Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013


22:11
 Cuộc chơi bất chấp lý lẽ kiểu Trung Quốc

Nếu họ đang khôi phục lại đế chế Trung Hoa với cách thức bá quyền thì quả là một điều vô cùng đáng lo ngại cho hòa bình trong khu vực.
Suốt thời gian qua, Trung Quốc tung ra hàng loạt chiêu trò “đánh lận con đen” về vấn đề chủ quyền của mình trên biển hiện nay. Trên mặt trận thông tin, Trung Quốc tung hỏa mù bằng cách gieo vào lòng dân chúng những sự thật mơ hồ, kích động “chủ nghĩa dân tộc” cực đoan để bắt các nước phải giải quyết tranh chấp theo sự áp đặt của họ.
“Trên thực địa, họ tiến hành hàng loạt các hoạt động xâm phạm chủ quyền các quốc gia khác và sử dụng lối ứng xử đầy thô bạo đi ngược lại luật pháp quốc tế, những gì họ đã phê chuẩn, ký kết cũng như những nguyên tắc nhân đạo tối thiểu của nhân loại” - nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định.
Kích động lòng “hãnh tiến dân tộc” đại Hán?
Phóng viên:Thưa ông, Trung Quốc đang từng bước thực hiện mưu đồ bá quyền của mình ở biển một cách đầy hung hăng bằng nhiều chiêu trò khác nhau. Qua tất cả những sự kiện mà Trung Quốc “đánh lận con đen” về vấn đề chủ quyền trên biển Đông, ông có thể nói gì về cái gọi là “chơi kiểu Trung Quốc”?
+ Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Như chúng ta đã biết trước khi bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đầu thế kỷ XX thì Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên vùng đất này một cách thật sự, liên tục, hòa bình bằng chức năng của nhà nước.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 80% diện tích ở biển Đông trong nhiều thập niên trước đây cũng như Trung Quốc đã có một loạt hành vi gây hấn có tính toán đối với Việt Nam, thực hiện bằng vũ lực kết hợp với mưu mẹo và theo một quá trình kéo dài nhiều thập niên. Từ việc dùng vũ lực cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1-1974 cho đến việc đánh chiếm một số đảo của quần đảo Trường Sa vào tháng 3-1988. Đỉnh điểm là họ đã đơn phương quyết định đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trực thuộc hệ thống hành chính của họ, Trung Quốc đã đi xa hơn cuộc tranh chấp trên biển vì đã có hành động xâm lược Việt Nam. Vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa không còn là một vụ lấn chiếm hải đảo riêng lẻ nữa mà là một hành động xâm chiếm vùng biển, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bất chấp Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đó là hành động xâm lược.
. Trung Quốc chơi một lối rất khó trong giải quyết tranh chấp là họ sử dụng chiêu ngoại giao quần chúng - gieo vào lòng dân chúng những sự thật mơ hồ. Sau đó tuyên truyền riết rồi từ điều sai cũng trở thành đúng. Sau đó áp đặt nước khác giải quyết theo điều họ đang đòi hỏi bằng sức của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Suy nghĩ của ông về việc này thế nào?
+ Thiết nghĩ nếu giữa hai nước Việt-Trung không tồn tại cái gọi là “vấn đề do lịch sử để lại” thì mối quan hệ này tốt đẹp biết bao. Khả năng hợp tác toàn diện và chiến lược sẽ đưa Việt Nam lẫn Trung Quốc lên một tầm cao tương xứng với lòng tri ân và sự ngưỡng mộ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau của nhân dân hai nước. Rất tiếc là điều này đã bị làm cho lu mờ đi vì sự kích động lòng “hãnh tiến dân tộc” đại Hán mà lãnh đạo Trung Quốc đang rắp tâm theo đuổi.
Luật pháp quốc tế là vô nghĩa với Trung Quốc
. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đang áp dụng lối chơi kiểu “thiên triều” ngày xưa của mình, xem mình là “đấng trên”, muốn phán gì thì phán và áp đặt các nước khác phải tuân mệnh những gì mình đưa ra. Có phải như thế không, thưa ông?
+ Nhìn lại sự kiện ngày 1-10-2009, tại buổi lễ mít-tinh chào mừng 60 năm quốc khánh Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Cẩm Đàođã phát biểu rằng: “Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình độc lập, tự chủ, kiên trì con đường phát triển hòa bình, thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng, phát triển hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tiếp tục cùng với nhân dân các nước trên thế giới thúc đẩy sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa có nền hòa bình bền vững và phồn vinh chung”. Nhưng vào khoảng thời điểm ấy thì những ngư dân Việt Nam trên đường vào Hoàng Sa tránh bão trên biển Đông đã bị các lực lượng hữu quan của nhà nước Trung Quốc hành xử thô bạo và đó không phải là lần đầu mà ngư dân Việt Nam gánh chịu.
Ngày 28-1-2013, trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Không một quốc gia nào có thể nuôi hy vọng Trung Quốc sẽ thương lượng các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình, cũng không nên nuôi hy vọng rằng Trung Quốc có thể chấp nhận quả đắng trong việc làm tổn hại lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Quốc”.
Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, như vậy phát biểu của ông Tập Cận Bình thể hiện rõ chính sách cứng rắn của những người cầm quyền mới ở Bắc Kinh trên vấn đề biển Đông. Không chỉ trong lời nói, những hành động trên thực địa ở biển Đông và biển Hoa Đông từ đầu năm 2013 đến nay đã thể hiện rõ một chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh. Nếu họ đang khôi phục lại đế chế Trung Hoa với cách thức đầy bá quyền như thế này quả là một điều vô cùng đáng lo ngại cho hòa bình trong khu vực.
. Thưa ông, vì sao họ lại chọn kiểu chơi dựa vào vị thế của mình mà bất chấp lý lẽ của luật pháp quốc tế?
Không hô hào khẩu hiệu suông
Chúng ta không thể hô hào mãi khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nên kết hợp thành một cuộc vận động quốc tế đòi trao trả Hoàng Sa-Trường Sa trong hoạt động đối ngoại, là một chủ đề trọng tâm trong những cuộc tiếp xúc để củng cố và nâng cao hợp tác song phương và đa phương ở tầm cao chiến lược trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Nhà nghiên cứuĐinh Kim Phúc
+ Luật pháp quốc tế là gì? Phải chăng luật pháp quốc tế thuộc về kẻ mạnh? Luật pháp cái kiểu gì mà anh sử dụng vũ lực để đánh chiếm đảo của nước khác rồi bảo đó là của mình? Luật pháp cái kiểu gì mà anh vẽ nguyên cái “đường lưỡi bò” nuốt gần trọn biển Đông và nói đó là “vùng nước lịch sử”? Luật pháp quốc tế cái kiểu gì mà ngư dân vào tránh bão thì anh bắt giữ và đối xử thô bạo? Luật pháp cái kiểu gì mà anh dùng tàu có trang bị vũ trang bắn cháy ca bin của tàu cá ngư dân, uy hiếp đến tính mạng của những người dân bình thường không có vũ khí, không thể tấn công anh? Với Trung Quốc, luật pháp quốc tế là vô nghĩa.
Mới đây nhất, ngày 26-3-2013, một tiểu hạm đội gồm bốn chiến hạm do chiếc tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) dẫn đầu đã đến khu vực rạn san hô James Shoal, chỉ cách Malaysia 80 km, cách Brunei gần 200 km nhưng cách xa bờ biển Trung Quốc đến 1.800 km và nằm gần sát “đường chín đoạn” mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ biển Đông. Đây là một thông điệp mạnh mẽ một cách đầy bất ngờ của Trung Quốc dưới triều đại Tập Cận Bình. Nó đã cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc biến nước này từ một cường quốc trong đất liền thành một cường quốc trên biển cả.
Đây chính là phép thử của Bắc Kinh đối với Brunei và Malaysia vốn là hai nước ít tiếng nhất trong việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhất là trong bối cảnh Brunei sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN trong thời gian tới.
Vận động quốc tế đòi lại những đảo
.Sự cảnh giác cần thiết của chúng ta đối với những chiêu trò “kiểu Trung Quốc”? Và cần phải làm gì để Trung Quốc hiểu rằng họ không nên “chơi một mình một chợ” như thế này mãi được?
+ Thiết tưởng trong thế trận quốc phòng toàn dân, ngoài vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ lãnh thổ và biển, đảo cần có sách lược và lộ trình lâu dài, từng bước bền bỉ để biến cái “không thể tranh cãi” trở thành điều “có thể thương lượng được” với phía Trung Quốc trong việc trao trả những gì vốn là của dân tộc Việt Nam trong ôn hòa theo đúng “phương châm 16 chữ vàng” và “tinh thần bốn tốt” mà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cam kết và được lãnh đạo Việt Nam tin tưởng. Vì đây cũng là chỗ dựa để chúng ta có thể đặt lại vấn đề chủ quyền biển, đảo một cách sòng phẳng và tỉnh táo. Chưa bao giờ trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam đứng trước thử thách tuy vô cùng khó khăn tưởng chừng như không thể nhưng dù muốn hay không, con người Việt Nam hôm nay phải gánh vác vai trò lịch sử đó.
. Xin cảm ơn ông.
MINH CƯỜNG thực hiện
Thiếu tướngLê Kế Lâm, Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam:
Không thể ứng xử kiểu “thiên triều”
Người Trung Hoa vốn có truyền thống tôn trọng sự nghĩa hiệp, hảo hán. Không hiểu tại sao giờ lại có những ứng xử sự kỳ lạ vậy. Việc làm của họ dường như đánh mất hết cái nghĩa khí này. Từ cách làm ăn trong đời sống kinh tế cho thấy họ có nhiều vụ việc họ bất chấp đạo lý chỉ vì quyền lợi của mình. Phải chăng vì anh không chính danh với những gì anh đang chiếm đóng nên anh sợ sệt, anh nghĩ cái gì người ta cũng chống anh cho nên đến nỗi ngư dân tay không anh cũng nã đạn vào tàu của họ.

