Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013


20:11

Thủ tướng Serbia bị "thôi miên" bởi người đẹp "quên nội y"

(iHay) Một đoạn video clip trên YouTube ghi lại vẻ mặt như bị "thôi miên" của Thủ tướng Serbia khi "liếc trộm" pha dạng chân "chết người" của người đẹp không mặc nội y, ngồi phía đối diện.

Trong đoạn clip, Thủ tướng Ivica Dačić của Serbia đã không thoát khỏi sự quyến rũ khó cưỡng của người đẹp dẫn chương trình, đặc biệt là lúc cô dạng chân ra cố ý để lộ phần nhạy cảm trong tư thế hớ hênh.
 Thủ tướng Serbia bị gài bởi cô gái không quần lót
Những người thực hiện chương trình đón vị chính khách đến cuộc phỏng vấn. Rất long trọng...

Còn đây là khoảnh khắc "khó đỡ" đã được ghi lại của Thủ tướng Serbia
 
Được biết, đây là sự sắp đặt có chủ ý của những người thực hiện chương trình Nemoguca Misija (Tạm dịch làĐiệp vụ bất khả thi). Nhóm đã mời vị chính khách nổi tiếng của đất nước đến thảo luận về tình hình chính trị Balkan, nhưng lén lút thực hiện kế hoạch ghi lại phản ứng của nhà lãnh đạo này trước những khoảnh khắc “rất người” của cuộc sống.
Trước đó, hình ảnh người dẫn chương trình cởi đồ lót đã được tung ra nhằm minh họa rằng ánh mắt của vị chính khách thật sự đã "phát hiện" những điều lý thú và không rời mắt khỏi nó.
 Thủ tướng Serbia bị gài bởi cô gái không quần lót
Người dẫn chương trình (không tiết lộ danh tính) đã cởi đồ lót
trước khi "tiếp cận" vị Thủ tướng Serbia
Theo Daily Mail hôm 31.1, nhóm thực hiện đã lấy cảm hứng từ cảnh xoạc chân không đồ lót của ngôi sao Sharon Stone trong phim Basic Instinct (năm 1992) để minh chứng cho một điều, thời gian (hơn 20 năm) có thể thay đổi, nhưng "bản năng gốc" thì không.
Thủ tướng Serbia bị gài bởi cô gái không quần lót
Cô đào Sharon Stone và cảnh xoạc chân để đời trong phim Basic Instinct (năm 1992) - Ảnh: DailyMail
(Theo iHay-TNO) Nguyễn Thủy


19:42

Khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đất

 

Một số điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được công bố lấy ý kiến nhân dân...

Khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đấtVới chương mới về quyền của Nhà nước và trách nhiệm quản lý của nhà nước với đất đai, dự thảo luật quy định cụ thể về sở hữu đất đai.

Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bắt đầu từ ngày 2/1/2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân trong thời gian hai tháng.

Ở bản báo cáo đề ngày 31/1/2013 về các nội dung cơ bản của dự thảo này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho biết nhiều điểm mới đáng chú ý.

Theo đó, qua nhiều lần tiếp thu chỉnh sửa, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được công bố lấy ý kiến nhân dân bao gồm 14 chương và 206 điều.

Báo cáo cho biết, ở những quy định chung đã bổ sung trường hợp người sử dụng đất là tổ chức kinh tế liên doanh, bổ sung quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất và người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý.

Dự thảo cũng đã sửa đổi quy định cụ thể về căn cứ xác định loại đất để làm cơ sở cho việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, tính thu các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Với chương mới về quyền của Nhà nước và trách nhiệm quản lý của nhà nước với đất đai, dự thảo luật quy định cụ thể về sở hữu đất đai, báo cáo nêu rõ.

Theo đó, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức, thời hạn sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, định giá đất, quyết định chính sách tài chính về đất đai, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cơ quan nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu về đất đai.
"Dự thảo cũng đã bổ sung quy định về trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thoả thuận được với người có đất bị thu hồi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất được ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Không được ủy quyền ban hành quyết định cưỡng chế

Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế, mà những điểm mới ở quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ đồng thời khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đất, theo đánh giá của Bộ.

Đó là, quy định cụ thể việc xử lý đối với trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép chấp thuận cho phép chậm tiến độ một lần và chậm không quá mười hai tháng. 

Trường hợp không được chấp thuận cho chậm tiến độ hoặc quá thời hạn cho phép được chậm tiến độ nêu trên thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất và người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.

Điểm mới khác được thể hiện ở  quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt; tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”, sau đó Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; quy định khi xây dựng, mở rộng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị cần phải quy hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này và hỗ trợ người có đất bị thu hồi.

Dự thảo cũng đã bổ sung quy định về trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thoả thuận được với người có đất bị thu hồi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất được ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Các dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì nhà đầu tư trong nước được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để có đất thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Báo cáo cũng cho biết đã sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất theo hướng chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Bổ sung quy định chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Dự thảo mới còn quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất theo 2 hình thức: (1) Thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất, (2) Thu hồi đất để giao, cho thuê đất theo hình thức chỉ định chủ đầu tư. Trong đó có bổ sung quy định tổ chức họp để lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đáng chú ý là dự thảo đã quy định thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất theo hướng chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất là người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế; người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thì không được ủy quyền.
"Thiết kế mục mới về bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất, dự thảo nêu rõ nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản và về sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường về đất sẽ cụ thể hơn

Về các điểm mới đáng chú ý trong bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, theo báo cáo thì dự thảo đã tách riêng nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thành một điều riêng.

Đồng thời bổ sung trường hợp “sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê” thì được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm tiền thuê đất trả trước còn lại, chi phí san lấp mặt bằng và các chi phí khác; quy định việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đối với từng loại đất, từng đối tượng cụ thể, bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Thiết kế mục mới về bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất, dự thảo nêu rõ nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản và về sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất; nồi thường thiệt hại do bị hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất.

Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất cũng nằm trong quy định tại mục này.
(Theo VnEconomy)  Hà Thi
17:33
 Quỹ Nhà nước trăm tỷ:
Bí ẩn chi tiêu
TP - Tại Hội thảo về định hướng và quan điểm xây dựng Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN do Bộ Tài chính tổ chức ngày 30-1, PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đề cập nhiều quỹ nhà nước được đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm nhưng không biết chi tiêu thế nào.
Minh họa: Khều
Minh họa: Khều.
Quản lý việc chia lãi
Theo ông Đặng Văn Thanh, điểm đáng chú ý hiện nay là chúng ta có Luật Ngân sách Nhà nước nhưng ngân sách ngày càng nhỏ đi trong tổng số quỹ tài chính của Nhà nước, song lại chưa có luật điều chỉnh. Bên cạnh ngân sách Nhà nước có tới 40 quỹ ngoài ngân sách. Có những quỹ tới hàng chục nghìn, thậm chí cả trăm nghìn tỷ nhưng chi tiêu ra sao, hình thành thế nào thì không ai biết.
 Có những quỹ được đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam nhưng tiền tiêu thế nào, sàng lọc, bồi bổ con người thế nào, chống bệnh hiểm nghèo thế nào không rõ”. 
Ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam
“Tôi làm đại biểu Quốc hội 5 năm, kiến nghị mấy lần nhưng chưa một quỹ nào báo cáo công khai trước Quốc hội về tiền chi tiêu thế nào. Quanh đi quẩn lại là kết quả xóa đói giảm nghèo… Hôm trước, ngồi ở Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nghe một loạt quỹ của Bộ Y tế thấy nhiều vấn đề lắm. Có những quỹ được đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam nhưng tiền tiêu thế nào, sàng lọc, bồi bổ con người thế nào, chống bệnh hiểm nghèo thế nào không rõ”- Ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, có tình trạng hiện nay là Quốc hội có những khoản đứng về mặt tài chính quốc gia, tài chính Nhà nước, Quốc hội cũng chưa được biết. Việc quản lý hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước ở các DN hiện nay cũng cần xem xét lại.
Có những DN có vốn đầu tư của Nhà nước tới hàng trăm tỉ đồng nhưng lợi nhuận lại không cao, chỉ vài tỷ bạc. Trong khi có những DN chỉ có vài phần trăm vốn của Nhà nước nhưng có tới hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận.
Điều này do từ trước đến nay ta chưa bàn đến việc quản lý lãi của các DN có vốn đầu tư của Nhà nước như thế nào, chia cổ phần cổ tức ra sao khi có vốn Nhà nước.
“Nên xây dựng Luật tài chính của những DN có vốn Nhà nước, liên quan quyền hạn, chế tài, trách nhiệm của Nhà nước ở các đơn vị này là cần thiết. Cần một cơ chế tài chính riêng đặc thù cho những DN sử dụng vốn Nhà nước. Tôi làm kế toán nên rất sốt ruột khi bỏ tiền ra mà không biết hiệu quả ra sao. Người ta chi trăm triệu nhưng khai ngàn tỷ mà không sao, không ai biết”- Ông Thanh nói.
Theo kiến nghị của các chuyên gia, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, trong khi chúng ta đang đặt vấn đề sở hữu toàn dân mà đại diện cho nhân dân chính là Quốc hội. Do đó, Quốc hội phải là chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu là Chính phủ.
PGS.TS Đặng Văn Thanh
PGS.TS Đặng Văn Thanh.
Nhiều lỗ hổng gây thất thoát vốn Nhà nước 
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, có nhiều tồn tại liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước cũng như có những lỗ hổng trong tư duy chính sách.
Theo ông Doanh, sự tự chủ của DNNN hiện nay là rộng rãi. Sự can thiệp của các bộ còn khá nhiều nhưng việc giám sát trong quản lý vốn Nhà nước vẫn còn lỗ hổng.
Đặc biệt, vai trò giám sát của Quốc hội không được luật hoá nên chỉ có vai trò giám sát chung, đi kiểm tra sau đó có khuyến nghị, những đơn vị được khuyến nghị không thực hiện cũng chẳng sao. Còn Luật Đầu tư có quy định nhưng không phân định rõ việc sử dụng vốn đầu tư và tài sản Nhà nước.
Ngoài ra, theo ông Doanh, một lỗ hổng lớn khác là chưa có Luật về Cổ phần hóa DNNN cũng như chưa có Luật về Đầu tư công dù Bộ KH&ĐT nhiều lần đưa ra thảo luận, trình nhiều ban ngành.
“Trong khi đó chúng ta đã cổ phần hóa hơn 3.000 DNNN. Đầu tư công cũng thực hiện từ khi xây dựng đất nước nhưng đến nay vẫn chưa có luật quản lý các lĩnh vực này. Ở đây vai trò của Quốc hội chưa phát huy được hiệu quả, chưa tương xứng như yêu cầu”- Ông Doanh phân tích.
Một khoảng trống được các chuyên gia chỉ rõ trong việc quản lý vốn Nhà nước đó là DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng dù sử dụng lao động lớn, tài nguyên nhiều, sử dụng tới trên 60% tín dụng nhưng chưa thực hiện được vai trò chủ đạo của DN nòng cốt, gây ra thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Những vụ việc gây thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng xảy ra ở Vinashin, Vinalines và mới đây là ở Agribank đã cho thấy điều này.
Theo các chuyên gia, hiện các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lập ra rất nhiều công ty con, công ty cháu nhưng cơ chế góp vốn không rõ ràng, không xác định được vốn nào là vốn Nhà nước. Điều này được giải thích do chúng ta quá ham đầu tư.
Có tình trạng số công trình đầu tư công hiện nay khoảng 40.000, đầu tư rất nhiều nhưng sau khi hoàn thành thì lại không hoàn toàn trở thành doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với đó, sự can thiệp của các bộ ngành nhà nước vào DNNN vẫn còn nặng nề nên muốn cải cách DNNN thì phải cải cách bản thân bộ máy của Nhà nước.
(Theo TPO) Phạm Tuyên
17:19

