Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Sở Nội vụ Hà Nội có 8 Phó Giám đốc là đúng quy định!

Cập nhật lúc 15:38

Ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội - giải thích việc Sở Nội vụ Hà Nội có tới 8 Phó Giám đốc là do chính sách cán bộ chứ không liên quan gì đến bổ nhiệm, đề bạt.
 
Ngày 30/6, tại buổi họp báo trước kỳ họp thứ 4 HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP - nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc Sở Nội vụ Hà Nội đang bị “lạm phát” Phó Giám đốc.
Trước khi trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Hoài Nam khẳng định, Hà Nội đang làm rất quyết liệt trong vấn đề tinh giản biên chế. Ông Nam gọi đó là “cuộc cách mạng” của Hà Nội trong tổ chức, cải tổ bộ máy biên chế. Qua đó trên địa bàn đã giảm được số lượng lãnh đạo quản lý.
 Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho biết, việc Sở Nội vụ có tới 8 Phó Giám đốc là do chính sách cán bộ
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho biết, việc Sở Nội vụ có tới 8 Phó Giám đốc là do chính sách cán bộ
Về việc Sở Nội vụ Hà Nội vượt số Phó Giám đốc, ông Nam cho biết, tại thời điểm thực hiện Nghị định 24 (năm 2014) của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Sở Nội vụ đảm bảo đủ số lượng cấp phó theo quy định.
“Tuy nhiên, đến năm 2015 - Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội và năm 2016 - bầu cử chính quyền các cấp thì có chính sách liên quan đến cán bộ không đủ 30 tháng ở vị trí công tác không được đảm nhận. Do vậy, một số cán bộ không đủ tuổi tái cử nên phải nhận nhiệm vụ khác dù không bị kỷ luật gì”, ông Nguyễn Hoài Nam giải thích.
Theo ông Nam số cán bộ không đủ 30 tháng ở vị trí công tác phải đảm nhận công việc khác không được tính vào số cán bộ liên quan đến việc bổ nhiệm, đề bạt theo quy định của pháp luật.
“Đó là việc liên quan đến chính sách cán bộ chứ không phải việc bổ nhiệm, đề bạt vượt số lượng theo quy định”, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội - Nguyễn Hoài Nam nói.
Trước kỳ họp HĐND TP, ông Nguyễn Hoài Nam cũng đại diện Ban Pháp chế báo cáo kết quả khảo sát thực hiện Nghị quyết 16 về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp trên địa bàn năm 2017.
Báo cáo chỉ rõ trong 6 tháng đầu năm 2017, các đơn vị của TP Hà Nội tinh giản biên chế được 3 đợt với 269 trường hợp. Đối với cơ quan hành chính, các đơn vị của Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp bộ máy của 22 sở, ban ngành. Về bộ máy lãnh đạo, các đơn vị của Hà Nội cũng đã giảm được 17/82 Phó Giám đốc sở; giảm 26/182 Trưởng phòng và 116/517 Phó phòng.
Tại hội buổi họp báo, ông Nguyễn Hoài Nam cũng nhận được đề nghị làm rõ lý do tại sao Ban Pháp chế không đưa thông tin Sở Nội vụ có tới 8 Phó Giám đốc vào trong báo cáo kết quả khảo sát về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp trên địa bàn?
Theo ông Nam, thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Pháp chế chỉ dựa trên cơ sở giám sát thực hiện Nghị quyết của HĐND TP về giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức.
(Theo Dân trí) Quang Phong

