh, trường học, bệnh viện 'bỏ mặc'

Cập nhật lúc 14:50  

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), quy hoạch hiện đang diễn ra thực trạng dễ làm, khó bỏ với việc triển khai các phần có thể kinh doanh được thì làm rất nhanh, nhưng các công trình hạ tầng, kỹ thuật lại chậm triển khai, thậm chí “bỏ mặc” , không triển khai

Khu đô thị Linh Đàm với hàng loạt nhà cao ốc 'mọc' lên, nhưng các quy hoạch xây trường học thì chậm triển khai
Khu đô thị Linh Đàm với hàng loạt nhà cao ốc 'mọc' lên, nhưng các quy hoạch xây trường học thì chậm triển khai
Cảnh báo xin cho trong các dự án BĐS
VNREA vừa có văn bản gửi Cục Quản lý thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) góp  ý cho Đề án “Đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, để xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh”.
Theo VNREA, thị trường hiện vẫn đang có sự chênh lệch cung cầu nhất là nhà ở không phù hợp với nhu cầu thị trường. Sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao dư thừa nhưng lại thiếu sản phẩm bình dân, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư. Giá cả nhà ở không ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của BĐS cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Đặc theo cơ quan này, thị trường BĐS Việt Nam phát triển thiếu minh bạch từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch trên thị trường.
Cơ chế xin cho trong việc giao dự án BĐS dễ dẫn đến tham nhũng, tình trạng giao dịch ngầm dẫn đến hiện tượng làm giá, đầu cơ, lũng đoạn thị trường diễn ra tại nhiều dự án. Theo VNREA, một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do công tác kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường chưa tốt.
Xây nhà để bán thì nhanh, hạ tầng “bỏ mặc”
VNREA cho rằng, đối với công tác quy hoạch hiện đang tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ. Triển khai các phần quy hoạch có thể kinh doanh được thì làm rất nhanh nhưng các công trình hạ tầng, kỹ thuật lại chậm triển khai, thậm chí không triển khai. Điều đó dẫn đến tình trạng các dự án khu đô thị bỏ hoang, khu nhà ở phát triển mới ở khu ven đô đều thiếu nhà trẻ, trường học, bệnh viện, dịch vụ, không thu hút được người dân đến ở, bỏ hoang gây lãng phí tiền của xã hội. 
VNREA cũng kiến nghị các công trình hạ tầng xã hội phải được đầu tư song song với công trình nhà ở. Chủ đầu tư chỉ được phép kinh doanh nhà ở khi đã đầu tư xong công trình hạ tầng xã hội. Cùng với đó, theo Hiệp hội này, cần nghiêm cấm bố trí quy hoạch, các công trình hạ tầng xã hội vào vị trí dân cư hiện hữu, nghĩa trang hoặc khu vực khó giải phóng mặt bằng.
 Xây nhà để bán thì nhanh, trường học, bệnh viện 'bỏ mặc' - ảnh 1
Khu đất nghĩa trang được quy hoạch làm trường hoc tại phường Hoàng Liệt không triển khai vì không khả thi
Tại Hà Nội, thực tế những cảnh báo, đánh giá trên của VNREA đang diễn lâu nay mà các cơ quan chức năng thành phố chưa có biện pháp xử lý dứt điểm gây nhiều bức xúc cho người dân Thủ đô.
Mới đây, HĐND TP Hà Nội đã tiến hành giám sát và chỉ ra tình trạng thiếu trường học tại các khu đô thị mới đã đặt ra tại nhiều kỳ họp của HĐND TP nhưng đến nay vẫn không giải quyết dứt điểm. Trong đó việc triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 tại các khu đô thị thiếu sự giám sát của các cơ quan quản lý; chưa quyết liệt chỉ đạo giải quyết và xử lý chủ đầu tư khu đô thị mới không xây dựng trường học và chưa dành đất xây dựng trường học.
Theo kết quả chỉ tiêu giai đoạn (2012-2016) xây mới 633 trường, tuy nhiên đến nay Hà Nội xây dựng mới được 211 trường đạt 33%. “Qua giám sát 78 dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở cho thấy, các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc xây dựng nhà và các căn hộ để bán và chuyển nhượng mà ít quan tâm xây dựng các công trình xã hội, trong đó có trường học. Chúng tôi cũng chỉ rõ trách nhiệm chủ yếu thuộc thành phố, các Sở chuyên môn như Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch-Đầu tư và các quận, huyện”, vị cán bộ nói.
Điều đáng nói, nhiều nơi quy hoạch được dịch chuyển khi các khu đất đẹp được quy hoạch, điều chỉnh thành nhà ở cao tầng để bán trong các quy hoạch trường học lại bị đẩy vào các khu khó GPMB như nghĩa trang, ao đình…

 Một phường có 3 trường học quy hoạch ở nghĩa trang, ao đình
Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) là phường nội thành có tốc độ phát triển đô thị hoá chóng mặt với 72 tòa chung cư cao tầng, trong đó nhiều khu cao tới 45 tầng. Dân cư của Hoàng Liệt từ 12.000 người nay tăng đột biến với khoảng 75.000 người. Hệ thống trường công lập của Hoàng Liệt đang rất thiếu, thế nhưng trước đây trên địa bàn có 3 dự án quy hoạch trường học trên địa bàn phường thì đều nằm trên đất nghĩa trang, đất ao đình lâu nay không triển khai vì  không khả thi, vướng đủ điều.
(Theo TPO) Hải Đăng

