Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012


 18:05
1 năm sau cái chết của Osama bin Laden:
Nhiều tiết lộ gây sốc

Cách đây 1 năm (đêm mùng 1, rạng sáng 2/5/2011), trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại tư dinh của hắn ở Abbottabad, Pakistan. Nhân dịp này giới truyền thông đã có một số tiết lộ gây sốc đối với dư luận.
Giới chức Saudi Arabia khẳng định, sẽ cho phép bà Amal Ahmed Abdel-Fatah al-Sada, người vợ quốc tịch Yemen của Osama bin Laden và các con được ở lại nước này. Gia đình Osama bin Laden sẽ cung cấp nhà ở và sinh hoạt phí cho bà. Hai người vợ khác mang quốc tịch Saudi Arabia cùng các con hiện vẫn chưa rõ cho dù 3 vợ và 11người con của Osama bin Laden đã rời Pakistan đêm 26/4 tới Saudi Arabia vì “lý do nhân đạo” trên chuyên cơ do họ hàng Osama bin Laden cung cấp.
Được biết, sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, Osama bin Laden đã có 9 năm lẩn trốn ở Pakistan và trong thời gian đó, hắn đã sống qua 5 ngôi nhà và có thêm 4 người con...
Cách đây 1 năm (đêm mùng 1, rạng sáng 2/5/2011), trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại tư dinh của hắn ở Abbottabad, Pakistan. Nhân dịp này giới truyền thông đã có một số tiết lộ gây sốc đối với dư luận.
Ngày 29/4/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khi đó là Giám đốc CIA đã ký lệnh tử hình Osama bin Laden. Đây là thông tin trên trang Defensetech.org. Theo đó, tờ giấy viết tay đề ngày 29/4/2011 của Giám đốc CIA đã cho phép tiến hành cuộc tập kích hôm 1/5/2011 tiêu diệt Osama bin Laden tại tư dinh của hắn ở Abbottabad, Pakistan. Ông Leon Panetta đã quyết định như vậy sau khi nhận được điện thoại của Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon thông báo, Tổng thống Barack Obama đã có quyết định về AC1.
Theo đó, việc xác định thời gian, chỉ đạo tác chiến và kiểm soát được giao cho Đô đốc William McRaven. Bất kỳ rủi ro phát sinh nào đều phải báo cáo với Tổng thống để ông Barack Obama quyết định. Đô đốc William McRaven, người phụ trách chiến dịch săn lùng Osama bin Laden với tư cách chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt hỗn hợp (JSOC) nhận chỉ thị của Tổng thống Barack Obama vào lúc 10h45’ngày 29/4/2011.
NBC News là kênh giành được sự cho phép của Tổng thống Barack Obama trong việc thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt trên truyền hình nhằm tái hiện chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden ở phòng họp tuyệt mật của Nhà Trắng (Phòng Tình huống của Nhà Trắng) nhân một năm trùm khủng bố quốc tế bị tiêu diệt. Ngày 27/4, kênh NBC News của Mỹ mô tả việc được tiếp cận một trong những khu vực an ninh bậc nhất ở Nhà Trắng là sự kiện vô tiền khoáng hậu đối với truyền hình. Cuộc phỏng vấn đặc biệt này sẽ lên sóng ngày 2/5 và theo Giám đốc kênh NBC News, Steve Capus cho biết, họ muốn khắc họa tính chất quyết định của việc lãnh đạo trong những giờ đầy căng thẳng của nhiệm vụ nhằm vào Osama bin Laden.
Được biết, mặc dù có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức yêu cầu tiết lộ thông tin chi tiết về cuộc tấn công, nhưng ngày 26/4 Thẩm phán liên bang James Boasberg đã công bố tài liệu dài 29 trang bác yêu cầu của tổ chức Quan sát tư pháp (Mỹ) về công bố hình ảnh cái chết của Osama bin Laden. Thẩm phán James Boasberg quyết định như vậy bởi việc này có thể đe dọa an ninh quốc gia.
Nhưng cách đây không lâu (tháng 12/2011), Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa, ông Peter King, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện từng gửi thư cho người đứng đầu Lầu Năm Góc và CIA yêu cầu điều tra thông tin nói rằng, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cấp cho Kathryn Bigelow, một chính trị gia đảng Cộng hòa, đạo diễn từng đoạt giải Oscar và Sony Pictures các tài liệu của cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden.
Cũng trong ngày 26/4, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố, đến thời điểm này chưa có dấu hiệu đáng tin cậy nào cho thấy khủng bố đang âm mưu tấn công Mỹ, tuy nhiên khả năng này vẫn có thể xảy ra và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc họp với nhóm cố vấn an ninh quốc gia để rà soát các mối đe dọa tiềm tàng và khẳng định, nguy cơ tấn công trả thù là rất thực tế. FBI, Bộ An ninh nội địa và Bộ chỉ huy Bắc Mỹ đã kêu gọi cảnh giác trước âm mưu tấn công của Al Qaeda, Al-Shabaab (ở Somalia) và Taliban...

Ngày 29/3, Bác sĩ Shakeel Afridi đã bị sa thải vì bị coi đã giúp CIA theo dõi và tiêu diệt Osama bin Laden. 17 nhân viên y tế cùng làm việc trong chương trình tiêm chủng giả do CIA dựng nên nhằm xác định Osama bin Laden đang ẩn náu ở Abbottabad cũng bị mất việc. Trước đó (20/3), Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ca ngợi chiến dịch đột kích và tiêu diệt Osama bin Laden là kế hoạch táo bạo nhất trong 5 thế kỷ qua. Được biết, Osama bin Laden từng ra lệnh cho các thành viên của Al Qaeda ở AfghanistanPakistan bắn hạ một máy bay chở Tổng thống Barack Obama.
Ngày 12/3, Mỹ đã phủ nhận thông tin cho rằng, thi thể của Osama bin Laden đang ở nước này chứ không phải an táng ngoài biển như tuyên bố. Việc này diễn ra sau khi WikiLeaks tiết lộ nhiều thư điện tử lấy từ Công ty phân tích tình báo tư nhân Stratfor. Wikileak cũng tiết lộ, giới chức quân sự Pakistan có thể biết nơi ẩn náu của Osama bin Laden. Giới chức Mỹ cho biết, không ai được nhận 25 triệu USD, khoản tiền thưởng cho “cái đầu” của Osama bin Laden bởi vụ tiêu diệt trùm khủng bố ở Pakistan là kết quả của công tác tình báo điện tử, chứ không phải của người đưa tin nào.
Quốc Tuấn-Khắc Dũng

17:04
Một lý giải về lòng yêu nước 

(HNM) - Khi nghe nhiều người nói dân tộc ta có truyền thống vô cùng vẻ vang và tinh hoa của truyền thống vẻ vang đó là lòng yêu nước, tôi rất đồng tình. Nhưng có một điều cứ lấn bấn: nói truyền thống văn hóa của người Việt Nam kết tinh ở lòng yêu nước thì đúng rồi, nhưng dân tộc nào chẳng có lòng yêu nước? Vậy cốt lõi của lòng yêu nước Việt Nam, cái mà lòng yêu nước Việt Nam khác với lòng yêu nước của các dân tộc khác là gì?

Mất rất nhiều năm tìm cách lý giải mà vẫn chưa thấy thỏa đáng, cuối cùng, từ bỏ những khái luận, tôi chọn một sự kiện, đó là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao mang giá trị tượng trưng là khi lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4 để từ đó mà suy. Dần dần, ngày càng sáng ra nhiều điều...

Đã hơn nửa thế kỷ nhưng ký ức về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn nguyên tươi mới. Ngày đó, với chiến thắng Điện Biên "chấn động địa cầu" và với cục diện trên khắp các chiến trường suốt từ Nam chí Bắc, ta đang trong thế tiến công như chẻ tre, địch co cụm bị động và tan rã ý chí, ai cũng nghĩ ngày đất nước sắp sạch bóng quân thù, Bắc-Nam một dải cùng dắt tay nhau xây dựng hòa bình đã đến rất gần. Nhưng rồi Hiệp định Geneve được ký kết. Đất nước bị chia cắt ở vĩ tuyến 17. Đang trong thế thắng, hàng triệu người phải chôn giấu súng, cắn răng phần đi tập kết, phần rút vào bí mật, nhường lại vùng giải phóng cho địch. Người gạt nước mắt ra miền Bắc, người ở lại bị tù đày, tàn sát, trả thù dã man. Máy chém lê khắp hang cùng ngõ hẻm, hàng chục người bị giết tập thể ở đập Vĩnh Trinh, hàng nghìn người bị đầu độc ở nhà tù Phú Lợi, không biết bao nhiêu người chết trong nhà ngục Chín Hầm hoặc vùi thây dưới gốc cam nhà Ngô Đình Cẩn. Ký Hiệp định Geneve, phải chấp nhận đất nước chia cắt là một nỗi đau lớn của hàng triệu con người và nếu không có lòng yêu nước, lòng yêu nước Việt Nam, sẽ khó có sự nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneve, khó có sự tin tưởng tuyệt đối cùng sự nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh của Đảng, của Bác Hồ như thế. Biết bao nhiêu câu chuyện cảm động không thể quên, từ nắm đất, hạt vú sữa, cây dừa miền Nam gửi ra miền Bắc với lời dặn dò: "Con ra thưa với Bác Hồ. Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao" đến hình ảnh Bác Hồ đặt tay lên ngực trái, lau nước mắt: "Miền Nam trong trái tim tôi" là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam từ mỗi trái tim Việt Nam.