 Hàng loạt người mẫu Hong Kong phủ nhận bị hiếp


Một chân dài 25 tuổi bị làm nhục trong khi hầu rượu đại gia. Các người mẫu như Chung Thái Hy, Triệu Thạc Chi... bị nghi ngờ là nạn nhân của vụ việc.
Ifeng đưa tin, mới đây có người mẫu trình báo cảnh sát cô bị một thiếu gia gây mê cưỡng hiếp tại một khách sạn ở Hong Kong. Cô và thiếu gia vốn có thỏa thuận tiền bạc trước với nhau. Theo đó, chàng trai trả người mẫu một khoản tiền để mời cô tiếp rượu, nói chuyện phiếm tại khách sạn. Tuy nhiên khi đến gặp khách hàng, người mẫu bị gây mê, làm nhục và bị cướp tài sản cá nhân.
mau-jpg-1359603281_500x0.jpg
Các người đẹp tuổi 25 bị nghi là nạn nhân vụ cưỡng hiếp, từ trái sang: Triệu Thạc Chi, Chung Thái Hy, Chung Huệ Chi. Ảnh: Ifeng.
Cảnh sát đang điều tra sự việc, danh tính người mẫu không được tiết lộ. Điều này khiến dư luận Hong Kong xôn xao bàn tán về nạn nhân. Một số người mẫu ở độ tuổi 25 như Chung Thái Hy, Triệu Thạc Chi… bị “đưa vào diện tình nghi”.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Chung Thái Hy nói: “Đương nhiên không thể là tôi rồi, những người quen biết tôi đều tin rằng tôi không bao giờ đi phục vụ khách như vậy. Cô gái kia quả là kém hiểu biết, đáng thương mà cũng ngốc nghếch”.
Người đẹp Triệu Thạc Chi cũng phủ nhận nhận tiền đi hầu rượu: “Không thể nào là tôi. Tôi đang ở Macau. Đi ăn cơm, uống rượu với người lạ rất nguy hiểm. Các cô gái nên biết cách bảo vệ bản thân, giữ gìn một chút. Cũng từng có người lạ mời tôi ăn cơm nhưng tôi từ chối”.
Người mẫu 25 tuổi khác là Chung Huệ Chi nói: “Cô gái đó ngu ngốc, khờ dại. Cô ấy phải biết nhận số tiền lớn đi uống rượu không phải là chuyện đơn giản”. Người mẫu Trần Du Hy cương quyết hơn: “Đương nhiên không phải tôi. Tôi rất hiểu giá trị bản thân. Cô gái đó thật đáng thương. Nhưng nếu không có lòng tham thì cũng không xảy ra chuyện thế này. Tôi không bao giờ làm vậy”.
na3-jpg-1359603281_500x0.jpg
Người mẫu Châu Tú Na và Hà Bội Du. Ảnh: Baidu.
Người mẫu nóng bỏng Châu Tú Na (sinh năm 1985) khi trả lời phỏng vấn cũng tỏ ra chín chắn. Cô khuyên các cô gái nên biết cách bản vệ bản thân, tìm bạn mà chơi… để khỏi bị lừa. Tú Na cho biết cô từng nhận điện thoại mời đi ăn với đại gia nhưng vì không quen biết đối phương nên từ chối. Trong khi đó, Hà Bội Du, người mẫu sinh năm 1989, tỏ ra nghiêm khắc hơn: “25 tuổi rồi mà còn trẻ người non dạ. Đây là bài học lớn, đến thứ quý giá nhất cũng không còn, thật buồn”.
Sự việc người mẫu bị lừa ở khách sạn nhận được quan tâm của showbiz và dư luận Hong Kong. Không ít người liên tưởng đến vụ việc thiếu gia Đài Loan Lý Tông Thụy gây mê, cưỡng hiếp hàng chục phụ nữ, trong đó có nhiều nghệ sĩ. Vụ án Lý Tông Thụy vẫn chưa có hồi kết.
(Theo VnExpress) Hải Lan
16:24
 Có màn phản cảm, VTV phải giải trình về "Gặp nhau cuối năm"
 (NLĐO)- Cho rằng Chương trình "Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013" không qua thẩm định và cấp giấy phép, trong khi lại có những nội dung phản cảm như màn "Đẩu pín" đưa "cái ấy" lên ghế để chặt... Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu VTV giải trình.
Trong văn bản gửi Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, căn cứ Nghị định 79/2012/NĐ-CP về biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, căn cứ Chỉ thị 65 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch về chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, xét thấy đây là chương trình nghệ thuật có sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước nên rất cần thẩm định nội dung trước khi cấp phép.
                                                  
 
Bắc Đẩu-Công Lý (phải), Nam Tào-Xuân Bắc (giữa) và Táo Kinh tế-Quang Thắng (trái) trong chương trình

Tuy nhiên, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã nhiều lần liên hệ với Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) thuộc VTV để Hội đồng Nghệ thuật của Cục thẩm định, cấp giấy phép đúng thủ tục, nhưng không nhận được sự hợp tác.

Chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2013 vẫn được tổ chức biểu diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào các ngày 25 đến 27-1-2013 mà không qua thẩm định và cấp phép. Trong khi đó, qua phản ánh của dư luận, chương trình Táo quân 2013 không phù hợp phong tục tập quán, nhất là trong 30 phút đầu của chương trình.

Như vậy, đơn vị tổ chức chương trình vi phạm Điều 14; Điểm C – Điều 10 Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 75/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Chính vì thế, Cục Nghệ thuật biểu diễn  yêu cầu VFC giải trình về sự việc nói trên để kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch.
                          
Trao đổi với Báo Người Lao động ngày 31-1, ông Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) - cho hay, đơn vị này vẫn chưa nhận được văn bản yêu cầu giải trình cuả Cục Nghệ thuật biểu diễn.
                              