Khi ông Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư, rồi chủ tịch nước, ông đã thay đổi cụm từ sự “trỗi dậy” bằng từ “phục hưng” Trung Quốc. Đây là cách nói nhẹ đi, nếu hiểu rằng phục hưng là để Trung Hoa trở thành cường quốc trên thế giới và đồng thời với nó Trung Quốc phải thành cường quốc có trách nhiệm với khu vực và trên thế giới. Tức anh phải có vai trò điều hòa mâu thuẫn trong khu vực và thế giới làm sao như anh nói là “cùng có lợi, cùng phát triển” và để củng cố hòa bình. Còn nếu anh chấn hưng mà trở lại quan điểm “thiên triều” ngày xưa, anh sử dụng sức mạnh để áp đảo, bất chấp lý lẽ để bắt người ta phải nghe theo anh, trong thế kỷ 21 là không thể được. Thực tế chứng minh dù một nước có lớn mạnh đến đâu cũng không thể áp đặt uy quyền, cách sống và chế độ của anh lên một nước khác nếu người ta không muốn.
GS YOSHIHIDE SOEYA,  Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á, Trường ĐH Keio (*):
Tính liêm chính phải được tôn trọng
Trung Quốc sử dụng chính sách quần chúng về ngoại giao. Họ đưa ra một hình ảnh và xem nó như đã là của mình, rồi dựa vào đó bắt các nước khác phải giải quyết vấn đề theo hướng mà họ đặt ra. Với tranh chấp ở quần đảo Senkaku, biển Hoa Đông (mà TQ gọi là Điếu Ngư) cũng thế. Trung Quốc ghi vào luật của riêng mình đây là lãnh thổ của họ và xem việc ghi nhận đó là căn cứ để đòi lại quần đảo này, bất chấp sự thật như thế nào. Sau đó họ tuyên truyền khẳng định cho toàn người dân của quốc gia mình rằng đảo đó của họ và bảo: Người Nhật hãy từ bỏ đi và đây là của Trung Quốc. Nhưng căn cứ pháp lý như thế nào thì lại rất mơ hồ. Cứ làm thế này thì không lẽ bất kỳ đảo nào họ cứ ghi vào luật của họ cũng là của Trung Quốc?
Nhật sẽ làm cách nào đó để vấn đề này không căng thẳng và dẫn đến một giải pháp khác. Tính liêm chính và sự thật phải được tôn trọng. Chúng tôi nghĩ không nên làm vấn đề quá trầm trọng lên để không ảnh hưởng quá lớn đến quan hệ Nhật-Trung.
GS YASUSHI WATANABETrường ĐH Keio (*):
Chỉ 50% người Nhật ủng hộ quan hệ với Trung Quốc
Hình ảnh của Trung Quốc hiện nay chỉ tích cực ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, còn với châu Á, Âu và Mỹ thì lại sút giảm. Riêng một cuộc thăm dò mới đây tại Nhật cho thấy chỉ có 50% người Nhật ủng hộ quan hệ với Trung Quốc. Điều này cho thấy chỉ số tích cực trong lòng người dân Nhật đối với hình ảnh của Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay Trung Quốc sử dụng sức mạnh tuyên truyền với nhiều vấn đề sai sự thật. Nhưng trong thời đại Internet toàn cầu này, cách ứng xử thế sẽ làm uy tín của anh giảm đi rất nhiều khi sự thật được phơi bày cho cả thế giới biết.
Trung Quốc lại có lối ứng xử khác khi tranh chấp chủ quyền với Nhật ở quần đảo Senkaku, họ sẵn sàng đẩy vấn đề lên độ căng thẳng kịch liệt và cắt không ít các hoạt động giao thương khác với người Nhật. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước là làm cho tình hình trở nên phức tạp, khó giải quyết.
M.CƯỜNG ghi
(*) Ý kiến của hai giáo sư người Nhật tại buổi thuyết trình “Quan hệ quốc tế mới của Nhật” do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật - Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật tại Việt Nam phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM tổ chức ngày 22-3-2013.

21:17

Cyprus có thể “móc túi” 60% tiền tiết kiệm của dân giàu

 
TTO - Ngày 30-3, các quan chức từ ngân hàng trung ương Cyprus và Bộ tài chính nước này cho biết những người gửi tiền trên 100.000 euro tại Ngân hàng Cyprus (Bank of Cyprus) có thể bị đánh thuế tới 60%.
 