Chấp nhận tạm lùi, hòa nhưng không ngừng thế tiến công. Năm 1960, từ đốm lửa Bến Tre, phong trào Đồng khởi bùng lên, phá tan ách kìm kẹp ấp chiến lược "tách cá khỏi nước", làm tan rã hàng loạt đồn bốt địch, buộc Mỹ - ngụy phải tiến hành chiến tranh đặc biệt trong thế bị động chiến lược. Rồi từ đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, MTDTGPMNVN phong trào yêu nước của nhân dân ta ào ạt dâng cao như nước vỡ bờ. Trong suốt 21 năm ròng rã, với sự chi viện tích cực của miền Bắc, nhân dân ta đã lần lượt đánh tan chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ (với sự tham chiến trực tiếp của 650.000 quân Mỹ), Việt Nam hóa chiến tranh (thực chất là "thay màu da của xác chết") ở miền Nam; đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vô cùng ác liệt ở miền Bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972, được coi là trận đọ sức lịch sử "Điện Biên Phủ trên không", buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Paris, rút quân Mỹ về nước. "Đánh cho Mỹ cút" cục diện mới trên chiến trường xuất hiện, bước tiếp theo là "đánh cho ngụy nhào" kết thúc chiến tranh trong toàn thắng. Để có cục diện đó, hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh, hàng chục vạn thanh niên đã anh dũng ngã xuống trên khắp các chiến trường với nhiều địa danh mãi mãi hằn sâu trong lịch sử đất nước như Thành cổ Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào, Đắc Tô - Tân Cảnh, Rừng Sác, Củ Chi... Lịch sử cũng mãi mãi ghi ơn hàng vạn người đã ngã xuống trong cuộc đối đầu với không quân của Mỹ trên miền Bắc. Chiến thắng giặc Mỹ xâm lược với tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ. Chiến thắng đội quân 650.000 lính, có hàng nghìn máy bay, tàu chiến yểm trợ, vũ khí, khí tài hiện đại trang bị đến tận răng là điều đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa hiểu nổi. Chiến công đó chỉ có thể là kết quả của lòng yêu nước được kết tinh từ truyền thống đánh giặc giữ nước trong sâu xa lịch sử. Hàng chục vạn hài cốt chưa quy tập được, còn nằm giữa sông nước, giữa rừng Trường Sơn, hàng vạn ngôi mộ không tên trong các nghĩa trang. Họ là các liệt sĩ vô danh, hậu duệ của biết bao thế hệ liệt sĩ vô danh ở Bạch Đằng, ở Ngọc Hồi - Đống Đa, ở các biệt đội Hoàng Sa một đi không trở lại.

Chiến thắng 30-4-1975 cũng là kết quả của trí thông minh, sáng tạo, phát hiện nhanh và biết chớp lấy thời cơ, đẩy đối phương vào thế bị động, tan rã. Bài học bí mật, bất ngờ từng nhiều lần làm nên chiến thắng là một đặc trưng của lòng yêu nước Việt Nam. Để có chiến thắng 30-4-1975, từ những năm trước, một cuộc chuẩn bị toàn diện trên khắp các mặt trận đã diễn ra trong bí mật tuyệt đối mà bí mật nhất là ý đồ chiến lược. Khi thời cơ đến: Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, nói như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: Trận gió thu quét sạch lá vàng. Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ khiến kẻ thù và nhiều thế lực khác không kịp trở tay. Bí mật, bất ngờ là bí quyết để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, một thế ngặt nghèo mà chúng ta thường phải rơi vào trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng. Nếu không có lòng yêu nước, cả nước đồng lòng, trong ngoài như một, giữ được bí mật, bất ngờ đến phút chót thì sẽ không có ngày toàn thắng, điều đó có lẽ đúng. Ngày toàn thắng là kết quả của hơn ba thập kỷ cả dân tộc không sợ hy sinh, gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông vì độc lập, tự do, không tình cờ, hú họa.

Chiến tranh lùi xa, có người không biết lúc ấy ở đâu, bây giờ lớn tiếng rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc nội chiến, là cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Không! Họ không thể xuyên tạc được lịch sử! Không thể có chiến thắng 30-4-1975 nếu không có lòng yêu nước, không có ý chí thống nhất của hàng chục triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc, thà hy sinh xương máu chứ nhất quyết không để đất nước bị chia cắt trong nanh vuốt kẻ thù.

Lịch sử loài người đã có hàng nghìn cuộc chiến tranh và chắc không chỉ dừng lại ở đó. Trong các cuộc chiến tranh đó, có cuộc chiến không thể tránh được, có cuộc chiến lẽ ra có thể tránh được. Cuộc chiến tranh 30 năm ở Việt Nam, chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh buộc phải chấp nhận vì không thể tránh được. Trong hàng nghìn cuộc chiến tranh đã diễn ra thì cuộc chiến tranh Việt Nam là một trong số rất ít cuộc chiến tranh kỳ lạ nhất thế giới vì đó là cuộc chiến tranh dài nhất, cuộc chiến tranh ác liệt nhất, cuộc chiến tranh kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại nhất. Đó là cuộc chiến tranh cả thế giới phải kinh ngạc và khâm phục vì một nước nhỏ lại dám đánh và đánh thắng hai đế quốc khổng lồ, trong đó đế quốc Mỹ là một thế lực quân sự chưa từng thua ở đâu. Tác giả của chiến thắng vĩ đại đó là lòng yêu nước Việt Nam.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được lòng dân. Trên đất Việt, có hàng nghìn lễ hội nhưng có điều lạ là đi từ Nam chí Bắc, có đến già nửa lễ hội ấy là gắn với những vị anh hùng có công với nước, gắn với một chiến công giữ gìn đất nước. Ngày 30-4-1975 đúng mùa lễ hội và chắc chắn cùng với thời gian, nó sẽ bổ sung vào danh sách các lễ hội như thế của dân tộc Việt Nam.

Vũ Duy Thông

16:05

Phập phù GDP và ổn định vĩ mô


(VEF.VN) - Tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội) mỗi năm thường được xem là một thước đo để phán xét nền kinh tế quốc gia có đang tăng trưởng và phát triển tốt hay không. Thế nhưng chúng ta cần xem xét chi tiết xem mỗi khi GDP tăng trưởng thì quốc dân đồng bào ta được hưởng các tiến bộ gì?