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Nhân - Phó Trưởng phòng quản lý biểu diễn, Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho biết ông nhận được phản ánh, tỏ ra rất bức xúc trước màn tung hứng có phần phản cảm của hai nhân vật Nam Tào – Bắc Đẩu trong đó có đoạn Bắc Đẩu đi phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành nữ bằng cách đặt “cái đó” lên ghế rồi dùng dao cắt phăng.

Được biết, đĩa hình VFC gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn xin cấp phép đã được biên tập cắt bỏ đoạn về “Đẩu pín” nói trên. Nhưng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, nhiều đoạn phản cảm khác cũng phải cắt bỏ.
                                                           (Theo NLĐO)  Tin: Y. Anh - Ảnh: H. Dự

13:45
TS. Cao Sỹ Kiêm:

Không thể để người dân gánh sự yếu kém của ngân hàng

(ĐVO) – “…Ngân hàng yếu kém rồi lại bắt người dân phải gánh chịu là không được. Ngân hàng yếu kém thì phải khắc phục cái yếu kém đó chứ không phải là lợi dụng việc thanh toán qua ngân hàng để tính phí cao hơn, bù đắp cho sự yếu kém của mình là không được”.

Liên quan đến dự thảo Nghị định quy định việc mua bán nhà, đất, ôtô, xe máy... sẽ phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Cao Sỹ Kiêm về vấn đề này.
 
Ts. Cao Sỹ Kiêm - Đại biểu Quốc hội khóa 13, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc Gia
Ts. Cao Sỹ Kiêm - Đại biểu Quốc hội khóa 13, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc Gia
PV: Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Như vậy đồng nghĩa với việc ngay cả những trường hợp mua xe máy trị giá mười mấy triệu, hoặc người dân mua bán xe cũ với nhau cũng phải thông qua ngân hàng. Ý kiến của ông về vấn đề này?
 
TS. Cao Sỹ Kiêm: Việc thanh toán mọi giao dịch của nhân dân qua ngân hàng là một chủ trương lớn. Nó có lợi cho cả người tiêu dùng, lợi cho cả ngân hàng. Việc giao dịch thông qua đó sẽ tránh được những mất mát, những rủi ro.
 
Chi phí cho ngân hàng, cho doanh nghiệp cũng giảm đi. Và muốn hay không muốn chúng ta cũng phải làm, vì các nước tiên tiến tỷ lệ người ta thanh toán qua ngân hàng là rất lớn, còn ở nước ta thì tỷ lệ dùng tiền mặt lại vô cùng lớn, đó là điều trái ngược lại hoàn toan. Cho nên chủ trương đó theo tôi là đúng. 
 
Nhưng việc triển khai cần phải có những hướng dẫn cụ thể, để đảm bảo cho nó phù hợp hơn. Bởi vì thứ nhất là có rất nhiều nơi hệ thống ngân hàng không thuận lợi. Thứ hai là người dân không có đủ điều kiện, chưa thể mở được tài khoản ngân hàng.
 
Chẳng hạn như người ta có nhu cầu bán đất, bán nhà nhưng người ta không có tài khoản và ở nông thôn người ta cũng không có nhu cầu mở, nên chúng ta phải tạo điều kiện cho họ. Tiếp đến là sự tiện ích, nếu thanh toán qua ngân hàng nhưng lại thu phí quá cao thì những người tính toán người ta không thực hiện, hoặc tỷ lệ thực hiện là rất thấp. 
 
Điển hình là việc mua đi bán lại những chiếc xe máy có mấy triệu thì điều đó thể hiện quá rõ. Cho nên cần phải có những hướng dẫn thật cụ thể để nó trở nên phù hợp, mà tinh thần chung là tạo sự thuận lợi để người dân tự giác.
 
Ví dụ, những giao dịch mà so với việc người dân phải bỏ ra chi phí nhưng đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của họ, thì họ phải tự giác làm. Còn mất chi phí mà không đem lại cho người ta cái gì thì chắc chắn người ta sẽ không làm. Nên việc thực hiện điều này phải có sự nghiên cứu, có kế hoạch, có lộ trình, hướng dẫn cụ thể thì mới có khả năng thực thi cao.
 
PV: Nghị định thanh toán bằng tiền mặt được đưa ra lấy ý kiến người dân tại thời điểm mà hoạt động của hệ thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều yếu kém. Điều đó khiến người dân hết sức băn khoăn. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
 
TS. Cao Sỹ Kiêm: Người dân lo ngại là đúng thôi. Người ta sợ sự yếu kém của ngân hàng rồi lại bắt người dân phải gánh chịu là không được. Ngân hàng yếu kém thì phải khắc phục cái yếu kém đó chứ không phải là lợi dụng cái này để tính phí cao hơn, bù đắp cho cái kia là không được.
 
Bởi vì việc này là chủ trương, chính sách của Nhà nước, còn cái kia là của bản thân ngân hàng, phải tự khắc phục lấy. Cho nên người dân lo ngại, tính toán và phân vân là rất đúng. Và nếu Nhà nước để xảy ra tình trạng như vậy thì cũng không được.
 
PV: Để có thể giao dịch, người dân bị buộc phải gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng có thêm một khoản vốn nhưng trong khi giao dịch người dân sẽ phải trả thêm phí dịch vụ. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc đặt người dân vào hoàn cảnh khó khăn và tạo lợi thế cho ngân hàng. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
 
TS. Cao Sỹ Kiêm: Trong hoạt động của ngân hàng, việc thu phí là chắc chắn phải có, vì ngân hàng cũng phải chi phí nhiều trong việc giúp người dân thực hiện các giao dịch. Nhưng nếu thu phí quá cao mà đổi lại dịch vụ, sự tiện lợi không đáp ứng được cho người dân thì người ta sẽ không bao giờ thực hiện. Còn đối với việc thanh toán qua ngân hàng thì được cái người dân sẽ không phải rút tiền đi rút tiền lại, không phải lo bảo quản, vận chuyển, mất mát, đó là cái có lợi. Nhưng cũng chính điều này đòi hỏi dịch vụ ngân hàng phải tốt hơn thì người dân mới làm. 
 