Hoa hậu Đại dương 2017 và những thỏa mãn ích kỷ

Cập nhật lúc 14:19 

Phải chăng, việc bình phẩm, giễu cợt nhan sắc của cô gái đó đã giúp người ta thoả mãn cái khoái cảm độc ác vốn ẩn sâu trong những góc tăm tối của tâm hồn nhiều người?
Hẳn là có nhiều người từng là nạn nhân của sự đùa cợt thô lỗ của người đời về khiếm khuyết của bản thân, hoặc của người thân mình. Song, có lẽ điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến việc người ta dùng những ngôn từ không đẹp đẽ để nói về một cô hoa hậu. Bởi cô ấy đã tự nguyện mang nhan sắc của mình ra để thi thố, để người đời bình phẩm, thì việc người ta có thể ngợi ca, hoặc dè bỉu nhan sắc của cô ấy cũng là điều bình thường.
Khi tham gia bát cứ cuộc thi nào, bạn có thể tìm thấy vinh quang, nhưng bạn cũng có thể nếm trải cảm giác thất bại. Tôi không thấy có sự đáng thương nào với cô gái ấy. Song tôi thấy đáng thương cho cái không gian tin tức nơi cuộc sống của mình, khi mà quá nhiều năng lượng của xã hội đã bị tiêu hao để bình phẩm về đôi môi hơi khác thường của một cô gái, trong một cuộc thi không có nhiều ý nghĩa.
 Hoa hậu Việt Nam,Hoa hậu Đại dương,Ngân Anh
Hoa hậu Đại dương- Ngân Anh. Ảnh: Thanh Tùng
Cuộc thi hoa hậu Đại dương chỉ đơn giản là một hoạt động giải trí thuần tuý, mục đích đơn giản là tạo ra sự kiện để thu hút truyền thông nhằm mục đích quảng cáo hàng hoá. Các danh hiệu được trao cho những nhan sắc dự thi không mang ý nghĩa nào ngoài trình độ thẩm mỹ của các giám khảo, vốn không đại diện cho bất cứ giá trị xã hội nào. Vì thế, tôi không hiểu cơ chế gì khiến người ta lại mất nhiều thời gian cho việc bình phẩm về nhan sắc của cô gái đó?
Phải chăng, việc bình phẩm, giễu cợt nhan sắc của cô gái đó đã giúp người ta thoả mãn cái khoái cảm độc ác vốn ẩn sâu trong những góc tăm tối của tâm hồn nhiều người? Họ cần một cái đích để trút vào đó những khát khao về việc được thể hiện quyền lực. Giống như những đứa trẻ ném đá vào con chó ngã trong giếng nước.
 Hoa hậu Việt Nam,Hoa hậu Đại dương,Ngân Anh
Hoa hậu Đại dương 2017-  Ngân Anh. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Nếu đó là lý do cho câu chuyện này thì đó quả thật là một điều đáng buồn. Bởi cuộc sống này có quá nhiều việc cần đến sự thể hiện quyền công dân của mỗi con người, mà chúng ta đang không dùng đến.
Chúng ta có quyền được yêu cầu ngành hàng không trả lời vì sao việc thu phí ô tô ra vào cảng hàng không không bị dừng lại, khiến đồng tiền của chúng ta tiếp tục bị chiếm đoạt một cách phi lý. Trong khi việc thu phí này đã được Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận là lạm thu trái pháp luật từ cuối tuần trước.
Chúng ta có quyền yêu cầu giải trình về trách nhiệm dẫn đến sự phình to của biên chế khiến ngân sách kiệt quệ. Điều mà trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đang nói đến rất nhiều.
Chúng ta cũng có quyền được biết về khả năng được bảo vệ của chúng ta khi mà ngoài đường phố ngày càng xuất hiện những kẻ tâm thần ngang nhiên dùng mã tấu chém xe ô tô suốt cả một dãy phố.
Có quá nhiều việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi chúng ta lên tiếng bày tỏ quan điểm. Song, có lẽ những việc đó đều không dễ bằng việc nhìn vào những bức ảnh của một cô gái trẻ để liên tưởng, so sánh và giễu cợt.
Tấn công một kẻ không có khả năng phản vệ khiến chúng ta cảm thấy mình mạnh mẽ, giống như một đứa trẻ yếu đuối, hành hạ một con vật nhỏ bé.
Điều đó vui mà, nhất là khi nó được cổ vũ bằng một đám đông náo nhiệt thường được gọi tên như một quyền lực, là cộng đồng mạng. Những niềm vui dễ dãi, hèn, và yếu đuối đó thì phổ biến, nó đủ để chúng ta dễ dàng thoả mãn những khát khao thể hiện quyền lực của bản thân.
(Theo TuanVietNam) Phạm Trung Tuyến
Tựa đề của Kinh Bắc
Ông Tây nhấc bổng, lôi người phụ nữ và xe máy vào lề đường: Những ‘ninja’ ở Việt Nam thật khó hiểu
Cập nhật lúc 14:11  