Tin mới vụ nổ lớn trước nhà giám đốc doanh nghiệp

Cập nhật lúc 15:20

(Tin tức pháp luật) - Khi mở cửa thấy bịch màu đen, ông Hối tưởng túi đồ chơi của trẻ con nên ném xuống đất và bất ngờ phát nổ rất to.
Liên quan đến thông tin vụ nổ lớn trước nhà một giám đốc doanh nghiệp vận tải, sáng ngày 30/6, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lương Sỹ Kỳ, Chủ tịch UBND phường 5, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) xác nhận sự việc.
"Các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra, làm rõ vụ nổ này. Hiện chưa biết có mâu thuẫn cá nhân gì trong vụ việc này, còn công ty này đã thành lập và ở địa bàn phường lâu rồi", ông Kỳ nói
 Tin moi vu no lon truoc nha giam doc doanh nghiep
Lực lượng công an đang điều tra tại hiện trường vụ việc. Ảnh: VOV
Cùng ngày, phóng viên liên hệ với trưởng công an phường 5 thì nhận được câu trả lời công an tỉnh đang thụ lý vụ việc này.
Như báo chí đưa tin, vụ nổ xảy ra vào khoảng 4h50 sáng ngày 30/6, trước cửa căn nhà số 74 đường Mai Xuân Thưởng, phường 5 khiến ông Đặng Đức Hối (53 tuổi) là chủ nhà đồng thời cũng là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Vận tải hàng hóa Trường Tín bị thương.
Anh Đặng Đức Trường, con trai nạn nhân kể lại: “Lúc tôi đang ngủ, mẹ mở cửa đi tập thể dục. Mẹ tôi mửa hé cửa nhưng thấy bịch màu đen nên không mở được.
Bố tôi ra giúp, thấy bịch màu đen, tưởng là túi đồ chơi mấy đứa nhỏ để đó nên ném xuống đất, thì phát nổ rất to. Lúc tôi chạy xuống thấy khói mù, bố tôi ngồi đó máu me đầy người. Sau đó tôi tri hô gọi người nhà và báo Công an”.
 Tin moi vu no lon truoc nha giam doc doanh nghiep
Ông Hối đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Phú Yên. Ảnh: Zing.vn
Trong khi đó, ông Lê Thức, nhà ở gần đó cho biết, khi ông nghe thấy tiếng nổ lớn nên mở cửa chạy ra ngoài, thấy vụ nổ này xảy ra trước cửa nhà ông Hối. Vụ nổ đã làm vỡ bậc tam cấp cuối cùng, hiện trường có nhiều mảnh vỡ li ti và có bịch nhựa màu đen.
Anh Trần Đăng Khoa, một người dân sống cạnh nhà nạn nhân cũng cho rằng: “Lần đầu tiên tôi chứng kiến sức công phá khủng khiếp của quả đạn. Bê tông nổ khiến nhà kế bên còn rung lên, bụi mù mịt. Việc gài mìn trước nhà dân như vậy gây tâm lý rất hoang mang”.
Được biết, ông Hối trước đó lái xe tải được thời gian thì mở công ty chuyên về vận tải.
"Ông ấy sống khá hiền, được mọi người xung quanh quý mến", người dân sống cạnh nhà ông Hối nói.
Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, ông Hối nhập viện trong tình trạng toàn thân nám đen, mắt bị thương, gãy ngón chân phải. "Bệnh nhân bị nhiều mảnh vỡ ghim vào, nghi do mìn", người đại diện bệnh viện nói.
Vụ việc đang được Công an thành phố Tuy Hòa phố hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng để điều tra làm rõ.
(Theo Đất Việt) Thùy Dung

Yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái giải trình khoản vay 20 tỉ xây biệt thự

 Cập nhật lúc 14:51  

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho biết Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý sẽ phải giải trình khoản vay 20 tỉ đồng vay từ ngân hàng để xây biệt thự.

Yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái giải trình khoản vay 20 tỉ xây biệt thự - Ảnh 1. 

Khu đất xây dựng "biệt phủ" do vợ ông Phạm Sỹ Quý đứng tên - Ảnh: Nguyễn Dương
Sáng 30-6, trao đổi với Báo Người Lao Động qua điện thoại về việc kê khai tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý và gia đình, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho biết ông và Đoàn thanh tra đang có mặt ở Yên Bái để làm việc trong 15 ngày.
"Chúng tôi sẽ làm rõ và công khai, minh bạch"- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho hay.
Được biết, trước đó vào ngày 27-6, ông Phạm Trọng Đạt cùng Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra tài sản của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trong 15 ngày.
Về thông tin gia đình ông Quý vay khoảng 20 tỉ đồng từ ngân hàng đề xây biệt thư, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Phạm Trọng Đạt cho biết Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ sẽ yêu cầu giải trình.
"Nguồn gốc tài sản họ (gia đình ông Quý) giải trình như thế nào phải có cơ sở, vay ngân hàng cũng phải có cơ sở, thuộc trách nhiệm phải giải trình"- ông Phạm Trọng Đạt bày tỏ.
Trước đó, trao đổi với báo chí vào chiều 29-6 về khối tài sản "khủng" của mình và gia đình, ông Phạm Sỹ Quý cho biết khu đất rộng hơn 13.000 m2 có giá trị khoảng hơn 600 triệu đồng (vào thời điểm năm 2014) đứng tên vợ ông- bà Hoàng Thị Huệ.
Ông Quý cũng chia sẻ rằng để mua được khu đất ấy, ông đã phải vay ngân hàng gần 20 tỉ đồng. Ngoài ra, còn vay mượn của anh em bạn bè.
Về khối tài sản của mình và vợ, ông Quý cho biết đó là kết quả của cả một quá trình ông bươn chải, lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề từ buôn chổi đót, lá chít từ Yên Bái xuống Hà Nội tới việc ủ men nấu rượu, làm bánh kẹo, mở xưởng đóng giày ở Hà Nội để kiếm tiền.
Theo bản kê khai tài sản của ông Quý đã được công bố công khai từ tháng 1-2017, gia đình ông Quý sở hữu một ngôi nhà tại tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600 m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Vợ chồng ông Quý còn có một ngôi nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden nằm trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội rộng trên 130 m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỉ đồng.
Ông Quý cũng kê khai có sở hữu một nhà tạm diện tích xây dựng 150 m2, giá trị 200 triệu đồng đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra, ông còn sở hữu mảnh đất 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng tại tổ 51 phường Minh Tân, TP Yên Bái đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trang trai diện tích 2 ha giá trị 1 tỉ đồng. Bên cạnh đó, ông Quý cho biết đang sử dụng 1 ô tô Camry.
Trong bản kê khai, ông Quý cho biết thu nhập trong năm 2016 tăng 1 tỉ đồng. Theo ông Quý lý giải đây là thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ.
Công an triệu tập thêm nhà báo
Liên quan đến vụ án ông Lê Duy Phong, nguyên trưởng Ban bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị bắt, trong một diễn biến khác, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, ngoài việc triệu tập ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, trong ngày 29-6, Công an TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã làm việc với 1 phóng viên của báo Giáo dục Việt Nam.
Cũng theo nguồn tin này, cơ quan điều tra đã làm việc với phóng viên của báo điện tử Giáo dục Việt Nam về những nội dung, quá trình mà trước đó phóng viên này đã lên Yên Bái để tìm hiểu thông tin về khu dinh thự của nhà ông Vũ Xuân Sáng.
Cơ quan Công an đang tiếp tục triệu tập những người liên quan để làm rõ những vấn đề liên quan đến số tiền 200 triệu đồng mà Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái đưa cho ông Lê Duy Phong.
(Theo Người Lao Động) Văn Duẩn