Tuy nhiên ở những nơi mà chưa có ngân hàng, người dân chưa có nhu cầu thì việc thu phí cần phải hợp lý hơn, phải thu ít đi để phù hợp với người dân. Hoặc khi người dân đến mở tài khoản và để tiền trong đó thì đương nhiên là ngân hàng có thể dùng tiền đó để quay vòng, cho nên cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho họ, ví như giảm tiền phí giao dịch đi, vì ngân hàng cũng đang sử dụng tiền của họ.
 
Còn nếu nói về việc tạo lợi thế cho ngân hàng thì có thể hiểu mấy cái lợi như sau: thứ nhất là ngân hàng có thể tận dụng tiền mặt này để quay vòng. Thứ hai là thu phí để phát triển kinh doanh cho ngân hàng. Thứ ba là có thể tránh được sự vận chuyển phức tạp, gây ra những rùi ro cho ngân hàng.  
 
Tuy nhiên, người dân cũng có nhiều cái lợi. Thứ nhất là đảm bảo an toàn cho số tiền của mình, không phải lo bảo quản, cất giữ, không phải lo ăn cắp, ăn trộm. Thứ hai là không phải lo vận chuyển khi mỗi lần giao dịch.
 
Nếu đánh giá chung thì có lợi cho cả ngân hàng và người tiêu dùng, nhưng phải cân bằng giữa hai cái lợi, để ngân hàng cũng chịu đựng được, mà doanh nghiệp, người dân cũng có thể chịu được.
 
Còn nếu đặt hai cái lợi này lên bàn cân thì ngân hàng có lợi nhiều hơn. Vì trong trường hợp giao dịch một số tiền lớn thì lợi cho ngân hàng nhiều. Còn trong trường hợp giao dịch một số tiền nhỏ thì người dân sẽ phải chịu thiệt nhiều, vì họ cũng vẫn phải chịu phí, trả phí cho một lần giao dịch nhỏ nhưng cũng tương đương với mức phí cho một lần giao dịch lớn.
 
PV: Theo đánh giá của ông, mức thu phí giao dịch là bao nhiêu sẽ là hợp lý? Người dân sẽ được trả lãi suất bao nhiêu % khi gửi tiền vào ngân hàng để Nghị định này trở nên phù hợp hơn?
 
TS. Cao Sỹ Kiêm: Thường thì mức phí rơi vào khoảng 5/1000, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào dịch vụ phục vụ của từng doanh nghiệp, từng quốc gia khác nhau hoặc từng mức độ khác nhau. Ví dụ như quy định một lần giao dịch là trong khoảng bao nhiêu tiền, nếu mức tiền giao dịch thấp thì có thể sẽ thu mức phí thấp. Còn nếu trong điều kiện dịch vụ chưa đảm bảo thì cũng không thể thu mức phí cao được.
 
Còn khi người dân gửi tiền vào tài khoản để thanh toán qua ngân hàng thì cũng cần phải phân biệt rõ. Nếu là để tiền thanh toán qua ngân hàng thì không có lãi suất, vì đây không phải là tiền gửi. Tiền vào tài khoản người dân thì ngân hàng chỉ tính phí khi thực hiện giao dịch.
 
Còn nếu như người dân để số tiền đó trong tài khoản mà không rút, gửi ở ngân hàng thì đồng nghĩa với việc ngân hàng được phép sử dụng số tiền đó để làm vốn quay vòng thì phải trả lãi suất cho người dân theo lãi suất không kỳ hạn, có kỳ hạn. Như vậy có nghĩa là tiền thanh toán thì không trả lại, còn tiền ngân hàng vay, hoặc người dân gửi ngân hàng thì phải trả lãi suất cho người dân.
 
Xin cảm ơn ông!
  • Duyên Duyên (Thực hiện)


11:40

"… Chạy công chức 100 triệu là có thật, thậm chí còn nhiều hơn"


(GDVN) - “Nếu không thanh tra ra thì cũng không được tuyên bố là không có mà phải xin khất, xin lỗi với dân rằng chúng tôi chưa thanh tra được ra và cho chúng tôi thời gian để làm thêm. Đồng thời cũng xin ý kiến của dân để dân hiến kế, đóng góp trên tinh thần thực sự cầu thị. Việc gì dân cũng làm được. Bây giờ chỉ có nhân dân mới làm được chuyện đó và tôi tin rằng thông tin chạy công chức 100 triệu là có thật và thậm chí còn phải là nhiều trăm triệu”, bà Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.

"Có ai đi hối lộ mà lấy hoá đơn"

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về vấn đề chạy công chức 100 triệu và kết luận thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội về việc này, bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: 

“Tôi tin vào văn kiện của Đảng. Văn kiện của Đảng nói rằng việc chạy công chức nằm trong phạm trù tiêu cực của xã hội. Văn kiện này có nói về việc một bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hoá, biến chất. Bây giờ kiểm điểm từ trên xuống dưới rồi thì cũng không thấy bộ phận ấy đâu, kể cả là nhỏ chứ chưa nói đến là bộ phận không nhỏ. 
 
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Tôi cho rằng phải xem xét lại hai vấn đề: Thứ nhất tin chạy công chức 100 triệu là thất thiệt nên thanh tra tìm không ra. Thứ hai là tin có thật nhưng có thể người đã chạy công chức có thể vì vấn đề gì đó mà bức xúc, bây giờ không chịu trách nhiệm nên cũng không thể tìm được ra. Việc này đâu có bằng chứng, có ai đi hối lộ mà lại đòi lấy hoá đơn?”.