Anh Waldo, người xuất hiện trong đoạn video nhấc bổng đuôi xe, lôi cả người phụ nữ và xe máy vào lề đường cho biết, anh đã sống ở Việt Nam được gần 5 năm và đối với anh, những “ninja” ở Việt Nam quả thực rất khó hiểu.
Thản nhiên đỗ xe giữa đường để quay clip

Ngày 27/10, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip người đàn ông nước ngoài phải nhấc bổng đuôi xe, lôi cả người phụ nữ và xe máy vào lề do người này dừng giữa đường gây cản trở giao thông.
Theo đó, một “ninja” mặc trang phục chống nắng kín mít, điều khiển xe máy Attila dừng ngay giữa đường phố đông người. Mặc cho các phương tiện xung quanh liên tục bấm còi inh ỏi yêu cầu di chuyển nhưng nữ “ninja” vẫn thản nhiên chặn ngay trước đầu ô tô và…sử dụng điện thoại. Lúc này, một người đàn ông ngoại quốc đã phải đi đến và nhấc bổng đuôi xe, lôi cả người phụ nữ và xe máy vào lề đường.
Liên hệ với anh Waldo (tên thường gọi, 40 tuổi, đến từ Phần Lan), là người đàn ông xuất hiện trong đoạn clip trên, anh cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 10h45 sáng ngày 27/10 trên đường Kim Mã (Hà Nội).
Lúc này, anh Waldo đang điều khiển xe ô tô đi trên đường thì bị chặn đầu bởi một phụ nữ đi xe máy tay ga. Sau nhiều lần bấm còi cũng như nháy đèn nhưng người phụ nữ vẫn không chịu di chuyển, anh Waldo đã phải xuống xe nói với người này là “đi đi”.
Dù bị nhắc nhở nhưng người phụ nữ vẫn chỉ mải mê sử dụng điện thoại. Sau đó anh Waldo đã phải nhấc bổng đuôi chiếc xe lên, kéo cả người phụ nữ và xe vào lề đường. “Chị ta lúc đó đang sử dụng điện thoại để quay phim, tôi nói với chị ta là hãy đi đi nhưng chị ta không hề phản ứng gì” – anh Waldo chia sẻ.

Anh Waldo phải kéo người phụ nữ và chiếc xe vào lề đường – Ảnh cắt từ clip.

Anh Waldo cũng cho biết thêm, anh đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 5 năm rồi, và trong từng ấy năm, anh gặp không ít những người phụ nữ lái xe máy rất khó hiểu, mà người Việt hay gọi là “ninja”.
“Tôi đã gặp nhiều chị em lái xe rất khó hiểu trên đường phố nhưng đây chắc chắn là trường hợp ‘đỉnh’ nhất. Các bạn gọi họ là “ninja” đúng không? Vâng đúng đấy, quả thực họ rất khó hiểu, tôi không thể biết khi nào họ xuất hiện và họ sẽ đi đâu” – anh Waldo bày tỏ.
Theo Thời Đại

Việt Nam thất thu 170 tỷ USD mỗi năm vì chuyển giá

Cập nhật lúc 09:45                 
 Dẫn lại báo cáo của Oxfam, ông Phạm Trọng Nhân đề nghị Chính phủ xem lại các ưu đãi công bằng cho khu vực FDI và các doanh nghiệp Việt, để nền kinh tế có thể tự đứng vững.
Trong 3 ngày từ 31/10 đến 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.
Các thành viên Chính phủ cũng sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Theo báo cáo mà Chính phủ gửi Quốc hội ngay đầu kỳ họp, Chính phủ dự báo toàn bộ 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao cho năm 2017 sẽ đạt và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng GDP có thể đạt con số 6,7%, vốn được xem là thách thức. Nếu đạt, con số tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ là cao nhất trong 5 năm gần đây.
 Viet Nam that thu 170 ty USD moi nam vi chuyen gia hinh anh 1
Dù hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 từ 6,5% xuống còn 6,3%, Ngân hàng Thế giới cho rằng quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ giúp cải thiện tiềm lực tăng trưởng.
"Mặc dù có sự suy giảm nhẹ trong tăng trưởng, nhất là trong quý I, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện đà tăng trương khá vững chắc”, báo cáo của Ngân hàng thế giới viết.
Trong khi đó, tại báo cáo thẩm tra,  Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đặt câu hỏi về chất lượng tăng trưởng gắn với chỉ số ấy cũng như các chính sách để tránh các rủi ro phát sinh.
Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cũng chia sẻ mối lo này khi tăng trưởng phu thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI, tăng trưởng đi liền với tăng nhập siêu cao... Một số vấn đề tồn tại lâu năm của nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục mà nợ công là một trong các thách thức lớn.
Theo báo cáo của Chính phủ, dư nợ công hiện khoảng 62,6%, nợ Chính phủ 51,8%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP.
Theo Zing.vn
Một kết luận làm nhớ chuyện "nuôi ong tay áo"!
 Cập nhật lúc 09:34  