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái

Cập nhật lúc 16:20

Hình ảnh biệt phủ của gia đình giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Yên Bái nằm trong khu đất 1,3ha nằm tại phường Minh Tân, TP Yên Bái do PV Tuổi Trẻ ghi lại.



Khuôn viên khu biệt phủ gồm biệt thự, nhà thờ, hồ nước, bể bơi, cầu dây văng và sân vận động - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 27-6, Thanh tra chính phủ tiến hành thanh tra làm rõ nguồn gốc khối tài sản “khủng” gồm nhiều đất đai, dinh thự của ông Phạm Sĩ Quý - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Yên Bái. 
Ông Phạm Trọng Đạt - cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) - cho biết thời gian qua báo chí phản ảnh rất nhiều về tài sản của ông Quý, đặc biệt diện tích đất đai mà gia đình ông đang sở hữu.
Trước đó ngày 8-6, Chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý), sử dụng đất đai tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái.
Cùng xem những hình ảnh biệt phủ của gia đình giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Yên Bái nằm trong khu đất 1,3ha nằm tại phường Minh Tân, TP Yên Bái:
Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Cận cảnh biệt phủ - Ảnh: NAM TRẦN
Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái  
Hệ thống nhà hàng ăn uống, quán hát karaoke và trung tâm tiệc cưới - Ảnh: NAM TRẦN
 Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Khu hồ bơi và một số biệt thự xung quanh -Ảnh: NAM TRẦN
 Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Ba sân bóng nhân tạo nằm giáp nhau xung quanh là đồi - Ảnh: NAM TRẦN
 Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Cận cảnh hai tấm cửa lớn bằng đồng của biệt phủ - Ảnh: NAM TRẦN
 Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Hồ nước lớn trước khu biệt phủ, ở giữa là cây cầu dây văng lát mặt gỗ - Ảnh: NAM TRẦN
 Cận cảnh biệt phủ gia đình giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
Toàn cảnh khu biệt phủ nằm giữa đồi núi thuộc phường Minh Tân, Yên Bái - Ảnh: NAM TRẦN

(Theo Tuổi trẻ) Nam Trần
Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại
Cập nhật lúc 16:03

Chiều 29.6, rất đông người dân và đông đảo giới phóng viên tập trung theo dõi phiên tòa. Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh, người bào chữa cho bị cáo Phương Nga, ngày mai 30.6 là hết thời hạn tạm giam của tòa với Phương Nga.
 