                                   Người dân Cyprus kéo tới Ngân hàng Cyprus để rút tiền sau khi hệ thống ngân hàng của nước này mở cửa lại vào ngày 28-3 - Ảnh: EPA
 Theo đó, khoản đánh thuế ban đầu sẽ là 37,5%, nhưng có thể bị đánh thuế thêm 22,5% nếu ngân hàng cần thêm vốn.
Các quan chức này cho biết những tài khoản tiền gửi trên 100.000 euro tại ngân hàng lớn nhất đảo quốc này sẽ mất 37,5% giá trị sau khi được chuyển đổi thành cổ phiếu ngân hàng.
Nếu ngân hàng cần thêm vốn, khoản tiền tiết kiệm này có thể bị mất thêm 22,5%, tùy thuộc vào đánh giá của các quan chức. Các quan chức Cyprus đánh giá để khôi phục lại hệ thống ngân hàng thì có thể phải đánh thuế đến 60% tiền tiết kiệm.
Trước đó, đảo quốc này đã đồng ý với điều kiện đánh thuế vào những khoản tiền tiết kiệm trên 100.000 euro của người dân để nhận gói cứu trợ trị giá 10 tỉ euro từ Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades cho biết gói cứu trợ 10 tỉ euro có thể giúp giải quyết nguy cơ phá sản của quốc gia này và ngăn chặn việc Cuprus phải rời khỏi khối đồng euro.
Các ngân hàng tại Cyprus đã mở vửa lại vào ngày 28-3 vừa rồi, nhưng việc rút tiền mặt từ các ngân hàng đã được hạn chế ở mức tối đa là 300 euro/ngày, trong khi người dân chỉ có thể mang theo 1.000 euro tiền mặt ra khỏi đất nước và có những hạn chế nghiêm ngặt về việc sử dụng thẻ tín dụng ở nước ngoài.
DUY TRÂN (THEO GUARDIAN, NBC)

19:57

Trung Quốc phát huy kỹ năng gắp lửa bỏ tay người


Nhiều nước trong và ngoài khu vực đã có phản ứng sau khi Trung Quốc đưa ra những tuyên bố cố tình xuyên tạc sự thật về vụ tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.

Vụ việc xảy ra khi tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 20/3.
Một lần nữa Bắc Kinh thể hiện rõ bản chất “lời nói không đi đôi với việc làm” trong tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia hữu quan, nhất là tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Cố tình bao biện hòng đánh lạc hướng dư luận
Ngày 27/3, tờ Nhân Dân nhật báo đăng lại bài phỏng vấn ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của tờ China Daily xuyên tạc trắng trợn sự thật vụ tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam hôm 20/3 khi đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ông Ngô Sỹ Tồn không những cố tình xuyên tạc “Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng Việt Nam lại giả làm nạn nhân, lừa gạt cộng đồng quốc tế một cách có kế hoạch”, mà còn chụp mũ khi cho rằng, báo chí Việt Nam đã “cường điệu hóa, tuyên truyền đối đầu” trong vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam và việc này làm trầm trọng thêm tình hình khu vực Biển Đông!
Tờ Nhân Dân nhật báo còn dẫn lời Lý Quốc Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc khi cao giọng đổ lỗi cho Việt Nam trong vụ việc này. Cũng trong ngày 27/3, Hãng BBC cho biết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, tàu hải quân nước này đã bắn 2 quả pháo sáng vào một tàu cá Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức Hải quân Trung Quốc bao biện rằng, pháo sáng được bắn lên trời và đã cháy hết trên không trung nên “không có chuyện gây cháy tàu cá Việt Nam”. Quan chức hải quân này còn trắng trợn vu cáo “Việt Nam đã bịa đặt vụ bắn tàu cá”.
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận trái phép ở Trường Sa
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận trái phép ở Trường Sa
Trước đó (26/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn từ chối cho biết tàu Trung Quốc bị tố giác bắn cháy tàu cá Việt Nam có phải là tàu chiến hay không. Ông Hồng Lỗi không những phủ nhận vụ nổ súng vào tàu cá Việt Nam, mà còn trắng trợn tuyên bố “đây là hành động cần thiết và chính đáng” và “tàu cá Việt Nam khi đó không bị thiệt hại gì”.
Ngày 26/3, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thông báo, 2 tàu hải giám 167 và 75 đã trở về Quảng Châu sau khi kết thúc hoạt động tuần tra (trái phép) ở những vùng biển xung quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cũng trong ngày 26/3, Trung Quốc đã điều tàu Ngư Chính 46012 thuộc biên chế Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam để “tuần tra và bảo vệ nghề cá” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng biện pháp mạnh nếu cần thiết.
Theo ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, chuyến đi lần này của tàu Ngư Chính 46012 sẽ kéo dài đến ngày 13/4 và đây là lần đầu tiên Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam thực hiện nhiệm vụ tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Gia tăng cảnh giác
Ngày 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối việc dùng vũ lực hay áp bức trên Biển Đông sau khi biết tin tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam hôm 20/3.
Ông Patrick Ventrell cho rằng, vụ việc kể trên cho thấy sự cần thiết phải có “một bộ quy tắc ứng xử để những vụ việc như thế này có thể giải quyết theo cách minh bạch và theo luật định”, đồng thời tuyên bố: là một quốc gia trong Thái Bình Dương, Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, nên Mỹ rất quan ngại và đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này.
Cũng trong ngày 26/3, tờ Manila Standard Today của Philippines dẫn lời giới quan sát nhận định, Trung Quốc đang tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách tiến hành tập trận tại khu vực này. Được biết, hiện 4 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đang thực hiện cái gọi là “huấn luyện tuần tra” ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương. Đội tàu này ngang nhiên tuần tra hàng loạt bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Manila Standard Today còn cho rằng, quyết định chọn các khu vực kể trên để tập trận là cách Bắc Kinh gửi thông điệp cứng rắn, gây sức ép đối với các bên có tranh chấp ở Biển Đông. Theo chuyên gia Hải quân Trung Quốc Trương Quân Thiết, việc huấn luyện của hải quân nước này là một “hoạt động thông thường” và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Manila đang xác định vị trí chính xác các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc.
Ngày 26/3, Tân Hoa xã đưa tin, một đội gồm 4 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tới bãi đá James Shoal mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền - đây là “cực Nam” của mình. Bởi bãi đá Jamesa Shoal (Bắc Kinh gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu) chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia có 80km, cách Brunei 200km, nhưng cách đất liền Trung Quốc tới 1.800km.
Ông Gary Li, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Tham vấn IHS Fairplay ở London, Anh cho rằng, sau những lần Hải quân Trung Quốc tuần tra Biển Đông thì việc đưa lực lượng đặc nhiệm ra khu vực này là một thông điệp đáng ngạc nhiên. Bởi không chỉ một số tàu tuần tra, mà cả tàu đổ bộ cùng thủy quân lục chiến và thủy phi cơ, được hỗ trợ bởi một số tàu hộ tống tốt nhất của Hải quân. Ông Gary Li còn nhận định, chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự ở khu vực này cả về chất lượng lẫn số lượng của tàu chiến Trung Quốc và dường như đây là thể hiện tham vọng của ban lãnh đạo mới Bắc Kinh.
Ngày 26/3, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố hình ảnh và tin tức về 4 tàu chiến Tĩnh Cương Sơn, Lan Châu, Ngọc Lâm và Hoành Thủy của Trung Quốc tuần tra trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó (25/3), giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào 2 giờ ngày 21/3, khu trục hạm Lan Châu đang tập trận trên Biển Đông báo động toàn biên đội bắt đầu cuộc tập trận diệt tàu ngầm đối phương, 2 tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hoành Thủy được lệnh tham gia tác chiến (kéo dài 33 giờ).
Giới truyền thông cho rằng, việc truyền thông Trung Quốc đưa tin (sau đó bị Itar-Tass phủ nhận) về thương vụ 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga nhằm khuếch trương thành công chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đồng thời gửi một thông điệp tới Mỹ và các nước láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bày tỏ quan ngại về thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Ngày 26/3, Đài Loan công bố kế hoạch tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008 nhằm đánh giá khả năng chống lại nguy cơ tấn công từ Trung Quốc. Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại Bành Hồ. Trong cuộc tập trận mang tên Hán Quảng 29 sẽ thử nghiệm “Thần sấm 2000”, một hệ thống tên lửa đa nòng do Đài Loan tự phát triển nhằm ngăn chặn đối phương đổ bộ. Thông báo về cuộc tập trận được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Mối quan ngại của Nhật Bản và Philippines
Ngày 26/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo sẽ thảo luận tổng thể kế hoạch triển khai quân tới đảo Yonaguni thuộc tỉnh Okinawa. Một quan chức Nhật Bản cho biết, việc triển khai lực lượng phòng vệ trên các đảo phía tây nam là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cũng trong ngày 26/3, Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki đã chính thức chuyển giao 2 máy bay tuần tra chống tàu ngầm hiện đại P-1 cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato cho biết, hiện tình hình trên biển Hoa Đông đang rất căng thẳng do tàu tuần tra Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát, do đó máy bay P-1 (thay thế máy bay P-3C đã cũ) sẽ đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực đảm bảo sự an toàn trên biển đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. P-1 được coi là khắc tinh của tàu ngầm Trung Quốc bởi ngoài trị giá khoảng 210 triệu USD/chiếc, còn được trang bị hệ thống radar tiên tiến cũng như thiết bị quan sát hiện đại. Dự kiến, máy bay P-1 sẽ được triển khai ở căn cứ Không quân Atsugi, thuộc quận Kanagawa.
 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Theo kế hoạch, trước tháng 3/2014, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ tiếp nhận, triển khai 7 máy bay này và sẽ có tổng cộng 70 chiếc P-1 đưa vào biên chế của JMSDF. Trước đó (giữa tháng 3), Nhật Bản tiếp nhận 6 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130R từng phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ.
Tháng 2, Nhật Bản đã đưa vào biên chế loại thủy phi cơ tuần tiễu chống ngầm U-2 do Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất. Đây là phương tiện săn ngầm tiên tiến nhất thế giới, được đánh giá có tính năng vượt trội so với các loại thủy phi cơ săn ngầm một số nước châu Á đang sử dụng như Be-200 của Nga, CL-415 của Canada.
Trong tương lai, JMSDF sẽ được trang bị một số máy bay trinh sát - tấn công chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Giới truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này vừa lên kế hoạch đến năm 2021 sẽ đóng mới 6 tàu ngầm để tăng cường phòng thủ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhằm đối phó với hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Trước đó (7/3), 4 tàu khu trục Akizuki đã được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Việc Tân Hoa xã và tờ Thời báo Hoàn Cầu cùng đăng bài phân tích (26/3) của Thượng tá Hải quân Hình Quảng Mai, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Luật thuộc Viện Nghiên cứu Học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc khiến dư luận quan tâm. Bởi bà Hình Quảng Mai cho rằng, khi bị chỉ định trọng tài đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện đường lưỡi bò, Bắc Kinh sẽ khó đối phó. Thượng tá Hình Quảng Mai cho rằng, sau khi thành lập Hội đồng trọng tài Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển thụ lý vụ kiện của Philippines, bất luận Trung Quốc có tham gia hay không thì trọng tài cũng sẽ ra phán quyết “có ràng buộc” đối với cả hai bên.
Do đó, Trung Quốc đã bỏ qua cơ hội chỉ định trọng tài khi nhận định, việc Philippines kiện đường lưỡi bò và hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông ra trọng tài quốc tế là “không có căn cứ pháp lý”. 3 thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài LHQ về Luật Biển sẽ do hai bên đàm phán lựa chọn, nếu Bắc Kinh tiếp tục bỏ lỡ cơ hội này, thì 3 thẩm phán đó sẽ do Chủ tịch Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển chỉ định.
Việc này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines chính thức xác nhận (25/3), Chủ tịch Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển Shunji Yanai đã bổ nhiệm thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc tham gia thụ lý vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp và các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh từ chối tham gia trước đó.
Tuy nhiên, bà Hình Quảng Mai cũng khẳng định, vụ kiện của Philippines “không thuộc phạm vi chức năng” thụ lý của Hội đồng trọng tài LHQ về Luật Biển sau khi viện dẫn Điều 298, Khoản 3, Mục 15 Công ước LHQ về Luật Biển cho rằng, những tranh chấp chủ quyền liên quan đến lục địa và hải đảo giữa các nước đương sự không phù hợp với hội đồng trọng tài chỉ định.
Theo H.P (Petrotimes) 