Thông tin mới nhất trong vụ Khaisilk, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường chỉ đạo đơn vị chức năng chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang Công an Thành phố Hà Nội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Sử dụng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, gắn mác Việt Nam bán với giá cắt cổ không chỉ cho người tiêu dùng của Khaisilk là vụ việc nghiêm trọng bởi mấy lẽ.
Thứ nhất, đây là hành vi làm hàng giả, lừa dối người tiêu dùng để vụ lợi.
Thứ hai, gián tiếp tiếp tay cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của một nước láng giềng vốn có nhiều thế mạnh.
Thứ ba, đặc biệt nghiêm trọng bởi nó làm ảnh hướng rất lớn đến cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, một công cuộc mà Đảng, Nhà nước và doanh nhân Việt Nam đã mất nhiều năm gầy góp, xây dựng.
Vụ việc này còn rất nghiêm trọng bởi nó là hành vi có tổ chức, kéo dài nhiều năm (30 năm) như chính lời ông chủ Khaisilk Hoàng Khải từng thú nhận.
Trước sự việc này, ngay lập tức, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu xác minh, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền. Đây là việc làm đáng ghi nhận của lãnh đạo Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, theo Báo cáo số 3009/BC-QLTT gửi Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, kết quả kiểm tra cửa hàng KhaiSilk số 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) cho thấy, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc Made in China sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.
Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc, đã bán 4 chiếc, còn tồn 56 chiếc. Giá niêm yết sản phẩm là 644.000 đồng/chiếc, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 36 triệu đồng.
Như vậy là theo nội dung bản kết luận của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, việc gắn mác sản xuất tại Việt Nam vào hàng Trung Quốc không phải là từ 30 năm theo lời “thú nhận” của ông Hoàng Khải mà chỉ bởi “nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10” và đây không phải là có ý đồ, tổ chức mà bột phát, “nhân viên cửa hàng đã tự ý”.
Về số lượng chỉ có 60 chiếc, đã bán 4 chiếc.
Chao ôi! Với kết luận này, có lẽ nó đã làm “ấm lòng” những người vi phạm, đặc biệt là với ông chủ Khaisilk Hoàng Khải.
Song, ĐB Dương Trung Quốc đã chua chat thốt lên… lỗi cậu đánh máy. Nguyên văn ông Quốc nói: "Tôi biết câu chuyện đó rồi. Chẳng khác gì câu chuyện cái gì cũng đổ cho thằng đánh máy”.
Người xưa có câu: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Xác định việc này chả dám “dạy đĩ vén váy” bởi với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các nhà quản lý thị trường, sự thật sẽ được làm rõ “trong giây lát”.
Vấn đề là tại sao lại có một báo cáo làm “ấm lòng người vi phạm” như vậy?
Để làm rõ vụ việc, đề nghị Bộ Công Thương vào cuộc, thậm chí mời cả lực lượng Công an làm rõ.
Nếu tìm thấy có sự khuất tất của bản báo cáo, cần phải nghiêm trị “tác giả” theo pháp luật vì Nhân dân trao quyền và bỏ tiền nuôi họ là để bảo vệ quyền lợi người dân chứ không phải “nuôi ong tay áo”, tiếp tay cho gian thương, làm hại đất nước.
(Theo Dân trí) Bùi Hoàng Tám

Khaisilk đang tìm cách chạy tội?

Cập nhật lúc 09:00   

Trả lời với khách hàng, báo chí và cơ quan quản lý thị trường mỗi lần mỗi khác,Khaisilk đang khiến người tiêu dùng bức xúc cho rằng doanh nghiệp này tìm cách chối việc bán khăn lụa Trung Quốc giả xuất xứ VN.

Cửa hàng Khaisilk tại đường Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM tạm đóng cửa /// Ảnh: Ngọc Dương 
Cửa hàng Khaisilk tại đường Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM tạm đóng cửaẢNH: NGỌC DƯƠNG

Ba lời giải thích ở ba thời điểm
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Nga, chủ cửa hàng Khaisilk (số 113 Hàng Gai, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), khẳng định là do sơ suất trong quản lý nên trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20.10, nhân viên tự ý mua sản phẩm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc “Made in China”, sau đó khâu nhãn “Made in VN” để bán cho khách hàng. Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc. 


Tối 30.10, trong lễ ra mắt Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, khi được hỏi quan điểm của Người phát ngôn Chính phủ trước vụ việc Khaisilk, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói: “Chúng ta không chấp nhận việc dùng hàng ngoại dán mác hàng Việt, làm giảm uy tín thương hiệu VN như trong vụ Khaisilk. Việc chống hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất được Thủ tướng quan tâm và yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng QLTT thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc này cũng như cần khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ khi có vụ việc được phát hiện”.
Chí Hiếu