Bị cáo Phương Nga (trài) và Thùy Dung tại phiên tòa

Như vậy, nhiều khả năng bị cáo Phương Nga và Thùy Dung sẽ được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại.
Trả lời câu hỏi, nếu bị cáo Phương Nga được cho tại ngoại, luật sư Phạm Công Hung, người bào chữa cho Phương Nga, cho biết, đấy sẽ là điều rất tuyệt vời, thể hiện sự công minh của HĐXX đối với những việc cần phải làm; đồng thời có thể hạn chế được hậu quả sẽ xảy ra trong tương lai với những người liên quan và Nhà nước.
Còn ông Cao Toàn Mỹ thì từ chối câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động nói về cảm xúc trước thông tin nhiều khả năng Phương Nga sẽ được cho tại ngoại mà nói để luật sư của ông trả lời cho chính xác.
Ngày 29.6, chủ tọa phiên tòa đã hỏi rất kỹ bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung và nhân chứng Lữ Minh Nghĩa (người yêu Thùy Dung) về nguồn gốc của những bức thư nilon như: Giấy nilon ở đâu mà có, viết như thế nào, phương thức giao nhận cho cán bộ quản giáo tên N. ra sao, có phải trả chi phí gì không…  Chủ tọa phiên tòa cũng hỏi rất kỹ ông Cao Toàn Mỹ về các thỏa thuận mua bán nhà với bị cáo Phương Nga, chi tiết căn nhà số 7 Nguyễn Trãi…
Cuối buổi xét xử, chủ tọa phiên tòa đề nghị nhân chứng Lữ Minh Nghĩa, Hồ Mai Phương (mẹ Phương Nga) các luật sư và đại diện VKS tham gia tố tụng ký tên trên bì thư niêm phong những bức thư nilon, các tài liệu chứng cứ, “bản dịch" đoạn ghi âm ông Nghĩa, bà Phương đã nộp cho tòa, để giám định các tài liệu này. Đồng thời chủ tọa thông báo trong quá trình xét hỏi đã có tình tiết mới và HĐXX sẽ xem xét, đánh giá đầu giờ chiều nay, trước khi bắt đầu trở lại phiên tòa vào 15h.
 Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại ảnh 1
Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa kiểm tra bức thư nilon trước khi niêm phong. Ảnh Ngọc Tiến
Những động thái này đặt ra câu hỏi: Phải chăng tòa sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại? Dưới đây là ý kiến của một số luật sư về vấn đề này:
Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Cty Luật Hồng Long, Đoàn Luật sư TPHCM: "Tôi cho rằng khả năng đến 98% tòa sẽ trả hồ sơ. Bởi lẽ, qua theo dõi phiên tòa, có những tình tiết, tài liệu mới, mà theo tôi thì không thể làm rõ ngay tại phiên tòa được.
 Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại ảnh 2
Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh: 98% tòa sẽ trả hồ sơ.
Chẳng hạn, phải làm rõ chữ viết trên những bức thư nilon có phải của Thùy Dung không? Có thật một cán bộ quản giáo tên N chuyển ra bên ngoài từ trại giam hay cán bộ chuyển thư của Lữ Minh Nghĩa từ bên ngoài vào không? Nếu có thật thì đây là những hoạt động xâm phạm hoạt động tư pháp một cách nghiêm trọng.
Do đó, để bảo đảm xem xét, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện thì HĐXX  cần cho giám định, điều tra làm rõ những tình tiết trên. Khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX có thể yêu cầu quá trình điều tra phải làm rõ những tình tiết gì để phục vụ hoạt động xét xử".
Luật sư Phạm Hoài Nam, Hãng luật Bến Nghé, Đoàn Luật sư TPHCM: "Tôi cũng đồng ý rằng, với những động thái như đã xảy ra sáng nay tại phiên tòa, thì khả năng HĐXX sẽ trả hồ sơ để điều tra lại/điều tra bổ sung là rất cao. Một trong những việc cần phải làm là giám định các hồ sơ, tài liệu mà các nhân chứng, luật sư đã cung cấp tại phiên tòa. Mà việc này thì HĐXX không thể làm rõ được tại phiên tòa.
Tôi cũng mong muốn, cùng với việc trả hồ sơ điều tra lại/điều tra bổ sung (nếu có) thì tòa cũng nên thay đồi biện pháp ngăn chặn với bị cáo Phương Nga, Thùy Dung từ tạm giam sang cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh. Như vậy, tính nhân văn trong hoạt động xét xử sẽ được dư luận đánh giá cao".
 Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại ảnh 3
Luật sư Phạm Hoài Nam.
Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM: Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau: “Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được”. Theo dõi phiên tòa, tôi nhận thấy có nhiều mâu thuẫn giữa các lời khai của bị cáo với người bị hại; mâu thuẫn lời khai giữa người bị hại với nhân chứng; mâu thuẫn lời khai giữa bị cáo với nhân chứng, thậm chí có bị cáo phủ nhận lời khai trong quá trình điều tra…
Đặc biệt, những bức thư nilon mà nhân chứng Lữ Minh Nghĩa nộp cho tòa, đoạn băng ghi âm bà Hồ Mai Phương nộp cho tòa đã niêm phong thì cần phải được giám định để đánh giá xem đây có phải là chứng cứ theo quy định của pháp luật hay không, hay chỉ là những tài liệu mà nhân chứng cung cấp… Do đó, tôi cũng có chung nhận xét, rất nhiều khả năng HĐXX sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
 Hoa hậu Phương Nga được tại ngoại ảnh 4
Bị cáo Phương Nga xem tài liệu khi trả lời thẩm vấn của luật sư. Ảnh Nam Dương
(Theo Lao Động) NAM DƯƠNG

Việt Anh bức xúc, mắng cư dân mạng ‘ngu’

 Cập nhật lúc 15:40                

Đừng bao giờ lôi trẻ con vào chuyện của người lớn. Thế là ngu đấy’ – Việt Anh chia sẻ trên trang cá nhân.