Khi được hỏi về kết quả thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội, bà Hoài Thu cho rằng: “Tôi thấy việc thanh tra là khôi hài và có khi việc thanh tra lại trở thành bình phong cho những tiêu cực về sau. Làm sao mà thanh tra ra được? Chỉ có một cách là lấy đạo đức của người cán bộ ra. Tôi nghĩ rằng người có quyền cho người ta cái chức cũng phải là người “lớn” chứ đâu có thể chỉ là cán bộ mới vào công chức được mấy ngày đã làm nổi việc đó. Và cán bộ, Đảng viên đó cũng không có lương tâm, đạo đức của người Đảng viên chân chính.”.

Trước việc dư luận bày tỏ sự hoài nghi với kết luận Thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội, bà Hoài Thu nói: “Người dân không tin vào kết luận thanh tra là đúng thôi. Bản thân tôi là người dân còn không tin và thấy rất buồn cười, rồi bức xúc. Anh thanh tra kiểu gì? Cứ cho là anh thanh tra đúng bài bản theo Luật Thanh tra nhưng phải khoanh khu vực: khu vực tài chính, khu vực giáo dục…thì mới có thể làm được chứ. Nếu thanh tra chung trong diện rộng thì làm sao có thể thanh tra ra được mà chỉ gây ra tốn kém, không khéo còn làm trò cười cho thiên hạ.

Bây giờ chỉ có nhân dân mới làm được chuyện đó và tôi tin rằng thông tin chạy công chức 100 triệu là có thật và thậm chí còn phải là nhiều trăm triệu”.

Về ý kiến cho rằng, khi thanh tra không ra thì Cơ quan điều tra nên vào cuộc để điều tra việc chạy công chức 100 triệu, bà Hoài Thu chia sẻ: “Chức năng điều tra của Công an khác với chức năng thanh tra nên việc này không thuộc về chức năng của công an. 

Những vụ tiêu cực vừa qua là từ người dân phản ánh lên báo chí rồi sau đó vụ việc mới được phanh phui ra. Con mắt của dân là con mắt khóm, con mắt dứa (nhiều mắt). Bây giờ chỉ động viên nhân dân, muốn động viên được nhân dân thì mình phải làm thật chứ không phải là những việc làm hình thức”.

Vấn đề ở đây là đạo đức của cán bộ.

 Còn đánh giá thông tin về 30% công chức sáng “cắp ô đi tối cắp ô về” bà Hoài Thu cho rằng con số này cũng không hoàn toàn do chạy công chức mà ra. Trong tình trạng thừa người nhưng thiếu việc, công tác quản lý lỏng lẻo, nhiều cán bộ không được bố trí đúng công việc theo ngành nghề đã gây ra con số kia là chủ yếu. 

Tuy nhiên khi nói về ý kiến cho rằng vì lương thấp nên cán bộ tuyển công chức phải làm việc “chạy công chức”, bà Hoài Thu cho rằng mình không thể "vơ đua cả nắm" như vậy vì không phải cán bộ nào làm công tác tuyển dụng công chức cũng làm như vậy. Vấn đề ở đây là đạo đức của cán bộ. 

Nhưng người cán bộ chấp nhận việc chạy công chức không phải vì dân vì nước mà vì tư lợi. Đó là những người giàu rồi nhưng vẫn muốn giàu hơn. Có nhiều cán bộ lương thấp nhưng người ta đâu có làm việc đó mà cuộc sống của họ trong sạch lắm.

Cũng theo bà Hoài Thu, “việc thanh tra không ra cũng không hẳn là xuất phát từ cơ chế người đứng đầu chịu trách nhiệm (tức là người đứng đầu càng khui ra nhiều tiêu cực thì càng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn). Đó chỉ là một góc nhìn, mỗi người có một cách nhìn khác. Nếu là do cơ chế mà không có thanh tra ra thì sửa cơ chế đi. Cơ chế là cái chủ quan do chúng ta tạo ra chứ không phải là quy luật khách quan mà không sửa được. Nhưng tôi thấy mình sửa cơ chế nhiều rồi nhưng cũng đâu có được. Vấn đề gốc ở đây chính là đạo đức của cán bộ. 

Nguyên lý của Thanh tra không phải là có tiêu cực mới thanh tra mà là thanh tra để cho người ta đừng làm sai. Dù đã có phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhưng nhiều cán bộ hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu học thuộc mà chưa làm theo. Những hoạt động tham nhũng đã quá tinh vi nên Luật không theo kịp. Mà Luật cũng rất khó theo kịp vì nó rất tế nhị”.
Khi hỏi về việc Hà Nội có nên tổ chức thanh tra lại, bà Hoài Thu cho rằng, nếu thanh tra lại mà làm rõ được tiêu cực thì mới tổ chức lại, còn nếu không tìm ra thì không nên. “Tôi không biết việc này, lãnh đạo TP Hà Nội nghĩ thế nào, chứ nếu tổ chức thanh tra lại bằng việc lập một đoàn thanh tra khác rồi làm như trước thì chắc khó tìm ra nếu không khoanh vùng cụ thể. 

Mà nếu không thanh tra ra thì cũng không được tuyên bố là không có mà phải xin khất, xin lỗi với dân rằng do năng lực và thời gian nên chúng tôi chưa thanh tra được ra, cho chúng tôi thời gian để làm thêm. Đồng thời cũng xin ý kiến của dân để dân hiến kế, đóng góp trên tinh thần thực sự cầu thị. Việc gì dân cũng làm được. Tôi tín nhiệm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tôi đặt hy vọng rằng nếu Hà Nội làm được việc này để làm gương cho những tỉnh thành còn lại thì rất tốt”, bà Hoài Thu hiến kế.