Lý do này khác hoàn toàn với lý do được giải thích trong công văn ngày 19.10 của ông Trần Văn Cương, phụ trách cửa hàng Khaisilk Hà Nội với Công ty V., đơn vị đã phát hiện khăn lụa Khaisilk có tới 2 nhãn (một của VN và một của Trung Quốc). Cụ thể, theo ông Trần Văn Cương, các mẫu khăn lụa Công ty V. mua từ cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai là thuộc thương hiệu Khaisilk "chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm". Tuy nhiên, do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 khăn cho khách hàng vì thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Đây là đơn hàng Khaisilk đang sản xuất 350 chiếc cho khách hàng tại Hồng Kông (Trung Quốc), may riêng nhãn mác "Made in China" theo yêu cầu của khách. Sau đó, trong buổi trao đổi với Thanh Niên chiều tối 25.10, chính ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk, đã chính thức thừa nhận khăn lụa Trung Quốc chiếm tỷ lệ 50% sản phẩm khăn lụa được bán trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn và việc này đã thực hiện 30 năm nay.
Ba lời giải thích ở ba thời điểm khác nhau với nội dung hoàn toàn khác biệt khiến nhiều người đặt vấn đề: Liệu Khaisilk có đang tìm cách chạy tội? Theo luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, DN này đang loanh quanh đổ thừa hòng né tránh tội lỗi của mình. Vì đây không phải là chuyện mới xảy ra trong 1 - 2 ngày hay chỉ là một lô hàng 60 chiếc khăn lụa, mà theo lời ông chủ thương hiệu Khaisilk thừa nhận thì khăn “Made in China” đã được hệ thống này bán gần 30 năm qua.
Chuyển hồ sơ vụ Khaisilk sang công an
Chiều 30.10, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan như Cục QLTT, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước... để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu Cục QLTT chỉ đạo đơn vị chức năng ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm tại cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thị Thu Nga là chủ hộ kinh doanh tại địa chỉ số 113 Hàng Gai sang Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở bán khăn lụa bị khách hàng phát hiện cắt mác Trung Quốc và dán nhãn Khaisilk.
Ông Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương làm đầu mối, mời đại diện các cơ quan liên quan như công an, hải quan, thuế, khoa học công nghệ, hiệp hội dệt may, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, để tiến hành kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.
Bộ Công thương cũng đề nghị UBND TP.Hà Nội, UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ dấu hiệu vi phạm của Tập đoàn Khaisilk, Công ty TNHH Khải Đức và chi nhánh của Công ty TNHH Khải Đức tại 113 Hàng Gai. Cục QLTT được yêu cầu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục thu thập thêm thông tin, dấu hiệu vi phạm liên quan đến vụ việc trên.
“Gian lận không có đất sống ở TP.HCM”
Cũng trong hôm qua, tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu báo cáo liên quan đến vụ Khaisilk bán hàng có cả nhãn “Made in VN” và “Made in China” gây bất bình dư luận những ngày qua.
Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết, khách hàng chủ yếu của Khaisilk là khách nước ngoài và các đơn vị có nhiều mối quan hệ ngoại giao. Sau khi báo chí nêu thông tin, 3 điểm bán của tập đoàn này ở TP.HCM đều tạm đóng cửa, ngoài ra các điểm trưng bày sản phẩm của Khaisilk trên địa bàn TP cũng tạm ngưng trưng bày.
Ông Nguyễn Thành Phong cho rằng vụ việc ảnh hưởng đến du lịch TP và yêu cầu phải có báo cáo tổng thể. “Tôi không thể chấp nhận DN làm hàng gian, hàng giả, không tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, lừa dối du khách”, ông Phong nói và khẳng định quan điểm nhất quán của TP là xử lý nghiêm nạn hàng gian, hàng giả. Các DN vi phạm đạo đức kinh doanh, buôn bán hàng gian, hàng giả, xem thường và lừa dối người tiêu dùng, điển hình như các vụ thuốc chữa ung thư của Công ty VN Pharma, thương lái tiêm thuốc an thần vào heo và đặc biệt mới nhất là vụ “khăn lụa Khaisilk”… “dứt khoát sẽ không có đất sống ở TP.HCM”.
Theo Thanh Niên 

Bộ Văn hóa lên tiếng về đấu giá tài sản Hãng phim truyện

Cập nhật lúc 08:46   
               
Sau khi có thông tin bán đấu giá tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam sau cổ phần hóa, Bộ VHTTDL có văn bản đề nghị tạm dừng chuyện đấu giá.

Bộ VHTTDL yêu cầu tạm dừng bán đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ VHTTDL yêu cầu tạm dừng bán đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam

Ông Trần Hoàng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính Bộ VHTTDL ký văn bản số 4654 gửi Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam. Theo đó, Bộ VHTTDL nhận được thông tin cty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam thực hiện bán đấu gúa tài sản không cần dùng không tính vào giá trị Hãng phim Truyện Việt Nam để cổ phần hóa.
“Ngày 9/10/2017 Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 2526 công bố Quyết định thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam. Vì vậy Bộ VHTTDL đề nghị công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam tạm thời dừng triển khai việc bán đấu giá tài sản không cần dùng, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được Cty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam bàn giao sang cty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam để phục vụ công tác thanh tra”, đại diện Bộ đề nghị.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị cty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam tiếp tục quản lý, bảo quản tài sản bàn giao theo đúng quy định hiện hành.
Trước đó, Cty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam có công văn số 1458 gửi Cty CP Đấu giá Thành An ngày 30/10. Trong công văn này, Mua bán nợ Việt Nam nhắc lại rằng sau khi thực hiện bàn giao và tiếp nhận các khoản nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, cty đã ký Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản ngày 23/10 với cty Thành An để thực hiện bán đấu giá. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hòa Hãng phim Truyện Việt Nam, cty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam đề nghị Thành An “dừng, không bán đấu giá lô tài sản tại Cty CP Đầu tư và phát triển phim truyện VIệt Nam (lô 2). Tài sản còn lại vẫn thực hiện theo hợp đồng đã ký.
(Theo Tiền phong) Nguyên Khánh