15:04
Biển Đông:
Trung Quốc đang xuống nước?

Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đã quyết định sẽ tiến hành đàm phán lặng lẽ với Philippines nhằm thuyết phục nước láng giềng nhỏ hơn của họ rút đơn kiện về tranh chấp Biển Đông lên tòa án quốc tế. Lý do Bắc Kinh làm thế là để tránh những nguy cơ gây ra từ vụ kiện này. Đây là nhận định vừa được Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) đưa ra.

Ảnh minh họa
Bãi cạn Scarborough - tâm điểm nằm trong cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông trong thời gian vừa qua giữa Trung Quốc và Philippines.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Bắc Kinh phải “đổi” cho Manila một vài thứ có ý nghĩa như việc mở lại con đường ra vào bãi cạn Scarborough cho Philippines, đảm bảo rằng các dự án dầu mỏ - khí đốt của Philippines ở Biển Đông có thể được tiến hành mà không bị quấy rối đồng thời đưa ra cam kết rằng những cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục diễn ra trên tinh thần thiện chí, nhà phân tích Peter Dutton của CNAS cho biết.

Những cuộc đàm phán như vậy chỉ có thể thành công nếu Philippines hành động như một đối tác đàm phán thận trọng và hợp lý. Nếu Bắc Kinh lựa chọn phương pháp tiếp cận nói trên và nếu Manila chấp nhận tham gia vào một tiến trình ngoại giao lặng lẽ thì sẽ có hy vọng về một kết quả sắp xếp mà hai nước chấp nhận được. Đây là một trong 4 lựa chọn mà Bắc Kinh đang xem xét kể từ sau khi bác bỏ đề nghị của Manila về việc đưa tranh chấp Biển Đông giữa hai nước lên giải quyết tại tòa án quốc tế.

3 lựa chọn khác mà Bắc Kinh tính đến bao gồm, đảo ngược tiến trình và tự mình đưa vụ kiện lên toàn (điều này dường như là không thể); tiếp tục không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi động nhưng hy vọng kết quả sẽ có lợi nhất cho họ (nếu Trung Quốc thua kiện, nước này sẽ tuyên bố phán quyết của tòa là vô giá trị và sẽ phớt lờ kết quả); cô lập và dọa dẫm Philippines để nước này buộc phải từ bỏ vụ kiện – lựa chọn này có thể gây phản tác dụng vì nó khiến Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế phản đối nhiều hơn.

Philippines hiện tại đã mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough và mất quyền tiếp cận các nguồn lực ở đây từ giữa năm 2012 sau khi Trung Quốc dùng sức mạnh hàng hải vượt trội của mình để đưa một hạm đội tàu thực thi pháp luật và số lượng lớn tàu cá đến lấn át tàu thuyền Philippines trong khu vực tranh chấp.

Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough (còn được Manila gọi là bãi cạn Panatag hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Bắc Kinh). Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Tình hình tranh chấp Biển Đông và biển Hoa Đông ngày càng xấu đi

Trong một bài báo đề cập đến tình hình tranh chấp ở Châu Á được đưa ra ngày 28/3, ông Patrick Cronin, Giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương CNAS, cho rằng, tình hình an ninh ở Biển Đông và biển Hoa Đông đang ngày một xấu đi trong 16 tháng qua trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến lược hướng trọng tâm trở lại Châu Á-Thái Bình Dương.