Bài toán tăng trưởng GDP
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó các kí hiệu:
  • C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
  • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
  • G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
  • NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
(Nguồn: Wikipedia)
Nếu nhìn vào công thức tính GDP theo phương pháp trên, thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ phụ thuộc vào tiêu dùng và đầu tư cá nhân cũng như hộ gia đình hàng năm (C và I); phụ thuộc vào xuất - nhập khẩu quốc gia (NX); và một thành phần quan trọng trong đó chính là tổng chi tiêu của chính phủ (G).
Do đó nếu thành phần G được gia tăng thái quá mỗi năm sẽ mang lại sự gia tăng GDP cho năm đó nhưng còn hiệu quả thực sự của phần chi tiêu này ra sao thì phải mổ xẻ thật chi tiết từng khoản tiêu dùng "đầu tư công" này thì may ra mới hiểu biết và đánh giá được.
Mặc khác, tại các quốc gia phát triển, nơi có hệ thống quản trị giám sát chi tiêu công chặt chẽ, có nền quản trị hành chánh công tiên tiến, thì tỉ lệ thất thoát trong đầu tư chi tiêu công rất thấp. Còn tại các quốc gia đang phát triển thì tỉ lệ thất thoát do tham nhũng, quản lý kém có thể chiếm tỉ lệ rất cao.
Ví dụ cho trường hợp này là các chi phí để làm một kilomet chiều dài đường ở nước ta luôn cao hơn các nước khác rất nhiều lần và chất lượng đường xá ở ta thì ai cũng thấy là rất mau hư hỏng, xuống cấp, phải làm đi làm lại rất nhiều lần, gây lãng phí lớn trong khi chi phí lương lao động ở Việt Nam rẻ hơn nhiều. Đây cũng là bài toán mà Bộ Giao Thông Vận Tải cần giải gấp hơn là giải pháp tăng thu các loại phí lưu thông phương tiện xe cá nhân!
Ví dụ khác là chỉ số ICOR ở  Việt Nam trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn sử dụng nguồn vốn công, là rất cao, thậm chí lên tới tám đồng đầu tư cho một đồng gia tăng biên tế, trong khi các lĩnh vực khác chỉ khoảng ít hơn một nửa.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn là nước tăng trưởng dựa vào xuất khẩu khoáng sản thô và gia công các ngành thâm lạm nhân công giá rẻ và cán cân mậu dịch nghiêng nặng về phía nhập siêu gia tăng, do là một nền kinh tế mới đang phát triển. Thành phần NX là một số trừ kéo GDP đi xuống. Một dân số trẻ đang gia tăng tiêu dùng với các sản phẩm mới của thời hội nhập và quá trình đô thị hóa mang lại, khiến GDP tăng vàmang dáng dấp của yếu tố tất yếu do gia tăng dân số cơ học tương đối cao. Đồng thời các thông tin về bội chi ngân sách cao hơn mức 3% mỗi năm, thậm chí lên tới 5 - 6% GDP mỗi năm, đang phản ánh một tiềm năng tăng trưởng GDP quá dựa dẫm vào yếu tố chi tiêu công cao.
Do vậy, chúng ta không nên quá vui mừng khi thấy GDP tăng 5% hay 7%/năm mà phải nhìn sâu vào cấu trúc tăng trưởng đang nằm ở đâu.
Giải pháp nào khả dĩ?
Đây cũng chính là cấu trúc của một nền kinh tế quốc gia hay các yếu tố ổn định vĩ mô của một nền kinh tế trong hệ thống kinh tế đang vận động ở qui mô toàn cầu và một thế giới mở, rất liên thông và phụ thuộc lẫn nhau, kể cả các định chế và các nền chính trị và kinh doanh có qui mô toàn cầu.
Một số quốc gia quá chú trọng phát triển dựa vào xuất khẩu ra nước ngoài mà không chú  ý thị trường trong nước, tiêu dùng trong nước thì dẫu cho GDP có tăng trưởng thì chất lượng đời sống người dân trong nước chưa chắc đã cải thiện. Ví dụ cho trường hợp này có thể là Nhật Bản, một quốc gia xuất khẩu lớn nhưng có chất lượng hàng hóa cho thị trường trong nước Nhật thậm chí cao hơn hoặc ngang bằng hàng xuất khẩu (ai cũng biết tivi và máy móc nội địa của Nhật có chất lượng rất tốt)! Còn tại Việt Nam thì người dân chỉ được tiêu dùng các sản phẩm tốt khi các sản phẩm này bị dội hàng, trả hàng, không xuất khẩu được!
Thêm vào đó, nếu tăng trưởng GDP quá phụ  thuộc vào tăng trưởng đầu tư công, thường rất kém hiệu quả, thì có khi thực chất là đang mang thêm nợ mỗi năm và chúng ta đang ăn vào tài nguyên của các thế hệ con em trong tương lai.
Các bội chi ngân sách hay chi tiêu công quá liều, thiếu hiệu quả sẽ phải đẩy gánh nặng chi trả cho năm sau, đồng thời tạo ra sự chèn lấn, xâm thực cơ hội của các đầu tư tư nhân và nước ngoài thường có hiệu quả cao khác.
Điều này còn là lý do trọng yếu gây ra tích lũy lạm phát và tỉ lệ lạm phát rất cao tại nước ta như tình hình hiện nay. Chỉ cần vài dự án chi tiêu công lớn bị thất thoát, mất mát tiền hàng ngàn tỉ VND hoặc vài tỉ USD thì đã đủ làm ảnh hưởng lớn tới % lạm phát của cả quốc gia vì cả nước sẽ phải cùng nhau gánh trả món nợ này, đồng tiền VND cũng vì đó mà mất giá thêm.
Bài toán chống lạm phát cao do chi tiêu công kém hiệu quả thường là phải mổ xẻ nguyên nhân chủ yếu từ yếu tố 'chi tiêu công" (G). Nếu cứ để mức bội chi ngân sách cho chi tiêu công 5 - 7 % thì yếu tố tăng trưởng GDP khoảng 7 - 8%/năm cũng chưa chắc có một ý nghĩa nào.
Trong một động thái khác của các nhà quản lý Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì lãi suất ngân hàng Việt Nam luôn được duy trì ở mức rất cao, trong thời gian kéo dài ít nhất từ 2008 đến nay, kể cả lãi suất huy động vốn lẫn cho vay có thể là một giải pháp rất mạo hiểm vì đang chống lạm phát bằng cách cho một liều thuốc chung cho mọi thành phần kinh tế!
Nếu lãi suất cao có tác dụng ngăn ngừa dòng vốn giá rẻ cho các đầu tư công, chi tiêu công (G) kém hiệu quả, có tác dụng kiềm chế lạm phát, thì cũng chính lãi suất cao này đang giết chết các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang tuổi ăn tuổi lớn (các yếu tố C và I)!
Lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu gia tăng trong khi đầu ra tiêu thụ đang suy giảm dẫn tới đình đốn sản xuất kinh doanh là chuyện khó tránh khỏi. Vấn đề doanh nghiệp phải giải thể, phá sản, người lao động thất nghiệp nhiều, hay các doanh nghiệp kêu cứu và kiến nghị nhà nước có những giải pháp giúp đỡ chỉ là hệ lụy của các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo kiểu "may một cỡ áo cho tất cả mọi người" này!
Nhanh chóng đưa lãi suất về với tình hình cung - cầu của qui luật thị trường, tránh các chính sách can thiệp duy ý chí, chạy theo lợi ích nhóm.
Tháo gỡ nút thắt lãi suất cho thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời tránh tình trạng khi hạ lãi suất cho vay, thì các ông lớn DNNN hoặc các doanh nghiệp thân hữu, nhảy vào hưởng lợi lãi suất thấp và đầu tư công, chi tiêu công trực tiếp hay gián tiếp tiếp tục tăng trở lại, còn thành phần DNVVN thì không tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ nào như các trường hợp chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi 4% cho doanh nghiệp vào năm 2008-2009!
Mức độ hạ lãi suất thế nào thì cần có tầm nhìn so sánh lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và các nước trong vùng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Phillipines,..v.v. Không thể để doanh nghiệp ta có chi phí lãi suất đầu vào gấp 2 - 3 lần so với doanh nghiệp các nước, các mức thuế và chi phí cho ta rất cao, mà lại yêu cầu ta phải đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hay cạnh tranh!
Muốn ổn định kinh tế vĩ mô thì các yếu tố kinh tế vĩ mô cần phải được giữ cho một nền tảng ổn định và tạo điều kiện cơ hội để phát triển. Thành phần kinh tế nào năng động, phát triển nhanh, mạnh, phù hợp qui luật thị trường cần phải được tiếp sức, hỗ trợ. Thành phần kinh tế nào chậm phát triển, là chướng ngại và rào cản cho động lực phát triển đất nước cần phải được nhanh chóng thay đổi, hoặc mạnh dạn loại bỏ!
Tương tự như vậy, muốn tăng trưởng GDP một cách lành mạnh cần phải tạo điều kiện cho kinh tế  tư nhân phát triển. Cắt giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả, đổi mới khu vực DNNN, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN mà hiện tại dường như đang chững lại do khái niệm "DNNN là chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam" với các lý giải chưa có tiền lệ và chưa được thuyết phục đối với cả thực tiễn và lý thuyết kinh tế học trên thế giới.
Cần làm rõ DNNN là chủ đạo trong lĩnh vực nào hay trong mọi lĩnh vực? Hạn chế và khuyến khích DNNN việc gì, lĩnh vực nào nên và không nên làm? Điều này không quá khó nếu chúng ta chịu học các bài học của các quốc gia tiên tiến đã đi trước nhiều chục năm.
Ngược lại, chúng ta sẽ phải mãi loay hoay với các chu kỳ tích lũy lạm phát 5 - 7 năm, bùng nổ lạm phát cao thuộc loại nhất thế giới, chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ duy ý chí, bảo vệ lợi ích nhóm, nâng lãi suất rất cao để kiểm soát dòng tiền - hàng, doanh nghiệp kiệt quệ vì không phân biệt thành phần kinh tế và bị buộc phải uống cùng một liều thuốc đắng, nền kinh tế rơi vào cảnh đình lạm, doanh nghiệp giải thể, phá sản và thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội trên diện rộng.
Chúng ta cần phân biệt ai bị bệnh gì và ai phải uống thuốc gì!
Cảnh Thái

 15:47
Thủ đoạn “chế” xăng rởm khiến người tiêu dùng lo sợ

(Dân trí) - Dù cơ quan chức năng vừa công bố nguyên nhân cháy xe tính đến thời điểm này không phải do xăng dầu, nhưng hầu hết người tiêu dùng vẫn lo lắng cho rằng công nghệ “chế” xăng rởm là "thủ phạm" gây cháy nổ xe.
 