Cách đây ít phút, trên trang cá nhân, nam diễn viên Việt Anh đã chia sẻ dòng trạng thái đầy bức xúc đối với một số người dành những ngôn từ bất lịch sự cho con trai anh. Dòng trạng thái này sau 1 giờ đăng tải đã thu hút hơn 7000 lượt thích cùng vô số bình luận. 

Nam diễn viên viết: ‘Tôi cảnh báo một số bạn não cá vàng và quá khích nhé. Các bạn có thể động đến tôi, nhưng đừng bao giờ động vào con tôi. Tôi là người của công chúng, nhưng cũng vẫn là con người. Các bạn đừng vin vào cớ đấy. Không thấy tôi nói gì, làm gì là các bạn được quyền dẫm đạp nhé. Cái gì cũng có giới hạn thôi… Đừng bao giờ lôi trẻ con vào chuyện của người lớn. Thế là ngu đấy’.
Nữ diễn viên Bảo Thanh được cho là người đã nhắn tin thân mật với Việt Anh. 

Trước đó, bà xã Việt Anh đăng status dằn mặt người thứ ba cố tình ve vãn chồng mình, mặc dù đã có gia đình hạnh phúc. Không lâu sau đó, những bằng chứng của sự việc đã được cộng đồng mạng tìm kiếm và đăng tải tràn lan trên mạng xã hội. Khi liên lạc với số điện thoại trong hàng loạt tin nhắn được chia sẻ, người bắt máy không ai khác chính là Bảo Thanh.  

Chia sẻ với báo giới về vấn đề này, Trần Hương cho biết, cô đã bị 'ném đá' dữ dội trong những ngày vừa qua. Cô cũng từ chối bình luận về những tin nhắn được lan truyền trên mạng xã hội, ‘để mọi người tự hiểu vì mọi chuyện đã quá rõ ràng rồi’.


Hình ảnh mới nhất do Bảo Thanh đăng tải. 
Bảo Thanh, người được cho là có liên quan đến sự việc cũng từ chối chia sẻ bất cứ điều gì về vụ lùm xùm này. Cô lặng lẽ đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh nắm chặt tay chồng với lời nhắn nhủ: ‘Gia đình là điều quan trọng nhất, còn những thứ khác, có hay không có, không quan trọng!’.


Về phần mình, Đức Thắng, chồng Bảo Thanh đã lên tiếng bảo vệ vợ. ‘Tôi nghĩ, nghề này của vợ tôi, nổi tiếng đi kèm tai tiếng. Tôi tin và hiểu cô ấy’ – anh cho biết.

(Theo VietNamNet) Nhật Hạ

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Sắp bị kiện, Công ty đóng tàu bất ngờ "bật" lại ngư dân vụ tàu 67

Cập nhật lúc 16:10

Ngay sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định yêu cầu ngư dân khởi kiện và công an “truy tố” công ty TNHH Đại Nguyên Dương vì có ý định trốn trách nhiệm. Bất ngờ, công ty này có văn bản khẳng định việc chậm sửa chữa là do ngư dân?.
Công ty nhiệt tình, ngư dân không thực hiện!(?)
Ngày 27.6, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định, Sở NN&PTNT Bình Định, Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài về việc tàu cá đóng mới theo Nghị định 67. Văn bản do ông Nguyễn Xuân Nguyên - Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương ký.
Theo văn bản, ngày 6.6 Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và cán bộ kỹ thuật đã vào dự cuộc họp của đoàn thẩm định, chiều cùng ngày Công ty cùng Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài tổ chức cuộc họp với 5 ngư dân.