Sự hung hăng của  Trung Quốc ngày càng tăng lên, căng thẳng ở các khu vực biển đang lan ra và tạo sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước.

Mặc dù các cuộc tranh chấp có thể kiểm soát được và không thể gây ra một cuộc chiến tranh trừ khi có sự tính toán sai lầm hoặc một tình huống bất ngờ xảy ra nhưng những cuộc tranh chấp này vẫn đang đi theo xu hướng không thuận lợi.

Cuộc tranh chấp ở Biển Đông đã gây chia rẽ trong ASEAN, giữa những nước có tranh chấp và không có tranh chấp. Những nước thành viên ASEAN không có tranh chấp có mức độ phản đối Trung Quốc khác nhau dựa trên mối quan hệ của họ với Trung Quốc và Mỹ, nhà phân tích Cronin cho biết.

Chính sách của Washington đối với khu vực hiện nay tập trung vào việc thiết lập một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp nhưng nước này lại không có cơ sở về mặt đạo đức để làm thế khi Thượng viện Mỹ vẫn chưa phê chuẩn được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Mỹ cần phải tham gia toàn diện vào việc hình thành các thể chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vấn đề ở Biển Đông và biển Hoa Đông không chỉ đơn giản là vấn đề địa phương để cho cường quốc địa phương lớn nhất giải quyết.

Quan trọng hơn, Mỹ không thể đứng ở vị trí thuyết phục nếu chỉ trích các nước khác không giải quyết tranh chấp bằng cơ chế của UNCLOS khi mà chính nước này lại không phê chuẩn công ước đó.

Hiện tại, ở thủ đô Manila, Đại sứ Trung Quốc Ma Keqing đang kêu gọi “sự kiên nhẫn” trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines. 

“Chúng ta tôn trọng lẫn nhau và cũng nên có lòng kiên nhẫn cũng như sự thiện chí khi chúng ta tiến hành các cuộc đàm phán thân thiện với nhau”, nữ Đại sứ Ma đã phát biểu như vậy tại một diễn đàn hồi tuần trước. Bà này còn nói thêm rằng, các nước khác như Mỹ, Canada và Thái Lan cũng từng mất nhiều năm mới có thể giải quyết được các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

“Tôi nghĩ, chúng ta phải kiên nhẫn khi đàm phán về các vấn đề chủ quyền và lãnh thổ bởi đó là những vấn đề rất nhạy cảm. Tuy nhiên, tôi lạc quan tin tưởng rằng, với tình hữu nghị sâu sắc giữa nhân dân hai nước cũng như sự phát triển trong mối quan hệ song phương, chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý”, Đại sứ Trung Quốc phát biểu. 
Kiệt Linh - (theo Philstar)

10:10

 “Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng

 

 

Việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số...

 “Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng
Phiên đầu tiên vừa qua, thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước phát đi là: chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá. Thị trường thiếu cung và họ tạo cung.

Vẫn còn những ý kiến trái chiều về phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước. Nó không gói gọn ở phạm vi của một phiên thăm dò.

Sau bài viết “Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất?”, người viết nhận được nhiều cuộc gọi của bạn đọc, chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu trao đổi thêm.

Bù lỗ hay không bù lỗ?

Một chuyên gia cho rằng: “Đây đơn giản chỉ là phiên đầu tiên “test” phản ứng của thị trường cho một hoạt động chưa từng có tiền lệ. Song nó cho thấy kỳ vọng của công chúng quá lớn, dù để bình ổn thị trường cần có quá trình và không thể giải quyết chỉ qua một phiên”.

Một ý kiến khác lại thận trọng: “Có lẽ Ngân hàng Nhà nước còn có những lý do khác mà không tiện thông tin cụ thể chăng?”.

Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, người ít khi bắt máy phóng viên cũng chủ động dành gần một giờ điện thoại trao đổi, lập luận và phản biện về bài viết trên…

Ông cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã được trao toàn bộ các công cụ cần thiết, có nguồn lực đủ mạnh trong tay, vậy tại sao vẫn không thu hẹp được chênh lệch giá?

“Không những không thu hẹp mà còn làm doãng rộng, từ chênh lệch 2,7 triệu đồng/lượng lên 3,1 triệu đồng/lượng. Như thế là ngược lại yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Mức giá sàn 43,81 triệu đồng/lượng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra như vậy là có vấn đề, cơ sở của nó như thế nào?”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nhìn nhận.

Đồng ý với sự thận trọng cần thiết của Ngân hàng Nhà nước về tài sản là dự trữ ngoại hối, về tình huống nảy sinh lợi ích nhóm nếu bán giá ra thấp để bù lỗ cho các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái, nhưng người trong cuộc này cho rằng, cần xem xét cụ thể hơn.

Theo ông, Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện mua vào mà mới chỉ bắt đầu bán ra, nên không thể xem là bán lỗ. Nếu nói tài sản của Nhà nước bị thất thoát thì thực tế có thể cân đối bằng việc mua vàng qua tài khoản ở nước ngoài - cơ chế vận hành cho hoạt động bình ổn vẫn được hình dung trong thời gian qua.

Với tình huống bù lỗ cho các ngân hàng tất toán trạng thái, do đã bán vàng của người dân gửi trước đây, người trong cuộc này cho rằng, nếu vậy cũng nên xem là bình thường, là công bằng bởi chính sách và chủ trương trước đây đã cho họ bán ra, cũng để bình ổn thị trường.

“Nếu vì e ngại dư luận về lợi ích nhóm, về việc dùng tài sản Nhà nước để bù lỗ cho các ngân hàng tất toán thì có thể còn nguy hiểm hơn. Họ thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng như vừa qua có thể gây rủi ro cho cả hệ thống. Cái chính là khi không được hỗ trợ, thị trường thiếu cung một cách hợp lý, họ sẽ tìm mọi cách để tất toán, bởi vàng của dân đến hạn thì phải trả. Bằng mọi cách để có, là một vấn đề”, vị lãnh đạo này nói.

Mặt khác, đặt tình huống ngược lại bài viết trên, ông cho rằng, nếu để tránh “hỗ trợ” hoạt động bán khống trước phiên đấu thầu, vậy thì những người gom mua mức giá 43,3 triệu đồng/lượng và sau đó theo “tín hiệu” từ phiên đấu thầu được giá 43,8 triệu đồng thì sao? Vậy có phải là tiếp tay cho họ?

Đâu là giá phù hợp?

Hôm qua (29/3), lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đưa ra lý giải. Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối nói: “Mức giá sàn bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước công bố trong phiên đấu thầu hôm qua là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây”.

Cụ thể, trước phiên đấu thầu, thị trường định hình mức giá trên 43,8 triệu đồng trong một chuỗi giao dịch khá dài. Đó cũng là mức bình quân mua vào thời gian gần đây của các đầu mối.

Tuy nhiên, trước thềm tổ chức đấu giá, thị trường có biến động mạnh và bất thường. Đầu giờ chiều 27/3, ngay khi có tin chính thức mở phiên đấu giá, bản fax thông báo cụ thể chuyển tới các thành viên tham gia, các đầu mối lập tức rút giá niêm yết chóng mặt. Chỉ trong chưa đầy một giờ, mức giảm đã lên tới từ 400 - 500 nghìn đồng/lượng, đặc biệt mức giá mua vào rút sâu và thấp hơn giá bán ra tới 200 - 250 nghìn đồng/lượng.

Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đó là xu hướng giảm không thực tế, không phản ánh đúng cung - cầu và diễn biến thị trường trong thời gian gần đây, cũng không có hiện tượng người dân ồ ạt bán ra, giao dịch vẫn trầm lắng. Hay chênh lệch thu hẹp ngay 2,7 triệu đồng trong vài giờ không phản ánh đúng bản chất có trong thời gian qua.

Trong khi đó, tại phiên đấu thầu, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý đã chấp nhận mức giá 43,8 triệu đồng/lượng. Đây là hai tổ chức lớn, nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Hẳn họ có lý do riêng và góc nhìn riêng. Và đây cũng là một nhu cầu thực, bởi với thị trường vàng hiện nay, chỉ cần tổ chức phát đi tín hiệu mua vài trăm lượng trên thị trường thứ cấp, giá đã có thể nhảy vọt chứ chưa nói với nhu cầu mua hàng nghìn lượng.

Sau phiên đấu thầu, giá giao dịch của các đầu mối nhanh chóng trở lại “mặt bằng” trước đó. Mức giá mua vào được đẩy cao, và sau một thời gian dài trạng thái quyết mua mới thể hiện rõ khi giá mua áp sát giá bán ra như vậy, chỉ cách từ 20 - 50 nghìn đồng/lượng tại nhiều đầu mối.

Miếng ghép còn thiếu…

Trước thềm phiên đấu thầu, VnEconomy đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối rằng: “Khi tổ chức bán ra 26.000 lượng này, Ngân hàng Nhà nước có thực hiện mua vào tương ứng qua vàng tài khoản ở nước ngoài để cân đối, hay như một cách thức bảo hiểm không?”.

Đây là thông tin không được công bố, song ông Huy cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ bằng mọi cách, sử dụng các công cụ cần thiết để bảo đảm an toàn cho dự trữ ngoại hối, bởi nguyên tắc đầu tiên khi bình ổn thị trường là không được làm thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.

Sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài cho quy trình bình ổn đang là “góc khuất” của phiên đấu thầu đầu tiên. Và giả định đưa ra là: Ngân hàng Nhà nước đang bán vàng trực tiếp từ dự trữ ngoại hối, chưa sử dụng vàng tài khoản như một công cụ để bảo toàn khối lượng, nên bán ra với một mức giá thấp hay giảm ngay theo diễn biến bất thường của chiều 27/3, thất thoát tài sản Nhà nước là một thực tế để họ cân nhắc.

Nếu theo lý thuyết, sử dụng vàng tài khoản, bán tay phải mua tay trái, Ngân hàng Nhà nước bán ra 26.000 lượng trong nước, lập tức phải mua vào 26.000 lượng ở nước ngoài, bảo toàn về lượng, thậm chí còn nắm được lãi lớn từ chênh lệch giá.

Nhưng quy trình không đơn giản như vậy. Ở đây nhà điều hành chính sách phải hóa thân thành “dealer” thực thụ, một tổ chức kinh doanh thực sự. Họ phải bám giá thế giới, ráo riết canh các tỷ lệ ký quỹ, ứng xử hợp lý với sự bất thường của giá vàng, nhất là cả vấn đề lệch múi giờ…, và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong giao dịch.

Đến nay, việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số. Trong khi đây là một miếng ghép cần thiết để lý giải cho quyết định khi tổ chức đấu thầu.

Còn ở phiên đầu tiên vừa qua, thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước phát đi là: chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá. Thị trường thiếu cung và họ tạo cung. Những nhu cầu cần mua như ACB và Phú Quý được đáp ứng thay vì gần như không thể mua được quy mô đó cùng lúc trên thị trường thứ cấp, hay 2.000 lượng lực cầu đã được hóa giải.

“Khi các nhu cầu lần lượt được đáp ứng, nguồn cung từng bước đưa ra, giá giảm một cách thực tế, giá đấu thầu cũng sẽ giảm một cách thực tế. Thu hẹp chênh lệch sẽ được xử lý ở một quá trình như vậy, chứ không thể chỉ bằng một phiên, hay không thể lấy một phiên bước đầu để làm đáp án cho mục tiêu của kế hoạch bình ổn - vốn không đơn giản”, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước trả lời VnEconomy về triển vọng kế hoạch bình ổn thời gian tới.
(Theo VnEconomy) MINH ĐỨC

09:56

Bạn đọc bắt đầu tẩy chay xổ số Kiên Giang


TT - Đó là những nhắn gửi của đa số bạn đọc đối với Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang sau vụ “Trúng số 100 triệu đồng nhưng không được nhận tiền” của ông Dương Văn Tùng ở An Giang.

                               
Bài viết "Trúng số 100 triệu nhưng không được nhận" trên Tuổi Trẻ nhận được hơn 500 ý kiến bạn đọc
 Tuần qua, câu chuyện ông Tùng, một nông dân nghèo, tử tế may mắn trúng số nhưng lại bị thiệt thòi do tờ vé số trúng thưởng bị rách làm đôi khiến 513 bạn đọc quan tâm, bình luận. Trong đó, đa số ý kiến đều đề nghị Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang phải xem xét trả thưởng cho ông Tùng khi báo Tuổi Trẻ thông tin theo quy định tại thông tư 65 của Bộ Tài chính, trường hợp vé số bị rách nhưng có cơ sở xác định đó là tờ vé số trúng thưởng thật sự thì công ty xổ số phải trả thưởng. Nhiều bạn đọc còn cho rằng nếu Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang vì lợi ích cục bộ mà không trả thưởng cho ông Tùng thì họ sẽ không mua vé số của công ty nữa.
Bạn đọc có địa chỉ email 12345@... cho rằng: “Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang quả là rất bảo thủ khi chỉ nghĩ đến quyền lợi của công ty mà không nghĩ đến quyền lợi khách hàng. Nếu Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang nhất quyết không trả thưởng cho ông Tùng thì tôi sẽ không mua vé số của công ty này nữa”. Đồng tình với ý kiến này, ông Đào ở Kiên Giang viết: “Với công ty kinh doanh, khách hàng là quan trọng nhất. Nếu công ty chơi không đẹp, không thấu tình đạt lý thì chắc chắn khách hàng sẽ từ bỏ vì vé số đâu có độc quyền, không mua của tỉnh này thì mua của tỉnh khác...”.
Với tư cách là đại lý vé số, bạn đọc có địa chỉ emailngoctuveso@...nhận định: “Tôi hiểu về quy định của các công ty xổ số và thường xuyên trực tiếp giao dịch với người chơi nên thấy Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang quá máy móc trong vụ việc này. Chắc chắn trước sau gì công ty cũng phải trả thưởng cho ông Tùng nếu vụ việc được đưa ra tòa. Nhưng e rằng khi đó đã hơi muộn bởi người chơi đa số đã quay lưng với vé số của công ty và tổn thất này sẽ rất lớn...”.
Tương tự ý kiến của nhiều bạn đọc khác, bạn đọc dangthdang_la@... đề nghị lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang cần cân nhắc kỹ việc cương quyết từ chối trả thưởng cho ông Tùng trong khi có thể linh hoạt giải quyết được. “Nếu giải quyết thấu tình đạt lý, cái mất 100 triệu đồng - nhưng đúng ra là không mất gì cả vì số tiền này nằm trong cơ cấu giải thưởng, còn cái được chính là cái mà công ty không thể tính bằng tiền, đó là uy tín thương hiệu. Còn nếu công ty khăng khăng ý kiến cứng nhắc vì muốn được 100 triệu đồng thì cái mất lớn lao vô cùng. Tôi là dân miền Tây, hằng tuần đều mua vé số của Kiên Giang, nhưng sáng nay anh em trong cơ quan tôi đều tuyên bố sẽ không mua vé số Kiên Giang nữa nếu công ty không trả thưởng cho ông Tùng...” - dangthdang_la@... viết.
* Cách giải quyết của Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang cứng nhắc, không tình, thiếu lý. Chính những người như ông Tùng đang nuôi sống công ty nhưng chỉ vì một sơ suất nhỏ mà bị công ty bạc đãi, nên chăng phải tẩy chay vé số Kiên Giang...
minhson2188@...
* Đây là trường hợp khách quan, người trúng thưởng không cố tình hủy hoại vé số hoặc gian dối. Nếu trả thưởng trong trường hợp này xem như Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang gián tiếp góp phần vào xóa đói giảm nghèo cho đất nước.
phuong.ntn72@...
* Các luật sư, những người quản lý hoạt động xổ số đã nói rõ Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang có thể chi trả thưởng trong trường hợp này. 100 triệu đồng là gia tài đối với một nông dân như ông Tùng nhưng bé lắm so với thương hiệu của công ty. Là người thường xuyên mua vé số Kiên Giang, tôi thật sự thất vọng với cách hành xử của giám đốc công ty. Đã đến lúc người chơi xổ số xem xét có nên mua vé số của một đơn vị không tôn trọng luật, không tôn trọng người trực tiếp nuôi sống mình.
dangthdang_la@...
Tòa soạn TTO