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu nhận định rằng, bản thân xăng không thể cháy mà cháy ở trạng thái hỗn hợp, tức là có thể cháy do tạp chất lẫn trong xăng. Tuy nhiên, tạp chất ấy là những chất cụ thể nào thì vẫn đang là đề tài tranh cãi chưa có hồi kết, dù đã qua hàng trăm cuộc hội thảo, bàn luận.
Nhiều chuyên gia khoa học và nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo sợ với những thủ đoạn “chế” xăng rởm của các đối tượng gian lận thương mại. Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm tư vấn, giám định dân sự (VUSTA) - nhận định, thủ đoạn “chế” xăng rởm gây hiểm hoạ khôn lường đến với người tiêu dùng nếu không được phát hiện và ngăn chặn.
PGS.TS Hùng tiết lộ về một trong những thủ đoạn làm xăng rởm như sau: xăng được cho thêm dầu hỏa hoặc các hỗn hợp chất tương tự. Do dầu hỏa có nhiệt độ sôi cao hơn xăng: 150 đến 2750C, nó gồm hydrocacbon từ C12 đến C15, tỷ trọng d15 là 0,78-0,80, do đó khi pha thêm dầu hỏa vào xăng, nếu ít thì xe vẫn chạy được, nhưng không “bốc”, hiệu suất kém.
Khi cho nhiều dầu hỏa hoặc xăng máy bay vào (có giới hạn sôi thấp: 1450C và có chỉ số octan cao, bằng hoặc lớn hơn 100), sẽ gây ra nguy hiểm: máy nóng, hiệu suất động cơ kém, chất thải khói đen nhiều, gây ô nhiễm môi trường và hơi dầu không cháy hết, rò rỉ ra ngoài cũng dễ gây ra hiện tượng cháy xe, khi gập nguồn nhiệt hoặc tia lửa.
Một thủ đoạn khác làm xăng rởm để tránh sự kiểm tra của các đoàn đi lấy mẫu khi đo chỉ số RON (Octan) là cho thêm vào xăng một số chất oxygenat, chẳng hạn MTBE, để nâng chỉ số Octan tăng lên. Nếu phân đoạn hydrocacbon trong xăng không chuẩn thì chất oxygenat làm tăng sự tạo khói và phát ra hơi độc nhiều hơn.
Mẫu xăng tại cây xăng dầu Đồi Nên, tỉnh Bắc Giang bị người tiêu dùng phát hiện và tố giác kém chất lượng.
Về nguyên nhân gây cháy xe dù đã được cơ quan công bố không phải do chất lượng xăng dầu nhưng chính PGS.TS Hùng vẫn nghi ngờ có thể liên đới đến các thành phần phụ có trong xăng dầu.
Đồng quan điểm với PGS.TS Hùng, TS. Đinh Ngọc Ân - Trưởng khoa Cơ khí Động lực, trưởng bộ môn Công nghệ ô tô, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - cho rằng chất lượng xăng cũng có vấn đề, nhưng là nguyên nhân gián tiếp.
TS. Ân cũng bày tỏ quan ngại về xăng nhiễm nước cùng với các chất gây nhiễm nước trong xăng. Bởi mẫu kiểm nghiệm xăng Ron95 tại số 2 đường Giảng Võ (Hà Nội) từ lời khai của chủ nhân có xe bị cháy cho thấy, chỉ tiêu trị số Octan, benzen đều đạt chất lượng, riêng hàm lượng nước là 70ppm. Hay cây xăng Ron 92 thuộc Công ty Hà Bắc tại Bắc Giang được lấy mẫu thuộc khu vực có xe bị cháy. Sau khi xét nghiệm 6 chỉ tiêu trị số Octan, hàm lượng lưu huỳnh, áp suất hơi, hàm lượng ô xy, metanol và nước, cơ quan chức năng không phát hiện metanol, riêng hàm lượng nước thì lên tới 164ppm.
Lý giải về nguyên nhân gây cháy xe có thể có thể do các thành phần phụ trong xăng và việc xăng rò dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, TS. Ân cho biết, xăng rò có thể do xăng bị pha thêm các chất phụ gia quá mức, gây giãn nở và làm hỏng các ống dẫn cao su, các gioăng cao su, từ đó rò rỉ xăng.
Hai là do tác phong làm bừa, làm ẩu và gian dối của thợ bảo dưỡng sửa chữa xe như: thay (hoặc tráo đổi) ống xăng rởm, không kẹp chặt ống xăng sau khi tháo ra… Ba là do người sử dụng không thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đúng định kỳ và không kiểm tra trước khi nổ máy, phát hiện dấu hiệu bất thường như mùi xăng, mùi khét của dây điện cháy… 
Các chuyên gia cũng đưa ra  khuyến cao, để phòng chống cháy nổ xe, người tiêu dùng cần lưu ý: Không thay đổi thiết kế ban đầu của xe, đặc biệt là phần điện; Tuân thủ các hướng dẫn về bảo hành bảo dưỡng của nhà sản xuất; Kiểm tra xe trước khi vận hành; Mua xăng dầu ở địa chỉ tin cậy, uy tín.
Để giám sát theo dõi kỹ chất lượng xăng dầu và tăng cường tính phát hiện xăng rởm, PGS.TS Hùng kiến nghị Chính phủ nên giao cho đơn vị khoa học nhất định để liên tục kiểm tra, phân tích chất lượng xăng dầu độc lập so với các cơ quan nhập hàng và cần lưu ý đến việc đảm bảo các chỉ số, tỷ lệ và thành phần trong xăng thì việc loại bỏ, hạn chế hay những đối tượng “chế” xăng rởm sẽ dễ dàng bị “vạch mặt”, người tiêu dùng sẽ giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Hiện có quá nhiều cơ quan như Khoa học - Công nghệ, Công thương, Giao thông - Vận tải… tham gia quản lý xăng dầu, song nếu không thay đổi cách quản lý thì dù có tăng cường kiểm tra đến đâu, vẫn có sai phạm. Vì cách làm hiện nay chủ yếu chỉ là kiểm tra phần "ngọn", tức là ở các cây xăng trước khi nhiên liệu đến với người dùng, trong khi muốn quản lý tốt cần phải có quy trình chặt chẽ ở tất cả các khâu nhập khẩu (hoặc sản xuất trong nước) - phân phối tới đại lý - người tiêu dùng. Nhà nước chưa có chế tài buộc doanh nghiệp đầu mối phải có trách nhiệm đến cùng với xăng dầu khi đưa ra thị trường nên rất khó hạn chế những sai phạm ở cấp đại lý - Đại diện Tập đoàn Petrolimex cho biết.
Quốc Đô - Anh Thế

14:43
 "Cú ngã" của Bạc Hy Lai giúp thay đổi Trung Quốc?

Trong khi Bạc gia đang "bạc mặt" vì những "tai nạn" liên tiếp giáng xuống đầu, một chuyên gia có uy tín ở đại lục lại đưa ra một tuyên bố gây sốc rằng "cú ngã" của chính trị gia họ Bạc thực sự có tác động tích cực tới chính trị và xã hội Trung Quốc.
Các nhân vật chính trong vụ bê bối của Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh (từ trái qua phải): Bà Cốc Khai Lai, ông Bạc Hy Lai, doanh nhân người Anh Neil Heywood và cựu Giám đốc công an Vương Lập Quân.
Theo đó, ông Cheng Li, chuyên gia cao cấp Viện Brookings nhận định: "Nếu vụ việc Bạc Hy Lai không bị phanh phui thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều".