(Theo Giáo dục VN) Hồng Chính Quang


11:05
 Ngày mai, Ban Nội chính T.Ư chính thức hoạt động

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu sẽ sớm ra mắt.
Hội nghị Trung ương 5 đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ảnh: TTXVN 
Hội nghị Trung ương 5 đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Ảnh: TTXVN.
Hôm nay 31-1, Ban Nội chính Trung ương sẽ tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, kể từ ngày Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 1-2.
Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính - thuộc Văn phòng Trung ương - như quyết định của Bộ Chính trị đã đề ra, sẽ được triển khai sau đó.
Cùng thời gian này, ngày 1-2, Ban Kinh tế Trung ương sẽ nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội - thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Trước đó, để có xúc tiến các công việc, thủ tục hành chính chuẩn bị bước đầu về nhân sự, bộ máy cho hai ban này, trong lúc hai tân trưởng ban đều đang kiêm nhiệm chức vụ khác (Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đang kiêm chức Bộ trưởng Tài chính), Ban Bí thư đã bổ nhiệm hai phó ban.

Ông Nguyễn Bá Thanh điều hành Ban Nội chính T.Ư từ ngày 1 - 2 
Ông Nguyễn Bá Thanh điều hành Ban Nội chính T.Ư từ ngày 1 - 2.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn (TS luật) là khuôn mặt khá quen thuộc. Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ, tháng 12-2008 sang làm phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Còn Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Bùi Văn Thạch (TS kinh tế) là gương mặt khá mới. Ông Thạch từng qua chức vụ trưởng Vụ Thư ký, vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10-2008, ông được luân chuyển về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho đến cuối tháng 4-2012 thì trở về làm phó chánh Văn phòng Trung ương.
Trao đổi với PV, ông Tuấn và ông Thạch cho biết các công việc chuẩn bị ban đầu để đưa hai ban vào hoạt động như khắc con dấu, mở tài khoản… đã cơ bản hoàn tất. Về cơ sở vật chất, trước mắt Ban Nội chính Trung ương sẽ sử dụng nơi làm việc của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Còn Ban Kinh tế Trung ương thì tiếp tục sử dụng trụ sở làm việc của hai vụ Kinh tế, Xã hội.
Chỉ đạo trực tiếp các công việc này, những ngày qua, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có những buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị tiếp nhận bộ máy, con người…
Theo các quyết định của Bộ Chính trị, lẽ ra các đề án về chuyển giao tổ chức, bộ máy, nhân sự phải hoàn thành trước. Nhưng do Ban Tổ chức Trung ương chưa xây dựng xong nên trước mắt cứ tiến hành chuyển giao cơ học. Sau đó, hai ban mới sẽ cùng Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại nhân sự, ban hành các quy chế làm việc nội bộ, đưa hai cơ quan mới này vào hoạt động quy củ.
Liên quan đến công tác tổ chức này, được biết Bộ Chính trị sẽ sớm ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo mô hình mới, do Tổng Bí thư làm trưởng ban, kịp lúc Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Dự kiến ngày 4-2, Ban Chỉ đạo mới sẽ ra mắt, họp phiên đầu tiên, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN.
Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm sáu nhóm.
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật (trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN); một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm VKS, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội) và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN. Cũng trong nhóm này, Ban Nội chính có nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Thứ hai là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính; phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động ở các cơ quan nội chính và hai tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đề cập. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao.
Thứ ba là nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.
Thứ năm, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Thứ sáu, Ban sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Trước đó, Bộ Chính trị cũng ban hành quyết định về việc phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, giữ chức Trưởng Ban Nội chính TƯ.
Theo 
Pháp luật Tp.HCM

10:21

Công an bận nhiều việc, cả nhà bị đánh tơi bời?

(ĐVO) - Theo tường thuật của bà Phúc, khi cả nhà bị đánh, cháu bà hai lần ra báo công an phường Kim Mã nhưng tại trụ sở không có ai trực. Gọi cảnh sát 113 cũng phải một tiếng đồng hồ sau họ mới tới.

‘Chúng tôi còn nhiều việc’

Chiều 29/1, dù sự việc nhóm côn đồ xông vào nhà hành hung cả nhà đã trôi qua được hơn 2 ngày, nhưng những thành viên gia đình bà Nguyễn Thị Phúc (trú tại 8A, ngõ 251 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn run sợ và bức xúc.

Bà Phúc kể lại, khi xảy ra sự việc, 3 người trong nhà bà gồm anh Trần Hoàng Chiến, Hoàng Quốc Huy, Nguyễn Minh Vượng ra chống đỡ, chèn cửa để ngăn cản nhóm côn đồ. Khi nhóm côn đồ phá được cửa xông vào, cả 3 người chạy lên tầng 2 thì chạm mặt nhóm côn đồ vào nhà từ lối tum, hai bên xảy ra “hỗn chiến”.


Lúc đó, anh Nguyễn Minh Vượng (cháu bà Phúc, đi bộ đội về nghỉ phép xuống thăm bà nội) leo qua cửa sổ tầng 2 nhảy xuống tầng 1 (cao khoảng 3m) rồi chạy thoát được ra ngoài để đi báo công an.
cu-Yen-van-con-sung-tay-vi-bi-nhom-con-do-hanh-hung-Phunutoday.vn
Cụ Nguyễn Thị Yến (90 tuổi, mẹ đẻ chị Phúc) bị nhóm côn đồ đánh vẫn còn thâm tím.

Nhưng khi anh Vượng chạy ra trụ sở công an phường Kim Mã (quận Ba Đình), cách nhà khoảng 100m, thì tại trụ sở công an phường không một bóng người, người trực cũng không. Lúc đó khoảng 21h10’.

Chờ đợi không thấy ai, nên anh Vượng lại chạy vòng về nhà, lúc này con ngõ đã có hàng trăm người tập trung chứng kiến vụ việc, lối vào nhà cũng bị các đối tượng trong nhóm côn đồ phong tỏa không cho ai vào. Thấy cả nhà vẫn bị vây đánh, anh Vượng lại chạy vòng ra trụ sở công an phường. Nhưng tới nơi, vẫn không thấy ai ở trụ sở.