 sap bi kien, cong ty dong tau bat ngo "bat" lai ngu dan vu tau 67 hinh anh 1
Tàu vỏ thép BĐ 99179 TS (tàu bị rỉ sét) được đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương của ngư dân Mai Văn Chương đưa vào sử dụng vào tháng 8.2016, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Ảnh: D.T
Văn bản cho hay: “Cuộc họp đã thống nhất phương án sửa chữa, bảo hành cho các tàu cá. Đại diện ngư dân ông Trần Minh Vương cùng cán bộ kỹ thuật của Công ty Đại Nguyên Dương đã đến Công ty CP Kỹ thuật biển S. TECH  (Đà Nẵng) để đưa tàu lên đà tiến hành khắc phục sửa chữa, bảo quản. Đã thống nhất nội dung hợp đồng có bảng kê chi tiết kèm theo, song cho đến nay các ngư dân vẫn không thực hiện do chờ  ý kiến của UBND tỉnh Bình Định”.
Cũng theo văn bản này, để đảm bảo quyền lợi cho các ngư dân và việc sửa chữa bảo dưỡng tàu cho các ngư dân được khách quan tránh hiểu lầm không đáng có, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thông báo và đề nghị các cấp, cơ quan lãnh đạo quan tâm chỉ đạo đôn đốc ngư dân sớm đưa tàu ra Công ty TNHH Đại Nguyên Dương tại địa chỉ cụm công nghiệp cơ khí tàu thuyền thị trấn Xuân Trường (huyện Xuân Trường, Nam Định) để công ty tiến hành xác định các lỗi hỏng hóc, sự cố của tàu, khắc phục trong phạm vi bảo hành. 

Tàu do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng bị rỉ sét, tràn lan. Ảnh: D.T

“Ngày 26.6, công ty có nhận được giấy mời vào họp công bố kết quả thẩm định của UBND tỉnh Bình Định nhưng giám đốc đang nằm viện điều trị nên không thể dự họp”- văn bản nêu.
Đổ lỗi cho ngư dân, quá tàn nhẫn!
Ngư dân Mai Văn Chương (trú xã Cát Hải, huyện Phù Cát)- Chủ Tàu vỏ thép BĐ 99179 TS tỏ ra bức xúc, ngay khi tiếp nhận được văn bản phản hồi của công ty TNHH Đại Nguyên Dương. Chiếc tàu hơn 15 tỷ đồng của gia đình ông đang bị xuống cấp trầm trọng do công ty này dùng thép Trung Quốc thay cho thép Nhật/ Hàn không đúng hợp đồng.
“Trong văn bản, công ty đóng tàu đổ lỗi do ngư dân không chịu sửa chữa. Họ viện ra lý do, công ty dẫn ngư dân ra Đà Năng coi việc sửa chữa nhưng ngư dân không chịu. Điều này quá vô lý, nếu chính quyền không làm “mạnh tay”, yêu cầu truy tố, khởi kiện… thì họ có xuất hiện không?. Trước đó, công ty cứ lơ lơ chẳng thèm quan tâm giờ lại đổ lỗi cho chúng tôi, quá tàn nhẫn”-ngư dân Chương bức xúc.


Con tàu hàng chục tỷ đồng hư hỏng sau vài chuyến biển, thật khó tin. Ảnh: D.T

Trong khi đó, ngư dân Trần Minh Vương (trú xã Cát Tiến, huyện Phù Cát)- Chủ tàu BĐ 99027 TS cho biết: “Chúng tôi đã được cơ quan chức năng mời đến tòa án huyện, tư vấn và nhận 2 đơn khởi kiện. Chắc chắn phải kiện công ty TNHH Đại Nguyên Dương ra tòa nhưng ngư dân vẫn đang chờ công ty sẽ sửa chữa như thế nào, chúng tôi đang đợi họ xử lý nhưng chưa thấy”.
Trong sáng nay (28.6), UBND huyện Phù Mỹ cũng đã mời 3 ngư dân đóng tàu tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương bị hư hỏng, để hướng dẫn cách khởi kiện công ty này ra tòa.

Ngư dân Nguyễn Văn Lý quyết kiện công ty TNHH Đại Nguyên Dương ra tòa. Ảnh: D.T

Liên quan đến vấn đề trên, ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định cho hay, dự kiến thứ 6 tuần này (tức ngày 30.6) Sở sẽ chủ trì cuộc họp cùng với đại diện lãnh đạo hai Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu và 17 chủ tàu có tàu bị hư hỏng cùng làm việc để thống nhất thời gian, phương án khắc phục đối với cụ thể từng tàu dựa trên kết luận của tổ thẩm định. Ngoài ra, sẽ thành lập tổ giám sát sửa chữa, kiểm định chất lượng tàu.      
“Hợp đồng 1 đằng, thi công 1 nẻo”
Theo kết quả thẩm định mà Sở NNPTNT Bình Định công bố, căn cứ theo hồ sơ, tài liệu (bản photocoppy) do các ngân hàng thương mại mà ngư dân đã ký kết hợp đồng vay vốn đóng tàu cung cấp, 5 tàu cá vỏ thép do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) đóng có nguồn gốc xuất xứ thép từ Trung Quốc nhưng theo biên bản xác nhận khối lượng thực hiện giữa Công ty với 5 chủ tàu là thép Hàn Quốc. Công ty TNHH Đại Nguyên Dương có 3/5 tàu có mẫu không đạt  thép thường cấp A. 
(Theo Dân Viêt) Dũ Tuấn

 Ơ, lạ nhỉ? Vừa đóng xong đã hỏng. Hợp đồng "thịt dê", đưa ra "thịt chó" sao ngư dân chấp nhận được? Bọn làm ăn táng tận lương tâm này đáng được đưa vào tù cho chúng rút kinh nghiệm.
Thương Giang

Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái có sở hữu “biệt phủ khủng“?