Ông Bạc Hy Lai bị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cách chức hôm 10.4 do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Cùng ngày, truyền thông cũng đưa tin vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai và cận vệ Trương Hiểu Quân bị bắt giam để điều tra vì nghi ngờ có liên quan tới vụ đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Vụ án được hé lộ lần đầu tiên sau sự kiện cựu Giám đốc công an Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân tìm đến Đại sứ Quán Mỹ ở Thành Đô để tố cáo vợ chồng cấp trên - lúc đó là Bí thư tỉnh ủy Bạc Hy Lai.

Trong khi một số nhà chức trách Trung Quốc cho rằng việc ông Vương tìm tới "người ngoài" để nhờ giúp đỡ là hành động "phản quốc" thì ông Cheng Li lại có cách nhìn hơi khác.

"Nếu ông Vương không tìm tới Đại sứ quán Mỹ tối hôm đó thì chắc gì người ta đã biết tới những bí mật của Bạc gia. Tôi tin rằng sẽ khó hơn nhiều để giải quyết vấn đề của Bạc Hy Lai nếu không có những hành động được cho là "phản quốc" ấy" - ông Cheng Li nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia cao cấp cũng chỉ rõ: "Bài học rút ra sau vụ Bạc Hy Lai là các quan chức Trung Quốc không nên đánh giá quá cao tầm ảnh hưởng của bản thân đối với đất nước. Điều này rất dễ dẫn tới thái độ ảo tưởng và tự cho mình cái quyền được vượt lên trên tất cả mọi phép tắc, kỷ cương và pháp luật".

Ngoài ra, ông Li còn cho biết, "việc nhiều nước phương Tây khẳng định tồn tại một mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ vì căn cứ vào vụ bê bối của ông bạc Hy Lai là hành động "vơ đũa cả nắm". Họ đã đánh giá quá cao ảnh hưởng cá nhân của ông Bạc vượt ra khỏi phạm vi thành phố Trùng Khánh. Trong khi, trên thực tế, ông ấy không đủ sức làm thay đổi diện mạo của cả một nền chính trị Trung Quốc".

Trước đó, vào hồi đầu tháng 4, các quan chức Trung Quốc đã ban hành lệnh đóng cửa hàng loạt các trang web nhằm ngăn chặn việc truyền bá tin đồn về vụ Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, các thông tin vẫn được đăng tải trên nhiều trang internet khác nhau và nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến việc "bưng bít" không thành công.

Đánh giá về việc này, ông Minxixin Pei, một giáo sư làm việc cho chính phủ thuộc đại học Claremont McKenna cho biết: "Cách xử lý thiếu chuyên nghiệp trong vụ Bạc Hy Lai cho thấy khả năng còn hạn chế, thậm chí khó có thể giải quyết những cuộc khủng hoảng chính trị diễn biến ngày càng nhanh trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Điều đó khiến người ta băn khoăn mọi chuyện sẽ ra sao nếu những sự vụ tương tự xảy ra ở Trung Quốc?".

Vụ án Bạc Hy Lai mở ra "góc khuất" trong đời tư chính trị gia nổi tiếng đồng thời cũng là bài học quý giá đối với nhiều quan chức Trung Quốc. Chính vì vậy mà nó được đánh giá là một sự kiện "có tác động tích cực".

Trong khi đó, theo ông Li, vụ án Bạc Hy Lai tạo cơ hội cho các nhà cầm quyền Bắc Kinh biết được cần phải làm gì trong cuộc cải cách trên lĩnh vực luật pháp, bầu cử và cả tự do truyền thông trong thời gian tới.

"Mọi người cần được thông tin tốt hơn, được pháp luật bảo vệ tốt hơn để có thể dũng cảm nói lên sự thật. Đó chính là cách tốt nhất giúp chính phủ có thể kịp thời ngăn chặn những "thảm kịch" sớm từ khi chúng còn chưa gây hậu quả đáng tiếc", ông Li nói.
(Theo VTC)

14:00
 Giật mình số tiền 3.000 tỉ Bạc Hy Lai tham nhũng  


Ông Bạc Hy Lai

(VnMedia) - Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh quyền lực một thời bị nghi ngờ đã nhận ít nhất 1 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 3.300 tỉ Việt Nam đồng) tiền hối lộ, đút lót. Thông tin này được tiết lộ bởi các nguồn tin nội bộ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 26/4 cho biết, ông Bạc Hy Lai bị nghi ngờ đã nhận tiền hối lộ, đút lót lên tới hàng tỉ Nhân dân tệ và hầu hết số tiền khổng lồ này đã được chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài.

Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt tay tiến hành một cuộc điều tra toàn diện vào những cáo buộc tham nhũng liên quan đến ông Bạc Hy Lai và những người thân trong gia đình ông này. Được biết, mạng lưới làm ăn của gia đình họ Bạc trải dài khắp từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, vùng Carribean, Anh và Mỹ.

Trong số những thành viên gia đình họ Bạc đang bị Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nghi ngờ nhắm tới là ông Bạc Hy Vĩnh, anh trai của Bạc Hy Lai. Ông Bạc Hy Vĩnh mới đây đã phải từ chức Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng China Everbright International mà ông nắm giữ từ năm 2003 đến giờ. Lý do mà ông Bạc Hy Vĩnh đưa ra cho quyết định từ chức là nhằm “giảm tối thiểu những ảnh hưởng bất lợi cho công ty vì những thông tin được đăng tải gần đây trên báo chí về gia đình ông này” sau scandal của Bạc Hy Lai.

Theo nguồn tin trong nội bộ đảng, hiện tại, có một số bằng chứng cho thấy ông Bạc Hy Lai đã nhận hối lộ lên tới 1 tỉ Nhân dân tệ khi còn đang đương chức. Theo điều tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, sau khi leo lên vị trí thị trưởng đầy quyền lực của thành phố Trùng Khánh hồi tháng 12 năm 2007, ông Bạc Hy Lai đã nhận hối lộ từ nhiều quan chức trong chính quyền để thăng chức cho họ.

Bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai, được cho là người đứng trung gian nhận tiền hối lộ trong các cuộc trao đổi mua quyền chức này. Bà Cốc Khai Lai hiện đang bị giam giữ để điều tra vụ đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood hồi tháng 11 năm ngoái.

Trong số các vụ hối lộ, ông Bạc Hy Lai được cho đã nhận 30 triệu Nhân dân tệ của Xia Zeliang – trợ lý của ông này. Đổi lại, Xia được chọn vào một vị trí cao trong chính quyền thành phố Trùng Khánh. Xia bị tình nghi đã chuẩn bị thuốc độc cho bà Cốc Khai Lai đầu độc ông Heywood.

1 tỉ Nhân dân tệ chỉ là tiền nhận hối lộ từ hành vi mua bán chức quyền. Nếu tính cả số tiền mà ông Bạc Hy Lai bị nghi nhận từ các doanh nghiệp thì con số sẽ lên tới nhiều tỉ Nhân dân tệ, các nguồn tin trong đảng cho biết.

Hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang điều tra xem liệu các doanh nghiệp liên quan đến gia đình họ Bạc có bất kỳ giao dịch bất minh nào về tài chính hay không.

Scandal liên quan đến ông Bạc Hy Lai bắt đầu bùng lên hồi tháng 2 khi cộng sự thân tín một thời của ông này - cựu Giám đốc Công an Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ. Từ “cuộc đào tẩu” lạ lùng này, người ta đã phanh phui ra một loạt scandal liên quan đến cựu Bí thư thành uỷ Trùng Khánh và nhiều thông tin gây sốc về gia đình ông này. Vợ chồng ông Bạc Hy Lai được cho là có quyền lực tối thượng ở Trùng Khánh và dùng quyền lực này để thao túng mọi việc trong thành phố.

Ông Bạc Hy Lai sau đó đã bị đình chỉ khỏi một loạt chức vụ cao cấp trong đó có chức Ủy viên của Bộ Chính trị và bị loại khỏi Ủy ban Trung ương Đảng – Cơ quan gồm hơn 300 quan chức hàng đầu của Trung Quốc do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Trong khi đó, vợ ông Bạc Hy Lai – bà Cốc Khai Lai đang bị tam giam vì bị tình nghi có liên quan đến cái chết bất ngờ của doanh nhân người Anh Heywood.