Vừa rồi công luận không lên tiếng mạnh mẽ thì vụ bán đấu giá hãng phim này sẽ trót lọt. Công ty vận tải nọ có thể thắng đậm, thừa tiền trả nợ. Tiếc thật!
Thương Giang

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Đặng Thu Thảo tuyên bố trả vương miện vì quá bức xúc với kết quả của Hoa hậu Đại dương

Cập nhật lúc 16:40

Không phục với kết quả của cuộc thi Hoa hậu Đại dương 2017, Hoa hậu Đặng Thu Thảo bày tỏ mong muốn trả lại vương miện BTC cuộc thi này đã trao cho mình vào 3 năm trước.

 Hoa hậu Đặng Thu Thảo (phải) bày tỏ không phục khi thí sinh Lê Âu Ngân Anh đăng quang Hoa hậu Đại dương 2017.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo (phải) bày tỏ không phục khi thí sinh Lê Âu Ngân Anh đăng quang Hoa hậu Đại dương 2017.

Hoa hậu Đại Dương được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014. Người đẹp đến từ Cần Thơ Đặng Thu Thảo đã vượt qua 28 thí sinh để đăng quang ngôi vị hoa hậu.
Đến năm 2017, cuộc thi mới được tiếp tục tổ chức. Đêm chung kết mùa hai diễn ra vào 28.10, vương miện hoa hậu được trao cho thí sinh Lê Âu Ngân Anh.

Thí sinh Lê Âu Ngân Anh từng phẫu thuật thẩm mỹ mà vẫn được đăng quang hoa hậu.
Thí sinh Lê Âu Ngân Anh từng phẫu thuật thẩm mỹ mà vẫn được đăng quang hoa hậu.

Tuy nhiên, ngay sau khi chân dài sinh năm 1995 đội chiếc vương miện trị giá 3,2 tỉ đồng, rất nhiều ý kiến cho rằng Lê Âu Ngân Anh không xứng đáng để lên ngôi hoa hậu, bởi sở hữu nhan sắc kém tự nhiên và có màn ứng xử run rẩy nhất trong Top 5.
Chính Hoa hậu Đặng Thu Thảo – người từng đăng quang cuộc thi này - cũng không phục với kết quả đêm chung kết. Đặng Thu Thảo thẳng thắn khẳng định: "Tôi không phục kết quả! Đã tham gia một cuộc thi nhan sắc thi phản tuân thủ luật lệ đàng hoàng.
Một thí sinh từng phẫu thuật thẩm mỹ mà vẫn có thể lọt sâu vào cuộc thi và đăng quang thì tôi rất bất ngờ. Điều này là không công bằng với các thí sinh khác".
Trước phản ứng này, NTK Võ Việt Chung – Trưởng BTC cuộc thi Hoa hậu Đại dương - cho rằng Hoa hậu Đặng Thu Thảo đã vô ơn. Vì nhờ cuộc thi mà Thu Thảo mới được khán giả biết đến và có được nhiều thành công như hiện tại.
Tuy nhiên, Đặng Thu Thảo vẫn giữ quan điểm. Cô cho rằng việc chọn một thí sinh từng phẫu thuật thẩm mỹ để đăng quang hoa hậu đã làm mất đi ý nghĩa của cuộc thi.

 
Thu Thảo chia sẻ từ nay mình sẽ không là Hoa hậu Đại dương, mà là thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2014.

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Đặng Thu Thảo viết: "Từ nay không là Hoa hậu Đại dương 2014 nữa! Và sẽ làm những việc xứng đáng hơn!".
Sau đó, Đặng Thu Thảo đã đổi hình đại diện trang cá nhân và ghi kèm chú thích liên quan đến Hoa hậu Quốc tế 2014 (cô từng là đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế này) chứ không gắn tên mình với Hoa hậu Đại dương nữa.

 
Đặng Thu Thảo cập nhật trạng thái từ nay sẽ hoạt động với tu cách là thí sinh Hoa hậu Quốc tế 2014.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo cũng cho biết cô ủng hộ việc tước vương miện của Tân Hoa hậu Đại dương 2017. Người đẹp cho hay, kết quả của cuộc thi khiến cô hụt hẫng.
Đây được xem là động thái quyết liệt của Đặng Thu Thảo để phản đối cách tổ chức và kết quả của cuộc thi Hoa hậu Đại dương 2017.
(Theo LĐO) B. Hà

Cạn tài nguyên, tăng nợ xấu ở những ngân hàng triệu tỷ

Cập nhật lúc 15:03    
            
Những ngân hàng triệu tỷ của Việt Nam loay hoay trong trở ngại của giới hạn tăng trưởng...

Lợi ích và trách nhiệm lớn nhất tại khối ngân hàng triệu tỷ này thuộc về Nhà nước - cổ đông đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.

Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa.
Đến 30/9/2017, theo báo cáo vừa lần lượt công bố, Việt Nam đã có ba ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản vượt trên mốc 1 triệu tỷ đồng.
Nợ xấu tăng mạnh
Từ trong năm 2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã sớm đạt quy mô trên. Hiện ngân hàng này chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2017 chi tiết, còn thông tin cập nhật chung cho biết vẫn tiếp tục dẫn đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam về tổng tài sản.
Bắt đầu từ 2017, và đến kỳ cập nhật 30/9/2017, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục tăng quy mô tổng tài sản riêng lẻ vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, đạt 1,055 triệu tỷ đồng.
Đã vượt mốc triệu tỷ vào cuối 2016, đến 30/9/2017, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục gia tăng quy mô tổng tài sản riêng lẻ lên 1,102 triệu tỷ đồng.
Trong nhóm 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay, riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chưa gia nhập "câu lạc bộ triệu tỷ" nói trên, nhưng lại là thành viên có quy mô và tốc độ lợi nhuận cao và mạnh nhất.
Theo báo cáo vừa công bố, cả VietinBank và BIDV vẫn đều đặn tạo lãi, song tiếp tục cho thấy khả năng không thể bứt phá theo xu hướng chung ở kết quả nhiều ngân hàng thương mại khác đã công bố. VietinBank có lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 9 tháng đầu năm nay 6.418 tỷ đồng, chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ 2016; tương tự BIDV chỉ đạt 6.002 tỷ đồng, tăng 6,7%.
Là những thành viên có quy mô trên triệu tỷ đồng, song lợi nhuận của hai thành viên trên đã bị một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân áp sát với quy mô tổng tài sản thấp hơn nhiều lần, điển hình như trường hợp của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)…
Quy mô tổng tài sản trên triệu tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng ở mức độ hai con số, song lợi nhuận tăng trưởng thấp. Điều này phản ánh chất lượng tài sản của những "ông lớn" này, mà một trong những biểu hiện nổi bật ở kỳ báo cáo quý 3/2017 là nợ xấu tăng rất mạnh.
Về tỷ lệ, theo báo cáo, VietinBank kiểm soát nợ xấu đến 30/9/2017 chỉ 1,2% tổng dư nợ, là một trong những mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối lại có gia tăng đáng chú ý.
Cụ thể, trong kỳ công bố trên, cả nợ nhóm 4 và 5 của VietinBank đều tăng mạnh. Nợ có khả năng mất vốn tăng từ 3.790 tỷ cuối 2016 lên 4.932 tỷ, tăng 30,1%; đặc biệt nợ nhóm 4 tăng đột biến, từ 805 tỷ đồng lên tới hơn 3.048 tỷ đồng, tăng tới 278%. Và tổng nợ xấu cũng tăng mạnh từ 6.706 tỷ đồng cuối 2016 lên 9.164 tỷ đến 30/9/2017, tăng tới 36,6%. Trong kỳ, riêng nợ nhóm 3 của VietinBank đã giảm mạnh, từ 2.111 tỷ đồng xuống còn 1.183 tỷ.
Tương tự, tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu báo cáo cũng ở mức rất thấp với 1,9% tính đến 30/9/2017, nhưng nợ nhóm 4 và 5 đã tăng rất mạnh. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng tới 50% so với cuối 2016, từ 6.466 tỷ lên tới 9.710 tỷ. Nợ nhóm 4 cũng tăng mạnh từ 995,48 tỷ lên tới 1.408,2 tỷ; riêng nợ nhóm 3 giảm được từ gần 5.594 tỷ xuống 4.131 tỷ. Tổng nợ xấu của BIDV theo giá trị tuyệt đối đã tăng từ 13.055 tỷ cuối 2016 lên 15.249 tỷ đồng.
Nợ xấu gia tăng đi cùng với yêu cầu tăng thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, và điều này lý giải trực tiếp cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm ở những ngân hàng triệu tỷ nói trên.
Giới hạn được báo trước
Những ngân hàng triệu tỷ trên đang có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng khá, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại thấp. Triển vọng cải thiện lợi nhuận trong tương lai gần chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý nợ xấu để tăng hoàn nhập, cũng như thúc đẩy hướng dịch chuyển tín dụng bán lẻ để tăng lãi biên và tài sản sinh lời.
Còn ở định hình chung về tiếp tục tăng mạnh tổng tài sản và tín dụng là khó, tài nguyên có hạn và đã được khai thác gần giới hạn.
Như nhìn vào hoạt động của BIDV 9 tháng đầu năm nay, những dữ liệu cho thấy công suất của cỗ máy đã đẩy rất cao. Ví như, tổng nguồn vốn huy động được 1.053.841 tỷ đồng thì tổng quy mô tín dụng và đầu tư đã lên tới 1.080.702 tỷ đồng; tổng tiền gửi của khách hàng 823.073 tỷ đồng thì tổng cho vay tổ chức kinh tế và dân cư 828.007 tỷ đồng.
Tựu trung, tồn tại ở những ngân hàng triệu tỷ hiện nay vẫn là khó khăn chưa thể tháo gỡ căn bản và lâu dài: tăng được vốn để cải thiện các chỉ số và giới hạn, đặc biệt ở hệ số an toàn vốn (CAR).
Báo cáo của các thành viên này cho biết hiện vẫn đảm bảo CAR trên mức 9%, theo mức tối thiểu Ngân hàng Nhà nước quy định. Tình hình chung, cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước đến tháng 6/2017, CAR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đảm bảo với 9,67%, nhưng cho thấy dư địa để tăng trưởng trở nên hạn hẹp.
Để khắc phục, trong 2016 và tiếp tục 2017, các thành viên nhóm trên lần lượt phải phát hành trái phiếu dài hạn để đôn vốn cấp 2, nâng vốn tự có và đảm bảo yêu cầu CAR cho tăng trưởng. Đây là giải pháp bất đắc dĩ, vì phần được tính cho vốn cấp 2 cũng có giới hạn, trong khi chi phí lãi suất phải trả cao vượt trội (trong một kỳ hạn dài) so với huy động vốn thông thường.
Nhưng đó là giải pháp gần như khả thi duy nhất hiện nay, trước yêu cầu không tăng trưởng được tài sản, thì không những lợi nhuận có thể kém đi mà thị phần có nguy cơ chảy sang khối ngân hàng tư nhân với sức mạnh tài chính đang không ngừng thể hiện.
Và như công suất cỗ máy được đẩy cao như trên, cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, thực tế chung, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của nhóm này đến tháng 8/2017 ở mức 94,57%. Dù không dùng để xem xét giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định tại Thông tư 36, nhưng tỷ lệ rất cao đó cho thấy giới hạn còn lại cũng đã hạn hẹp.
Những giới hạn đó đã được báo trước, thậm chí đã có biểu hiện căng thẳng từ trong năm 2016, khi các thành viên đưa ra yêu cầu tăng vốn. Cho đến nay, đã gần hai năm trôi qua, yêu cầu vẫn chưa thể đáp ứng, do thiếu hậu thuẫn từ nguồn ngân sách nhà nước, mặc dù lợi ích và trách nhiệm lớn nhất tại khối ngân hàng triệu tỷ này thuộc về Nhà nước - cổ đông đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.
(Theo VnEconomy) Minh Đức