Cập nhật lúc 15:58

Liên quan đến việc dư luận xôn xao về “biệt phủ” nghi của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái - Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, trao đổi với Lao Động, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra T.Ư - cho rằng, cần phải thanh tra để làm rõ “biệt phủ” đó là của ai, nguồn gốc vì sao có tài sản “khủng” như vậy?
 
Khu biệt thự nghi là của gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh: Soha
Ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh: Trong khi dư luận đang xôn xao, hoài nghi về “biệt phủ khủng” ở Yên Bái có phải là của Giám đốc Công an Yên Bái hay không thì việc cần thiết hiện nay là các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để thanh tra, làm rõ “biệt thự khủng” đó là của ai, nguồn gốc tiền đó từ đâu mà có để làm “biệt phủ khủng” như vậy.
Ông Hùng cũng cho rằng, để thanh tra một cách khách quan thì việc thanh tra nên để cơ quan Trung ương vào cuộc như Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ chẳng hạn. Và khi nào có kết luận thanh tra thì phải công khai trên báo chí cho dân biết. Nếu tài sản đó không làm rõ được nguồn gốc thì phải sung công và xử lý nghiêm người vi phạm.
"Để cho dân tin cán bộ lãnh đạo, tin vào Đảng thì mọi vấn đề đang được dư luận quan tâm các cơ quan chức năng phải khẩn trương thanh tra làm rõ, rồi công khai minh bạch cho dân biết và đặc biệt là phải xử lý nghiêm cán bộ lãnh đạo vi phạm để làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy nhà nước", ông Hùng nói. 
 Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái có sở hữu “biệt phủ khủng“? ảnh 1
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương. Ảnh: Xuân Hải.
Chiều qua (27.6), Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra nguồn gốc tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái (15 ngày).
Theo ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, thẩm quyền thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý thuộc tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do ông Phạm Sỹ Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái - nên để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thông tin với dư luận, Yên Bái đã đề nghị cơ quan trung ương vào cuộc. Tổng Thanh tra Chính phủ đã giao Cục Chống tham nhũng thực hiện việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý sau những lùm xùm thời gian vừa qua. 
Ông Đạt nhấn mạnh: Vấn đề này dư luận đang rất quan tâm, theo tôi, tỉnh Yên Bái cần chủ động xem xét việc có thành lập đoàn thanh tra hay không. Nếu có vướng mắc gì thì tỉnh có thể đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.
Sáng 28.6, trao đổi với PV Báo Lao Động qua điện thoại, Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho rằng, Yên Bái cần chủ động xem xét nghiêm túc các thông tin đang rất được dư luận quan tâm về biệt thự được cho của gia đình ông Đặng Trần Chiêu - Giám đốc CA tỉnh và ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Ông Đạt cho rằng, đây là vấn đề báo chí quan tâm và rất nhiều người dân cũng đã nhắn tin cho ông phản ánh, chia sẻ về việc này.
“Ở đây, quyết định thanh tra tài sản của gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường là thực hiện theo đề nghị của tỉnh Yên Bái thì Thanh tra Chính phủ trực tiếp kiểm tra. Còn riêng biệt thự được cho của gia đình Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thì là trách nhiệm của tỉnh. Theo tôi, tỉnh phải căn cứ vào ý kiến của dư luận, báo chí nêu vấn đề để chủ động xem xét hết sức nghiêm túc, có thể thành lập đoàn thanh tra hay kiểm tra như thế nào đó”, ông Đạt nêu rõ.
Theo lời vị Cục trưởng, ông sẽ đề nghị UBND tỉnh Yên Bái sớm vào cuộc làm rõ vấn đề này. Trong trường hợp tỉnh muốn Thanh tra Chính phủ tham gia thì cơ quan này sẽ vào cuộc.
Cũng trong sáng cùng ngày, tại buổi họp báo thường kỳ, Trung tướng Nguyễn Văn Lưu - Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết, Bộ này sẽ tiến hành nắm tình hình thông tin dư luận về "biệt phủ" của gia đình Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái mà báo chí phản ánh thời gian qua.
“Nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra, làm rõ. Khi có kết luận thanh tra, Bộ Công an sẽ có thông tin chính thức tới các cơ quan báo chí” - Chánh Thanh tra Bộ Công an khẳng định.
(Theo Lao động) XUÂN HẢI - LONG NGUYỄN