09:18

TÁC PHONG LÃNH ĐẠO

Các cơ quan đưa lãnh đạo cấp tỉnh đi cơ sở
* BÙI VĂN BỒNG
          Trong đổi mới tư duy và hoạt động của lãnh đạo, có đổi mới phương pháp công tác và tác phong lãnh đạo. Xem các tấm ảnh lưu trữ hoạt động của nhiều vị lãnh đạo trong nước và trên thế giới, ai cũng khen các bức ảnh chụp các vị lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia có tác phong rất “chính khách”, nhưng cũng rất gần gũi với công chúng. Chắc chắn cái “bộ phận không nhỏ” mà Nghị quyết TW 4 nêu lên đã qua nhiều lần, rất nhiều lần cắp sách đi học và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhưng, học thì cứ học, đi học và ăn lương, rồi đâu lại vào đó, không cần để ý, hoặc quên luôn! Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo  điển hình về tác phong quần chúng, gắn mọi hoạt động với sinh hoạt đời sống của người dân, gần gũi và thân tình với mọi tầng lớp xã hội. Như là cảnh Bác lội xuống ruộng cùng nông dân xem từng gié lúa, Bác Hồ chống hạn, Bác ngồi bên bờ ruộng cùng nông dân, ngồi bên cỗ máy với công nhân…
Thủ tướng Võ Văn Kiệt

          Người ta nói, suốt 2 nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng thường trực, lại gần 2 nhiệm kỳ làm Thủ tướng, vậy là tới 4 kỳ Đại hội (gần 20 năm), nhưng ít có ai chụp được ảnh hoặc quay được thước phim nào thể hiện ông Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ nông dân, công nhân một cách tự nhiên, dân dã. Không thấy hình ảnh ông hòa đồng cùng công chúng lao động, người dân nghèo. Ít thấy vị nguyên thủ quốc gia nào tác phong quan cách, trịch thượng và "điệu hạnh" như vậy. Cái chỗ trang nghiêm hoặc gian khó thì cười rất tươi; những nơi người ta rất vui thì gương mặt lại tỏ ra quan trọng hóa, hoặc khó đăm đăm. Chỉ thấy ông ta lên xuống xe hơi, máy bay, phát biểu trên bục, bắt tay lãnh đạo các cấp, gần đây càng ít đi cơ sở...
           Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc vai trò to lớn của đạo đức trong đời sống xã hội, nhất là trong nhân cách, tác phong, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bằng chính tấm gương của mình và bằng rất nhiều bài nói và viết, Người đã đặt nền móng xây dựng nền đạo đức cách mạng. Tại buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ Sáu (khoá I, ngày 18-1-1949), Người căn dặn cán bộ, đảng viên: “Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết của mình trước tiên”. Tính nết mà Bác nói ở đây có tác phong, lối sống. Bản thân Người, suốt cả cuộc đời luôn nêu gương mẫu mực về đạo đức cách mạng vì nước, vì dân. Người chỉ rõ: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”.
Bác Hồ ra ruộng với nông dân
               Tu dưỡng, rèn luyện, sửa đổi tính nết của mình phải thông qua hoạt động thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Ra ruộng với nông dân, Bác Hồ  mặc bộ áo quần nâu, màu đất phù sa. Nay các vị không cần ra ruộng, mà nếu có đi vùng nông thôn cũng giày cao, cà vạt, quần áo không dính hạt bụi, xe đưa rước, theo đuôi cả mấy chục chiếc, mà toàn là xe hạng đắt tiền, cảnh sát đưa đường còi hụ inh ỏi, vênh vang như ông chủ lớn tư sản. Cả mấy nhiệm kỳ hô hào, tổ chức tốn kém, mất thời gian “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng lãnh đạo các cấp từ trên xuống dưới, hết khóa này sang khóa khác, đâu có học được gì? Thôi, Bác đi lâu rồi, để cho Bác yên, đừng lôi Bác ra làm tấm bình phong che đậy những yếu kém, xấu xa nữa!
          Tác phong lãnh đạo luôn luôn có quan hệ đến uy tín, tình cảm của lãnh đạo đối với đồng cấp, thuộc quyền, với quần chúng và cả khi hoạt động, giao lưu đối ngoại. Trước hết, tác phong phải được nhìn nhận, thể hiện từ quan điểm sống, từ lối sống giản dị, lành mạnh, biết tôn trọng mọi người, không phân biệt thấp, cao, sang, hèn. Đã có không ít lời dị nghị, không tán đồng của dư luận công chúng khi thấy một vị lãnh đạo có tác phong không được “chính khách”, từ nụ cười, ôm hôn, bắt tay đến nói năng, đi, đứng. Có cuộc tiếp xúc ngoại giao với người cùng cương vị ở nước ngoài, nhưng lãnh đạo ta lại không đứng ngang hàng với họ, lùi lại sau nửa bước, hoặc một bước. Có những cuộc đối ngoại người ta chỉ cần ôm hôn một cái, mình níu lại hôn đủ ba cái. Có vị đại diện lãnh đạo khi phát biểu lại móc túi giở ra tờ giấy  “phao” để nói đúng các gạch đầu dòng đã chuẩn bị sẵn! Người ta chỉ bắt một tay, đứng ngay ngắn, mình lại hơi cúi, bắt hai tay… Ngay như những cuộc ngoại giao có phu nhân đi cùng, thì cách phục trang của phu nhân lãnh đạo là bậc “mẫu nghi thiên hạ” cũng phải ăn mặc sao cho sang trọng, lịch lãm, phù hợp đối tác, không nên tỏ ra quá giản dị đến mức như bị tầm thường hóa.
            Còn trong các hội nghị, tiếp xúc cử tri, gặp gỡ, đối thoại với dân chúng cũng vậy, tự tác phong quan cách, quan trọng hóa chức vụ, vị thế đã vô hình trung tạo ra khoảng cách giữa cấp trên với cấp dưới, giữa lãnh đạo với người dân. Đã có khoảng cách thì trong lượng lời nói và sức thuyết phục chắc chắn bị giảm trước cử tọa, trước dân chúng.
            