Trưởng thôn chặn xe cưới để đòi nợ giao thông nông thôn

Cập nhật lúc 14:56 
                
Vì cho rằng còn nhiều điều chưa rõ trong đóng góp xây dựng giao thông nông thôn nên chưa nộp đủ, 1 gia đình bị Trưởng thôn cho người chặn xe cưới thu nợ.

Vụ việc xảy ra tại thôn Sơn Tây xã Sơn Thành Tây huyện Tây Hòa (Phú Yên). Sáng 30-10, bà Nguyễn Thị Thu (ngụ thôn Sơn Tây xã Sơn Thành Tây) phản ánh với Báo Người Lao Động rằng để thực hiện chương trình nông thôn mới, gia đình 4 người của bà phải đóng góp 6 triệu đồng để xây dựng giao thông nông thôn. Vì cho rằng 1 người con của mình đã làm ăn xa, nên bà đề nghị bớt 1 suất nhưng thôn không đồng ý, nên bà chỉ mới nộp 3 triệu đồng, còn nợ 3 triệu đồng.

 Trưởng thôn chặn xe cưới để đòi nợ giao thông nông thôn - Ảnh 1.
Hiện trường chặn xe cưới để đòi nợ (Ảnh do gia đình cung cấp)

Sáng 17-10, gia đình bà tổ chức đám cưới cho con trai D.T.T (SN 1985). Khi xe cưới đến gần trụ sở thôn Sơn Tây thì Trưởng thôn Phan Văn Quảng đưa người dùng các cây gỗ lớn chặn xe, yêu cầu bà trả nợ tiền đóng góp giao thông nông thôn thì mới cho xe qua. Tại đây còn có mặt của Bí thư Chi bộ thôn Thẩm Thị Linh. "Tôi thừa nhận là còn nợ và sẽ trả, nhưng hết chỗ đòi nợ hay sao mà ra đường chặn xe cưới như vậy? Cưới hỏi là chuyện hệ trọng cả đời người ta mà sao họ làm vậy" – bà Thu bức xúc và cho biết vụ việc kéo dài gần 1 giờ, sợ không kịp giờ hành lễ nên bà phải ký cam kết đến ngày 30-12 sẽ lên trụ sở thôn để làm việc thì thôn mới dỡ rào cản để cho xe cưới qua. Cũng theo bà Thu, vụ việc đình đám, nhiều người trong xóm kéo ra xem nên gia đình rất xấu hổ.
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây, cho hay xã chỉ biết vụ việc vào ngày hôm sau. Ông đã mời Trưởng thôn Sơn Tây lên làm việc và ông Quảng thừa nhận vụ việc đúng như vậy. Tuy nhiên, một phần là do vận động nhiều lần nhưng gia đình bà Thu không nộp đủ. "Tôi đề nghị trưởng thôn khẩn trương tổ chức rút kinh nghiệm. Mặc dù gia đình họ còn nợ, nhưng có nhiều cách thuyết phục chứ chặn xe cưới của gia đình người ta vậy là không đúng. Trưởng thôn cũng biết sai. Tôi đề nghị trưởng thôn đến gặp gia đình nói họ thông cảm, sắp xếp cho ổn" – ông Hải nói.
(Theo Người Lao Động) Hồng Ánh