Yên Bái: Thiếu điều kiện vẫn bổ nhiệm Giám đốc Sở TN-MT

Cập nhật lúc 15:05                
Từng thiếu điều kiện để bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý tiếp tục bị Thanh tra Chính phủ thanh tra khối tài sản của gia đình.
Chiều 27-6, tại Yên Bái, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố thanh tra tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Yên Bái. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã trực tiếp ký văn bản đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.
Làm rõ nguồn gốc tài sản "khủng"
Trao đổi với PV Báo Người Lao Động chiều cùng ngày, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho biết Tổng Thanh tra Chính phủ đã giao Cục Chống tham nhũng thực hiện việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý sau những lùm xùm thời gian vừa qua.
Trước đó, Thanh tra tỉnh Yên Bái đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, cấp phép xây dựng đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ - vợ ông Phạm Sỹ Quý, sử dụng đất tại Tổ 42, Tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái. Khu đất này có diện tích đất 1,3 ha, trên đó có xây dựng nhiều công trình như biệt thự, hồ, nhà thờ… Điều đáng nói, diện tích đất này được chuyển đổi từ đất rừng bằng 6 quyết định chuyển đổi chỉ trong 1 ngày.
Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái: Thiếu điều kiện bổ nhiệm, thanh tra khối tài sản - Ảnh 1. 
Ông Phạm Sỹ Quý - Ảnh: CTV
Tuy nhiên, ông Phạm Sỹ Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nên dù thẩm quyền thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý thuộc tỉnh Yên Bái nhưng để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thông tin với dư luận, Yên Bái đã đề nghị cơ quan trung ương vào cuộc.
Về nội dung thanh tra, Cục Chống tham nhũng sẽ làm rõ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, chủ trương, chế độ chính sách, kê khai minh bạch tài sản… của ông Phạm Sỹ Quý. Ông Phạm Trọng Đạt cho rằng ông Phạm Sỹ Quý cán bộ nhà nước nên phải làm rõ xem việc kê khai có đầy đủ không, bao gồm cả khối tài sản đứng tên bà Hoàng Thị Huệ vì tài sản của vợ chồng là một.
Mặt khác, việc quản lý đất rừng cũng phải làm rõ xem việc chuyển đổi được cơ quan thẩm quyền thực hiện ra sao, bởi việc này đã có quy định của luật, HĐND tỉnh quyết chứ cá nhân sao làm được. Đó là chưa kể còn phải xem xét, đối chiếu với tổng thể về quy hoạch phát triển đô thị Yên Bái do Thủ tướng phê duyệt.
Bộ Nội vụ: Tiêu chuẩn bổ nhiệm không đáp ứng
Được biết, ông Phạm Sỹ Quý được bà Phạm Thị Thanh Trà, khi còn Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN-MT vào ngày 9-9-2016. Trước khi làm Giám đốc sở, ông Quý đã có nhiều năm làm Phó giám đốc Sở TN-MT kiêm Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.
Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái: Thiếu điều kiện bổ nhiệm, thanh tra khối tài sản - Ảnh 2. 
Khu đất xây dựng "biệt phủ" do vợ ông Phạm Sỹ Quý đứng tên - Ảnh: Nguyễn Dương
Trả lời báo chí trước đó, bà Phạm Thị Thanh Trà- khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho báo chí hay việc bổ nhiệm cán bộ là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh uỷ và Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái, theo quy trình chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 27-6 của Bộ Nội vụ, trả lời báo chí về việc bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Quý, ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó chánh Thanh tra Bộ Nội vụ cho hay: năm 2016, lúc được bổ nhiệm thì ông Phạm Sỹ Quý đang được cử đi học lớp quản lý nhà nước, hệ chuyên viên chính.
Giai đoạn bổ nhiệm ông Quý chưa có bằng chuyên viên chính và sau đó đã được cấp chứng chỉ quản lý nhà nước. Tiêu chuẩn như vậy khi bổ nhiệm là không đáp ứng được yêu cầu và việc thiếu "chuyên viên chính" là sai phạm. Tuy nhiên, đến tháng 11-2016, ông Quý đã khắc phục được sai phạm này, tức là đã bổ sung chứng chỉ quản lý nhà nước hệ chuyên viên chính.
Ông Khương cũng cho biết, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức kiểm điểm các tổ chức cá nhân về vấn đề bổ nhiệm này. Thời gian tới Bộ Nội vụ yêu cầu đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chí bổ nhiệm theo pháp luật quy định. UBND tỉnh Yên Bái cũng đã có văn bản báo cáo Chính phủ.
(Theo Người Lao Động) Nguyễn Quyết