“Thậm chí, lúc đấy người nhà tôi dùng điện thoại di động gọi ra công an phường thì chính thằng Vượng lại là người nghe máy vì không còn ai ở đó. Nhà tôi cũng gọi cả chục cuộc cho cảnh sát 113 và công an phường, nhưng phải tới 22h mới thấy họ tới. Lúc đó nhóm côn đồ cũng đã rời khỏi nhà”, bà Phúc kết lại.

Trả lời về vấn đề này, Trung tá Nguyễn Văn Nguyên, Phó trưởng công an phường Kim Mã (quận Ba Đình) cho rằng: “Nếu chúng tôi không ra kịp, làm sao bắt được 10 đối tượng ngay tại hiện trường, khi nghe thông tin phải nghe từ hai phía. Còn đến sớm nay muộn là công việc của chúng tôi, chúng tôi còn nhiều việc. Ai lại bảo không có công an trực, nếu không trực thì làm sao bắt được đối tượng về trụ sở. Cần nhìn nhận sực việc khách quan, hai chiều”.

Tuy nhiên, tối đó không phải lịch trực của Trung tá Nguyên.

“Còn chẳng nhẽ nhận được tin báo là 5 phút sau phải có mặt à, chúng tôi còn nhiều việc, chứ đâu phải ngồi để chờ mỗi việc đó. Khi nhận được tin báo vụ việc, chúng tôi đã cử cán bộ xuống hiện trường và bắt được các đối tượng gây ra vụ việc”, Trung tá Nguyên khẳng định lại.

Còn Đại tá Nguyễn Xuân Đình, Trưởng Công an quận Ba Đình cho rằng, vụ việc đã và đang được giải quyết, nhóm đối tượng gây ra vụ việc đã bị bắt giữ, còn người dân phản ánh chỉ là một chiều, thực tế công an đã bắt lên phường cả chục đối tượng.

“Nên quan tâm tới việc giải quyết thế nào, còn dân thông tin sao mình không thể nghe một chiều được. Vấn đề là vụ việc đó đã được giải quyết chưa? Giải quyết nhanh hay chậm còn tùy tình hình thực tế để đánh giá. Mấu chốt là từ đấy tới nay đã giải quyết thế nào rồi”, Đại tá Đình nói thêm.

Đại tá Đình cũng cho hay, nếu công an phường không xử lý kịp thời về mặt ngành, công an quận sẽ phê bình rút kinh nghiệm ngay. Nhưng cái đó không quan trọng, quan trọng là giải quyết vụ việc thế nào.

Hàng trăm người dân đứng xem

Cũng theo lời bà Nguyễn Thị Phúc, khi sự việc xảy ra, hàng ngàn người đã ra xem, đứng chật ở hai đầu ngõ, nhưng chỉ có 3 người hàng xóm dám nói vài câu “Các em cứ bình tĩnh, nhà người ta có làm gì đâu mà đập phá nhà người ta”, liền bị chúng lao vào đánh.

con-do-xong-vao-nha-danh-ca-nha-Baodatviet.vn
Cửa kính nhà vệ sinh- nơi cụ Yến vào trốn bị nhóm côn đồ đập vỡ kính xông vào đánh cụ.
Chị Hoàng Thị Liên (51 tuổi, người bán nước ở đầu ngõ 251) kể: “Tôi thấy nhóm thanh niên cạnh quán nước của tôi, đi nhậu đâu đó về. Thấy họ đi xe máy loạng choạng, tôi bảo khéo vỡ đèn xe máy, nhưng thanh niên điều khiển xe máy không nói gì.

Tuy nhiên, ít phút sau, một thanh niên chạy lại chửi tôi và dọa đánh. Ngay sau đó, cả nhóm kéo đến đánh chửi tôi. Thấy vậy, anh Trần Hoàng Chiến chạy lại can ngăn thì bị đánh chảy máu mồm. Quá hoảng sợ, tôi chạy trốn và bị nhóm thanh niên truy đuổi nhưng rất may tôi trốn được nên không bị thương nhiều”.

Ông Tạ Đăng Giang, ở đầu ngõ 251 Kim Mã kể lại, khi đấy khoảng 21h, đầu tiên nhóm côn đồ định đánh bà Liên, nhưng may bà Liên chạy được. Sau đó cả nhóm xông vào nhà bà Phúc đánh cả nhà, một số từ nhà bên sang leo từ trên nóc nhà xuống.

“Chả ai dám vào can, gần 20 thằng, to khỏe, tay kìm, tay búa, vào nó đập chết cả. Một số vào nhà đập phá, một số đứng chắn ở ngõ không cho ai lại gần. Có thằng ngồi quán nước còn bảo, gọi công an đi, tao ngồi đây đợi 113 đến. Khi xe 113 tới chúng nó còn tự động leo lên xe không cần phải áp giải”, ông Giang kể lại.

Cũng theo một số người dân sống trong ngõ 251 Kim Mã, khi đó người tới xem đứng chật cả con ngõ, nhưng không ai dám vào can. Có người mới chỉ nói “Các em cứ bình tĩnh, nhà người ta có làm gì đâu mà đập phá nhà người ta” đã bị mấy thanh niên lao vào đánh. Thấy nhóm côn đồ hung hãn, những người dân đứng xem không ai dám can thiệp.

Được biết, hiện hồ sơ vụ việc và các đối tượng tham gia hành hung gia đình bà Phúc đã được chuyển lên Công an quận Đống Đa để xử lý.

Theo công an phường Kim Mã, vụ việc bắt đầu chỉ là mâu thuẫn bình thường, ông Nghiêm Việt Anh (chủ cơ sở sản xuất đèn lồng tại số 8B, ngõ 251 Kim Mã) trước đó đã uống rượu, khi xảy ra xích mích đã hô hào anh em công nhân ở xưởng thuê nhà bên cạnh lao vào nhà bà Phúc, tấn công mọi người trong nhà. Các công nhân đều làm thuê trong xưởng đèn lồng, chưa đối tượng nào có tiền án, tiền sự.
  • (Theo Đất Việt) Lê Việt