Trước khi bị mất mọi chức vụ, ông Bạc Hy Lai từng là một ngôi sao trên chính trường Trung Quốc. Ông này từng được dự đoán sẽ bước vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc trong cuộc bầu cử vào cuối năm nay.
Kiệt Linh - (theo Yomiuri Shimbun)

30/4/1975

Nhớ lại và suy nghĩ


Ngày 30.4 hằng năm đều khiến cả dân tộc Việt Nam nhớ lại và suy nghĩ. Nếu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói một câu thật lòng: Đây là ngày có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn, thì ta phải nghĩ ngay tới một ngày chiến thắng không hề đơn giản.

Nhưng, trên cả niềm vui chiến thắng, trên cả nỗi đau mất mát, ta phải nghĩ đây là ngày mà đất nước chúng ta được thống nhất, dù là sự thống nhất ấy phải trả bằng giá quá đắt. Bởi, cũng có những thế lực ngoại bang không hề muốn Việt Nam có một ngày thống nhất đất nước. Họ vẫn muốn chia đôi hay chia ba nước Việt Nam để thực hiện những mưu đồ riêng của họ. Vậy thì nước Việt Nam thống nhất sau ngày 30.4 phải là một thành quả của toàn dân tộc Việt Nam. Thành quả ấy phải đổ bằng máu và nước mắt của hàng chục triệu người Việt trong một cuộc chiến kéo dài có người thắng kẻ thua nhưng cuối cùng, điều này là quan trọng nhất - cả đất nước Việt Nam đã thống nhất, từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau.
Bây giờ, dù là người của phía “Việt Cộng”, tôi cũng suy nghĩ không khác một người Việt bình thường. Những cái được và cái mất đã qua, và chúng tôi, những người lính giải phóng, cũng không phải chỉ toàn có được. Chúng tôi cũng đã mất rất nhiều, và nỗi đau của chúng tôi cũng chưa chắc đã kém ai. Nhưng có một điều chúng tôi biết chắc, là đất nước mình đã thống nhất. Rồi, qua tháng năm, qua bao gian nan cách trở, chúng tôi vẫn đau đáu một niềm tin rằng những người Việt sẽ tìm về với nhau. Đơn giản, vì chúng ta là người Việt. Chúng ta không chỉ có cùng một tổ tiên, mà có cùng khát vọng muốn xây dựng một đất nước phú cường và độc lập, thật sự độc lập. Trong khi chúng ta mở lòng làm bạn với cả thế giới.
Nhân ngày 30.4, tôi chỉ xin kể một chuyện nhỏ. Chúng tôi có một người bạn - là một nhà sử học, từng cùng vượt Trường Sơn với chúng tôi. Nhưng chỉ vì những lý do rất vu vơ và ấu trĩ, cho tới sau ngày 30.4, anh ấy là một trong những người Việt Nam cuối cùng biết được ngày trọng đại ấy. Khi đó, anh đang giữ một kho hàng tít tận rừng sâu, và chả ai báo với anh là có ngày 30.4 để anh biết mà mừng hay buồn.
Nhưng sau này, bạn tôi vẫn là một nhà sử học công minh và bình thản. Anh, bằng kiến thức sử học của mình, bằng những trải nghiệm sâu sắc của mình, vẫn công nhận ngày 30.4 là cột mốc vĩ đại đánh dấu ngày đất nước Việt Nam thống nhất thành một dải giang sơn không thể chia cắt.
Sống với nhân dân, gắn bó với nhân dân bằng cả sinh mạng của mình, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ với những câu thơ của nhà thơ kháng chiến Pháp vĩ đại Louis Aragon:
“Vâng, tôi đã quyết chọn lấy phần địa ngục
Chọn nhân dân theo đường họ đang đi
Cùng nhân dân tôi chọn đức kiên trì
Hai hơi thở chúng tôi cùng hòa một”
Rồi sẽ đến lúc, cả dân tộc chúng ta sẽ hòa cùng hơi thở khi bảo vệ cho bằng được sự thống nhất và độc lập của quốc gia mình. Đó sẽ là thời điểm mà cột mốc ngày 30.4 lại được nhắc tới với bao xúc cảm và những nghĩ suy tích cực về tương lai của dân tộc Việt.
Thanh Thảo


10:00

Nhận lương mới và phụ cấp ngay trong tháng 5

 

Từ ngày 1.5.2012, không chỉ công chức nhà nước đang làm việc được nhận lương mới mà cán bộ xã phường về hưu, quân nhân đang hưởng trợ cấp... cũng được tăng lương, trợ cấp.

Cụ thể, mức lương mới sẽ tăng 26% từ 830.000 đồng hiện nay lên mức 1.050.000 đồng. Mức tăng này, so với các năm trước là khá cao và theo tính toán của các cơ quan tham mưu đã cao hơn tốc độ trượt giá.

Các đối tượng được hưởng lương mới bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu…
Mức lương trên sẽ được dùng làm cơ sở để tính các mức lương khác trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định.
Nguồn tăng lương được lấy từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên của cơ quan hành chính, sự nghiệp; 35-40% số thu được để lại theo chế độ năm 2012 của các đơn vị có lợi nhuận; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức được quyền rút dự toán và Kho bạc Nhà nước phải cho rút để ứng trước lương cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tăng lương tối thiểu ngay từ ngày 1.5, không để nợ lương. Đơn vị nào không thể ứng dự toán phải có văn bản kiến nghị ngay để xử lý kịp thời.
Cũng từ ngày 1.5, sẽ có 7 nhóm đối tượng khác cũng được tăng lương, trợ cấp ở mức 26,5% hàng tháng. Các nhóm đối tượng trong diện hưởng chính sách lần này bao gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu; cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng và cuối cùng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Theo Phụ nữ Thủ đô


 09:47

30-4: Thắng lợi của cả dân tộc


(Dân Việt) - “Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”.

Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó” (1).
Ở vào vị thế địa-chính trị ngặt nghèo của "trứng chọi đá", phải thường trực cảnh giác với tham vọng bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta luôn phải lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, vì vậy phải tìm mọi cách phát huy đến mức cao nhất sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, lấy đó làm kim chỉ nam dẫn đến mọi thắng lợi.
Các mũi tiến công của quân và dân Thừa Thiên - Huế tiến vào giải phóng TP. Huế. Ảnh chụp trước cửa Ngọ Môn trưa 26.3.1975.
Có thể nói, “đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng chính trị lớn, đồng thời là một đạo đức lớn… Tư tưởng và đạo đức ấy coi đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta hiện nay và sau này. Tư tưởng và đạo đức ấy thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tình tương thân tương ái của con người, sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách, tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai. (2)
Vào dịp kỷ niệm ngày 30.4. ngày hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, non sông quy vào một mối, nhắc lại bài học lịch sử nói trên có một ý nghĩa thực tiễn hết sức lớn. Mọi "cao đàm khoát luận" sẽ trở nên rỗng tuếch và phản cảm nếu người dân đối chiếu với những giải pháp chính sách, những hành động, những lời nói và việc làm cụ thể không biểu hiện được điều đó mà lại làm phai nhạt hoặc đi ngược lại bài học ấy.
Càng thiết thực và có ý nghĩa trực tiếp hơn khi hiểu rằng bài học đại đoàn kết dân tộc cũng là bài học của "tinh thần hòa hợp dân tộc", bài học về "sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách", do vậy mà "tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai".
Để sáng tỏ hơn nữa điều này, xin nhắc lại tư tưởng chỉ đạo trong bức thư năm 1972 của Lê Duẩn "Gửi Trung ương Cục miền Nam về những công tác cấp bách ở miền Nam sắp tới": "Theo tinh thần hòa hợp dân tộc, cách mạng chủ trương "đại xá" đối với những người đã tham gia các tổ chức chính trị hoặc vũ trang của địch. Tất cả những ai thấy được tội lỗi, đoạn tuyệt với quá khứ, quay về đường ngay lẽ phải, đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc...
Chính sách của chúng ta lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, tuyệt đối không báo oán, trả thù"(3). Đáng tiếc rằng, tư tưởng cao đẹp thấm nhuần sâu sắc truyền thống nhân ái và khoan dung của dân tộc ấy đã không được chấp hành một cách nghiêm cẩn.
Ấy vậy mà, những ý tưởng ấy chính là sự kế thừa một cách trung thực và sáng tạo truyền thống nhân ái và khoan dung của ông cha ta, cội nguồn của ý chí và sức mạnh Việt Nam. Thì đây: Đại Việt sử ký toàn thư. Quyển X. Kỷ Nhà Lê đã chép chỉ dụ của Lê Thái Tổ: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức... tha mạng sống cho ức vạn người để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”.
Cũng Đại Việt Sử ký. Quyển V. Kỷ Nhà Trần chép: "Trước kia, khi người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi...".
Vào thế kỷ XVIII, người chỉ huy đánh tan 29 vạn quân xâm lược phương Bắc, Quang Trung Nguyễn Huệ, đã từng nói với Ngô Thời Nhiệm: "Nay ta đến đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi... nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần, bị thua chắc phải tìm cách rửa hận. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thực không phải là phúc của nhân dân, lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh thì mới dập tắt được lửa binh".
"Gò Đống Đa" với bài văn tế những tên xâm lược xấu số là một biểu hiện sống động của "từ lệnh" đó: "Nay ta cho thu nhặt xương cốt chôn vùi. Bảo lập đàn bên sông cúng tế. Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc. Xuất của kho đắp điếm đống xương khô. Hồn các ngươi đừng vất vưởng dưới trời Nam. Hãy lên đường quay về nơi hương chỉ". Chỉ nửa năm sau "sự kiện Đống Đa", Quang Trung đã lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh!
Kế thừa và đẩy lên đỉnh cao truyền thống nhân ái và khoan dung đó của dân tộc, Hồ Chí Minh đưa thêm nội dung dân chủ và tự do vào trong đó để chỉ ra tính chất "huynh đệ tương tàn" trong "cuộc chiến tranh giữa những người cùng theo đuổi một lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái và chế độ dân chủ.
Trong thư trả lời bà Chossi viết ngày 22.9.1946 trên chiến hạm D.Durvin của Pháp có đoạn: "Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con mình thì có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa thương khóc những người con bị giết, lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan, cửa nát... Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này. Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cũng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Chúng ta cùng có mục đích giống nhau là chế độ dân chủ... (4)
Đừng quên rằng ở đây, đối tượng của bức thư là người Pháp, tác giả lại là người hiểu biết sâu sắc văn hóa Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung. Phải từ tầm cao văn hóa đó mới vận dụng và phát huy được bản lĩnh truyền thống văn hóa dân tộc mà nội dung cốt lõi của nó là tư tưởng nhân ái và khoan dung "thương người như thể thương thân". Những lời Hồ Chí Minh nói với các bà mẹ Pháp qua bức thư nói trên là những lời nói chân thành tự đáy lòng chứ không dừng lại ở ngôn từ ngoại giao mang tính cập nhật chỉ có ý nghĩa thời đoạn.
Thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt, một người thường trực đứng nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu khốc liệt, đã thẳng thắn nói lên một sự thật mà không phải ai cũng dám nhìn thẳng vào sự thật ấy để đưa ra những quyết sách: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy.
Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu... Chính vì thế “…nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ? (5).
Ngẫm cho kỹ đây cũng chính là tinh thần cơ bản của đạo lý dân tộc được khởi nguồn từ hơn nghìn năm trước đây với những quan điểm của Khúc Hạo năm 907 mở đầu cho thời kỳ tự chủ thoát khỏi ách Bắc thuộc, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập, được xem là "cương lĩnh dựng nước": "Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị" khiến cho "trăm họ đều được yên vui".
Chắc rằng, vào ngày kỷ niệm 30.4, non sông quy vào một mối, nhắc nhở để phát huy tinh thần cơ bản trong đạo lý dân tộc là một việc nên làm.
1 và 5. Võ Văn Kiệt: Người thắp lửa. NXB Trẻ. 2010, tr. 468, tr. 467.
2. Phạm Văn Đồng: “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh”.   Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1998, tr. 186.
3. Lê Duẩn: “Thư vào Nam”. NXB Sự thật, Hà Nội 1986, tr.342.
4. Hồ Chí Minh toàn tập,Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1995, tr.303.
­ GS Tương Lai

 12:01
Chúng tôi và những người ở bên kia chiến tuyến

“Anh cũng là người Việt Nam, anh có quyền tự hào về chiến thắng 30.4, vì đây là chiến thắng của cả dân tộc” - ông đã nói như vậy với người sĩ quan ngụy khi người này bị bắt.
Ông Trần Trọng Duyệt và tấm bản đồ thu được của ngụy quân Sài Gòn.

Gặp lại “cựu giám đốc khách sạn Hilton Hà Nội”

Năm 2008, ông Trần Trọng Duyệt - một đại tá quân đội nghỉ hưu sống ở khu tập thể Hải quân gần cầu Rào - Hải Phòng - “bỗng dưng” nổi tiếng thế giới bởi sự kiện Thượng nghị sĩ John McCain ứng cử tổng thống Mỹ. Trở lại thời điểm ngày 26.10.1967, khi các trận không kích đang diễn ra khốc liệt nhất, máy bay oanh kích A-4E Skyhawk của thiếu tá hải quân McCain bị bắn hạ, ông ta nhảy dù và rơi xuống hồ Trúc Bạch. Từ đó tới năm 1973, thiếu tá McCain bị quản thúc tại nhà tù Hỏa Lò - “Khách sạn Hilton Hà Nội”.

Giai đoạn này ông Duyệt trực tiếp quản lý gần 500 tù binh Mỹ tới khi họ được trao trả về Mỹ theo Hiệp định Paris. Vào năm 2008 (thời điểm McCain ứng cử tổng thống Hoa Kỳ), có hàng chục phóng viên các hãng thông tấn và báo chí lớn như Reuters, BBC, CNN, AP, New York Times... đến phỏng vấn vị đại tá về hưu này. Trả lời các phóng viên về “tù nhân đặc biệt” John McCain, ông Duyệt chia sẻ: “Tôi đối xử với John McCain cũng giống mọi tù binh khác, không có gì đặc biệt, nhưng tôi gặp và tranh luận với ông ta nhiều hơn vì ông ta có lập trường quan điểm rất cứng rắn, cực đoan, bảo thủ. Chính từ 2 quan điểm khác nhau, nên chúng tôi có nhiều cuộc tranh luận hàng giờ về việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam”.

Năm 2008, có phóng viên phương Tây hỏi ông Duyệt: “Ông từng là chính trị viên ở một đơn vị chiến đấu, sau đó ông lại làm chính trị viên rồi trại trưởng trại tù binh Hỏa Lò. Ông nghĩ về họ như thế nào?”. Không chút do dự, ông Duyệt nói: “Khi với cương vị là chính trị viên  một đơn vị chiến đấu, tôi thường động viên các chiến sĩ hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn. Tuy nhiên, khi làm việc  tại trại tù binh Hỏa Lò, tôi phải động viên anh em nghiêm túc thực hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước tôi. Những phi công tù binh kia là những người bị bắt trong chiến tranh. Công ước Quốc tế có những quy định cụ thể bảo vệ tù binh, chính vì thế các chiến sĩ không được đánh đập, ngược đãi hay xúc phạm tù binh”.

Chúng ta đều là người Việt Nam

Cuộc đời binh nghiệp của ông Duyệt từ sau Hiệp định Paris đến sau đại thắng mùa xuân 1975 tiếp tục gắn với những cuộc đấu trí với quân ngụy ở vùng giáp ranh và công tác quản lý tù binh. Năm 1974, sau khi hoàn thành việc trao trả tù binh, ông Duyệt được điều động về Sư đoàn 325 đóng ở vùng giáp ranh với địch ở bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị), làm nhiệm vụ trực tiếp đối thoại với các sĩ quan ngụy về những xung đột phát sinh trong quá trình quản lý địa bàn giáp ranh.

Ông chia sẻ: “Những ngày đấu tranh ở vùng giáp ranh, chúng tôi cũng tranh thủ làm chính sách địch vận, tuyên truyền với họ về tinh thần dân tộc, chính sách đại đoàn kết toàn dân, phân tích về chiến thắng tất yếu của quân ta. Nhiều ngụy quân Sài Gòn đã bỏ hàng ngũ địch về với ta".

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Duyệt đi cùng các cánh quân, làm nhiệm vụ khai thác thông tin và phân loại tù binh. Khi đến khu tù binh ngụy ở trại Tân Hiệp, một sĩ quan ngụy bỗng chạy ra cúi chào: “Anh Hai có nhận ra em không?”. Thì ra, người này năm 1973, để thi hành Hiệp định Paris, nằm trong phái đoàn ngụy quyền Sài Gòn đi kiểm tra nhà tù Hỏa Lò, nơi ông Duyệt đang làm trại trưởng.