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác
             
               Tác phong, phương pháp, phong cách hay thuật lãnh đạo đều có nét chung là sự thể hiện rõ nét trình độ, năng lực, kinh nghiệm, đạo đức, nhân cách, cá tình của người lãnh đạo. Tác phong càng giản dị, tự nhiên, biết tôn trọng và gần gũi mọi người, có đầu óc cầu tiến, coi trọng chí tiến thủ thì người lãnh đạo càng được quần chúng tin yêu, cảm phục, uy tín cành sâu rộng. Những phương cách thể hiện tác phong mà các người lãnh đạo áp dụng trước hết từ nhận thức, quan điểm, cách sống, lối sống, thói quen và tất nhiên là cả năng khiếu. Tác phong lãnh đạo có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của “văn minh lãnh đạo”, đem lại những hiệu quả tùy mức độ khác nhau trong công tác đổi mới tư duy, hành động, đổi mới phương pháp công tác của cán bộ lãnh đạo các cấp.
Theo blog Bùi Văn Bồng 

09:11

5 trẻ em khỏe mạnh tử vong sau tiêm:

Vắc-xin Quinvaxem vô can?!


GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, khẳng định chưa có bằng chứng về chất lượng của vắc-xin Quinvaxem liên quan đến các ca tử vong

* Phóng viên: Sau những vụ tai biến cuối năm 2012, mới đây lại có thêm nhiều trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem. Vậy phán đoán ban đầu của ngành y tế về các tai biến nghiêm trọng này như thế nào, thưa ông?
- GS-TS Nguyễn Trần Hiển:

 
Về trường hợp phản ứng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem xảy ra gần đây ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) hôm 16-3, Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực phía Nam, Viện Pasteur TPHCM đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng điều tra nguyên nhân phản ứng sau tiêm theo quy định. Trong tuần này, hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế của tỉnh Lâm Đồng sẽ đưa ra kết luận. 

* Đâu là nguyên nhân dẫn đến tử vong vì các bậc cha mẹ đều khẳng định con họ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi tiêm?
- Không loại vắc-xin nào là an toàn 100%. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên nhằm kích thích sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau… là các biểu hiện hay gặp phải sau khi tiêm vắc-xin. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp tử vong vì lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng.
Đến nay, hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế địa phương và Bộ Y tế cho rằng các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem đều không có bằng chứng liên quan đến dịch vụ tiêm chủng và chất lượng vắc-xin.

 
Nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại khi đưa con em đi tiêm chủng vì nhiều vụ tai biến đã xảy ra
Ảnh: DƯƠNG NGỌC
* Thưa ông, vì sao hầu hết các ca tai biến nặng sau khi tiêm vắc-xin đều không tìm thấy nguyên nhân?
- Để đưa ra kết luận nguyên nhân phản ứng sau khi tiêm vắc-xin thì cần dựa trên các bằng chứng khoa học, kết quả điều tra phản ứng sau tiêm và kết luận của hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc - xin, sinh phẩm y tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp khó xác định nguyên nhân tai biến do sốc phản vệ hay trùng hợp ngẫu nhiên vì các bé đều tử vong tại nhà, không có hồ sơ theo dõi diễn biến của phản ứng sau tiêm ở cơ quan y tế và cũng không mổ tử thi. Chúng tôi đang phối hợp cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước tìm nguyên nhân của các trường hợp này.
* Phần lớn các vụ tai biến xảy ra tại tuyến cơ sở, điều này đặt ra nghi vấn điều kiện bảo quản ở  Việt Nam có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin? 
- Có 2 bằng chứng khoa học chứng minh chất lượng vắc-xin tốt: Thứ nhất, Quinvaxem là vắc-xin có chỉ thị về nhiệt độ khi bảo quản không tốt, không đúng, trong khi quá trình kiểm tra không phát hiện sự đổi màu. Thứ hai, việc kiểm tra ngẫu nhiên định kỳ thường xuyên về chất lượng vắc-xin của các tuyến và điểm tiêm chủng của Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm y tế không phát hiện điều gì bất thường.
* Ngoài cháu bé tử vong tại TP Đà Lạt, 14 trường hợp khác tại tỉnh Lâm Đồng cũng có phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem. Trong tình huống như vậy, có thể lý giải nguyên nhân do đâu?
- Thông thường, nhiều trẻ sau khi tiêm vắc-xin đều có sốt nhẹ, phản ứng sưng đau tại chỗ tiêm. Trước đây, với những biểu hiện thông thường như trẻ sốt, quấy khóc, cha mẹ không đưa đến bệnh viện nhưng gần đây, do có nhiều trường hợp tử vong sau khi tiêm nên họ mới đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi. Vì vậy, có thể số báo cáo các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc-xin tăng lên, nhất là các phản ứng nhẹ.
* Năm 2012 ghi nhận nhiều trẻ có phản ứng nặng sau tiêm chủng, vậy tỉ lệ này có cao hơn so với mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới?
- Phản ứng sau tiêm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Số trường hợp phản ứng sau tiêm nặng xảy ra trong năm 2011 được ghi nhận là 10 (4 trường hợp có thể liên quan đến tiêm chủng, không có tử vong) và năm 2012 là 13 (4 trường hợp bệnh và 1 tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng). Báo cáo từ các địa phương cho thấy không có gia tăng bất thường về số trường hợp phản ứng sau tiêm.
* Thời gian qua, một số nước đã ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem? Liệu có phải số ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin này có bất thường, thưa ông?
- Vắc-xin Quinvaxem đang được sử dụng ở trên 90 quốc gia, Sri Lanka là nước đã ngừng sử dùng vắc-xin này trong khoảng thời gian 5 tháng. Tuy nhiên, sau khi rà soát và đánh giá lại, thấy rằng các nguyên nhân của phản ứng nặng sau tiêm không liên quan tới vắc-xin này nên Sri Lanka đã dùng trở lại.

Thêm 4 trẻ tai biến, 1 tử vong sau tiêm
Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết trong đợt tiêm chủng vừa qua tại huyện Kim Thành, 4 trường hợp có các biểu hiện phản ứng và 1 tử vong trong tổng số hơn 40 trẻ được tiêm vắc-xin  Quinvaxem. Nạn nhân tử vong là cháu Đ.T.L (3 tháng tuổi) ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành.
Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương cho biết trước đó, sáng 25-3, cháu L. được tiêm phòng mũi 2 
vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem. Hơn 1 ngày sau, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc, bỏ bú nên gia đình đưa đến Trạm Y tế xã Tam Kỳ và được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương. Đến ngày 26-3, cháu L. tử vong.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương, cháu L. nhập viện với các biểu hiện điển hình của nhiễm khuẩn huyết. Kết quả cấy máu mới đây cũng khẳng định cháu tử vong do nhiễm khuẩn huyết chứ không phải phản ứng với vắc-xin. Hội đồng chuyên môn đang điều tra để có đánh giá toàn diện về sự cố sau tiêm chủng vừa qua tại Hải Dương. Dự kiến, kết quả sẽ được công bố trong tuần tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng ca tử vong này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm tiêm 
vắc-xin. Riêng 4 trẻ có các biểu hiện sốt, quấy khóc sau tiêm vắc-xin này, hiện sức khỏe đã ổn định” - đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương cho biết.
Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tạm ngừng sử dụng lô vắc-xin liên quan đến các ca tai biến nói trên. Sau khi có kết luận chính thức từ hội đồng chuyên môn, nếu không phải do lô vắc-xin này thì chúng sẽ được sử dụng trở lại.
 (Theo Người Lao động) NGỌC DUNG