Sau buổi kiểm tra, người này nói riêng với ông Duyệt: “Chúng tôi biết trước sau gì các anh sẽ thắng. Khi đó, rất mong các anh chiếu cố đến tôi”. Năm 1975, nghe lại câu nói của người này giờ đã là tù binh, ông Duyệt động viên: Anh cũng là người Việt Nam, anh có quyền tự hào về chiến thắng 30.4.1975, vì đây là chiến thắng của cả dân tộc”. Nghe câu nói ấy, anh ta ngấn lệ, nắm tay ông thật chặt.

Nói tới các cuộc đối thoại với tù binh Mỹ, ngụy, ông Trần Trọng Duyệt cho rằng, những người lính đó đều có lý tưởng riêng, đặc biệt những người lính ngụy cũng có tinh thần dân tộc, chỉ có điều họ bị chính sách mị dân của chính quyền ngụy đầu độc. Chiến tranh đã qua đi, ngày nay những người từng là lính ngụy ở bên kia chiến tuyến vẫn có quyền tự hào rằng “tôi là người Việt Nam. Chiến thắng 30.4.1975 là chiến thắng của dân tộc chúng tôi”. 
VIÊT HÒA

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012


23:55
 Hà Anh sexy trễ nải thả rông vòng 1   

(VnMedia)Mặc một chiếc áo hai dây màu vàng trễ nải khoe vòng một thả rông, Hà Anh làm nhức mắt khi xuất hiện cực gợi cảm chiều qua tại Đà Nẵng.
Diện quần sooc ngắn và thả rông vòng 1, Hà Anh luôn thể hiện đẳng cấp sexy của mình mỗi khi xuất hiện. Chiều qua, cô làm cho những ai có mặt trong buổi tổng duyệt chương trình Đại nhạc hội Lung linh Sắc Việt đều thấy nóng bỏng vì cách ăn mặc gợi cảm của cô.




Hà Anh với khẩu hiệu “Đêm vĩnh cửu trên áo”? (Thương Giang)
Theo VnMedia

23:44

Giật mình với "chiêu" độc, đồ nghề hiểm để... bẻ khóa xe

4 chiếc mở ốc vít hơi cũ, được mài nhẵn thành hình chiếc chìa khóa xe và một cây vặn hình chữ L dần hiện ra. L, D. xoay tay ra vẻ thạo nghề: “Đút vào ổ khóa xoay thế này thì 5 giây khóa nào cũng đứt”...

Từ hướng dẫn bẻ khóa...
Một người quen trên mạng tên Minh hướng dẫn chúng tôi vào một blog cá nhân. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm ra hàng trăm cách mở khóa các loại. Nhiều loại được hướng dẫn bẻ khóa rất chi tiết.
Ngoài ra, ông Minh cũng không ngần ngại quảng cáo một bộ chìa khóa (gồm 7 cây/bộ bằng thép) được cắt, giũa đơn giản với bảo đảm "có thể mở được 50 ổ khóa khác nhau, khóa xe lẫn khóa cửa nhà".
Chúng tôi tìm gặp ông Nam, người có kinh nghiệm làm khóa gần 10 năm trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM). Cho chúng tôi xem một vài dụng cụ chuyên dụng để mở các khóa bị mất chìa, ông Nam cho biết muốn mở được những ổ khóa của từng loại còn phụ thuộc vào cách bảo mật riêng mỗi loại. Đối với kẻ trộm, nguyên lý bảo mật của khóa hiện đại vẫn luôn được chúng tìm tòi, nghiên cứu và có cả kinh nghiệm “lan truyền”, nhất là trên mạng.
Hàng trăm thiết bị chống trộm được bày bán tại một tiệm khóa chống trộm ở Q.10, TP.HCM
Tuy nhiên, nhiều thợ khóa tại TP.HCM lại cho rằng khóa hiện đại luôn có những loại mới mà không phải cứ dùng những “trò” quảng bá trên mạng là có thể mở được. Theo lời ông Chính, một thợ khóa trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình): “Những cách mở khóa được hướng dẫn trên mạng chủ yếu là những loại khóa cũ, cho dù bọn đạo tặc có mở được thì cũng không thể nhanh tích tắc như quảng bá”.
...đến bán dụng cụ bẻ khóa nhanh
Từ những thông tin bán các dụng cụ mở khóa xe nhanh trên một diễn đàn, chúng tôi liên hệ gặp ông T., một đầu nậu chuyên cung cấp khóa các loại tại Q.Bình Tân (TP.HCM).
Cẩn thận với thiết bị chống trộm:TS Nguyễn Ngọc Dũng - giảng viên Khoa Kỹ thuật giao thông (ĐH Bách khoa TP.HCM) - cho biết các thiết kế về khóa trên xe của các hãng xe thông dụng hiện nay chỉ nhằm mục đích thuận tiện cho người sử dụng nên chỉ bảo vệ "sơ cấp", làm chậm thời gian của kẻ trộm. Riêng những dòng xe có tích hợp khóa chống trộm chuyên dụng thì lại có giá thành khá cao. “Người dùng không nên gắn bất kỳ một thiết bị khóa phụ nào vào xe nếu làm ảnh hưởng đến đặc trưng kỹ thuật của xe. Đặc biệt là tránh đấu nối trực tiếp vào nguồn điện trên xe”, TS Dũng khuyến cáo.
Ông T. giới thiệu một thiết bị chìa khóa tự chế giống hình chiếc chìa khóa (còn gọi là đoản): “Mua bán mấy loại nhạy cảm này phải đặt trước ít nhất 1 tuần trở lên chứ không ai dám trữ trong nhà”, và chốt giá: “400.000 đồng/đoản xe Wave, 450.000 đồng/đoản xe Air Blade và 500.000 đồng/đoản xe SH, mua cả bộ thì lấy chẵn 1,3 triệu đồng. Đặt hàng luôn thì khoảng tuần sau có”.
Thông qua một người quen, chúng tôi tìm gặp Bình “khóa”, một thợ mài khóa tại H.Củ Chi. Sau ít phút ngần ngại, Bình “khóa” lấy ra 4 đầu đoản bằng thép đã được mài nhẵn, dẹp giống hình chìa khóa, dài khoảng 10 cm ra giá 1,5 triệu đồng rồi cất ngay.
Bỏ ngoài tai lời chê đắt, Bình tuyên bố: “Chất liệu bằng thép được nung đi nung lại nhiều lần trước khi rèn, bao gãy”.
Đầu tháng 3.2012, D. - một dân chơi ở Đồng Nai hẹn chúng tôi tại một quán cà phê trên đường Trần Huy Liệu (Q.Phú Nhuận) để khoe bộ đoản mà D. đã đặt hàng tận Đắk Lắk.
Đặt cuộn giấy báo được bọc cẩn thận xuống nền gạch, 4 chiếc mở ốc vít hơi cũ, dài khoảng 10 cm được mài nhẵn thành hình chiếc chìa khóa xe và một cây vặn hình chữ L dần hiện ra. Ráp một đầu đoản vào đầu vặn L, D. xoay tay ra vẻ thạo nghề: “Đút vào ổ khóa xoay thế này thì 5 giây khóa nào cũng đứt” (!?).
Đổ xô lắp thiết bị chống trộm
Theo tìm hiểu của PV tại TP.HCM, có đến vài chục tiệm chuyên cung cấp thiết bị chống trộm xe máy từ bình dân đến cao cấp. Có đến hàng trăm thiết bị đủ loại, đủ giá tiền từ điều khiển từ xa có thể tắt máy, đề máy tự động giá vài trăm ngàn đến khóa từ và chip định vị GPS phát hiện xe bị lấy cắp giá vài triệu đồng/bộ.
Một ngày giữa tháng 3.2012, dù đã muộn nhưng tiệm thiết bị chống trộm của ông Lâm trên đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) vẫn còn hai khách kiên nhẫn đợi đến lượt xe mình. Sau khi xem xe chúng tôi, ông Lâm quảng cáo ngay một công nghệ chống đoản bằng ổ khóa độ lại do chính ông sáng chế kèm theo công tắc phụ với giá 200.000 đồng/bộ.
Ông Lâm chắc nịch: "Muốn gắn thì phải chấp nhận nối thiết bị vào nguồn điện. Đảm bảo đã gắn thì bọn cướp chỉ có thể khiêng xe mới lấy được”.
Một tiệm khóa khác tại Q.Tân Bình còn tự tin quảng cáo một loại khóa chống trộm toàn tiếng Trung Quốc nhưng giới thiệu được làm theo công nghệ Đức. Ông này cho biết: “Đây là loại mới về Việt Nam, chưa ai có thể phá được đâu. Chống mở tuyệt đối 100% cho các dòng xe tay ga PS, SH,  Dylan và cả các ổ khóa cửa...".
Theo TNO