Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Sau vi phạm rất nghiêm trọng Ông Tất Thành Cang giữ chức Phó Ban Chỉ đạo công trình  Lịch sử TP HCM

Cập nhật lúc 09:29                 
Ngày 30/3, tại hội nghị thứ 26, Thành ủy TPHCM đã tập trung thảo luận, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025.
 Phương án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI sẽ hoàn chỉnh và trình Bộ Chính trị xem xét trước ngày 30/3/2020.
Phương án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI sẽ hoàn chỉnh và trình Bộ Chính trị xem xét trước ngày 30/3/2020.
Tại hội nghị, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã báo cáo kế hoạch công tác nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tình hình nhân sự Thành ủy khóa X và phương hướng công tác nhân sự Thành ủy khóa XI. Báo cáo đề xuất số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh Thành ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư, các Phó Bí thư Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XI.
Theo ông Quang, sau hội nghị, tiểu ban nhân sự của đại hội sẽ hoàn chỉnh báo cáo và dự kiến sẽ trình hội nghị Thành ủy trong tháng 6/2019. Trên cơ sở thống nhất ý kiến, tiểu ban nhân sự đại hội sẽ dự thảo đề cương phương án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI; quy trình nhân sự Thành ủy khóa XI.
Căn cứ vào quy trình nhân sự, tiểu ban trình phương án nhân sự (có thể có những vấn đề phải xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư) và chuẩn bị hồ sơ nhân sự dự kiến trong phương án nhân sự (dự kiến hoàn thành trong tháng 1/2020). Theo kế hoạch, phương án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI sẽ hoàn chỉnh và trình Bộ Chính trị xem xét trước ngày 30/3/2020.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ hội nghị lần thứ 26 có ý nghĩa rất đặc biệt, bên cạnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội Quý I/2019, thành ủy sẽ có dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của năm 2019 và cả nhiệm kỳ. Một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận trong hội nghị là kết quả thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ thảo luận, có ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Quy định 1374 - QĐ/TU  của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đến cuối 2020 là 9.800 USD đã đề ra rất khó đạt. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người TPHCM đạt hơn 5.400 USD, năm 2018 đạt hơn 6.000 USD.
Nếu cố gắng đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người TPHCM ước đạt 7.500 USD. Ngoài ra, chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, có một chỉ tiêu (khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 15-20% nhu cầu giao thông đô thị) rất khó hoàn thành vì con số này hiện mới đạt xấp xỉ 9%.
Ông Tất Thành Cang làm Phó Ban Chỉ đạo công trình “Lịch sử TPHCM
Kết quả hình ảnh cho tất thành cang
Tại hội nghị, cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang tham dự với vai trò là Thành ủy viên. Chức danh mới của ông Cang được niêm yết tại hội nghị là Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công trình “Lịch sử TPHCM”. Ban được thành lập để chỉ đạo, định hướng nội dung sau khi Thành ủy giao Hội Lịch sử TPHCM thực hiện công trình nghiên cứu lịch sử TPHCM. Khi còn là phó bí thư thường trực Thành ủy, ông Tất Thành Cang được phân công làm trưởng ban này. Tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa XII), ông Tất Thành Cang đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Theo Tiền phong
Có lẽ khi bộ lịch sử thành phố HCM hoàn thành, trang sử rực rỡ nhất là giai đoạn 10 năm gần đây? Dĩ nhiên quan điểm nhìn nhận lịch sử của ông Cang khó mà theo tư tưởng cụ Tư Mã Thiên bên Tàu: “Dù bị chém đầu vẫn sẽ viết ra sự thật!
Thương Giang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Kết quả giám sát thu phí tại trạm BOT Ninh Lộc: Thu hơn 924 triệu đồng mỗi ngày

Cập nhật lúc 08:05                 

 Chiều nay 29-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã công bố kết quả giám sát và kiểm tra đột xuất công tác tổ chức thu phí của trạm BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa), theo đó trạm này thu hơn 924 triệu đồng mỗi ngày.


Trạm thu phí BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa)
Ngày 29-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chính thức công bố kết quả giám sát và kiểm tra đột xuất công tác tổ chức thu phí của trạm BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa.
Tổng cục Đường bộ cho biết đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ thu phí trong 7 ngày (từ ngày 20 đến ngày 26-3-2019) của trạm thu phí BOT Ninh Lộc.
Kết quả kiểm tra hồ sơ thu phí từ ngày 1-2-2018 đến ngày 21-3-2019 của trạm thu phí BOT Ninh Lộc cho thấy từ ngày 1-2-2018 đến ngày 28-2-2019, trạm BOT Ninh Lộc thu được 24.821.875.000 đồng, bình quân ngày là 886.495.536 đồng.
Từ ngày 1-3-2019 đến ngày 21-3-2019, trạm này thu được 18.685.420.000 đồng, bình quân ngày là 889.781.905 đồng. Tổng số thu từ ngày 1-2-2018 đến ngày 21-3-2019 là 43.507.295.000 đồng.
"Chứng từ thu phí được lập và tập hợp đầy đủ theo quy định, các báo cáo thực hiện theo đúng quy trình thu phí tại trạm, số thu đảm bảo tính minh bạch, phù hợp với báo cáo của trạm và lưu lượng xe qua trạm" - Tổng cục Đường bộ đánh giá.
Tổng cục Đường bộ cho biết trong 7 ngày kiểm tra, giám sát, trạm BOT Ninh Lộc thu được 6.471.350.000 đồng. Số thu bình quân theo ngày là 924.478.000 đồng/ngày.
Tổng cục Đường bộ kết luận số thu trong 7 ngày kiểm tra phù hợp với báo cáo của trạm và lưu lượng xe qua trạm, đảm bảo tính minh bạch, không có dấu hiệu thất thoát. Trong giai đoạn kiểm tra, công tác quản lý, tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí Ninh Lộc, từ các khâu phát hành vé thẻ, thu phí, đối soát, nộp tiền, tổng hợp báo cáo tại Trạm thu phí Ninh Lộc đảm bảo minh bạch theo quy định.
Về công tác giám sát, hậu kiểm, qua kiểm tra xác suất công tác giám sát, hậu kiểm từ ngày 1-2-2018 đến ngày 19-3-2019 cho thấy có 17 trường hợp thu phí viên bán sai mệnh giá vé; 10 trường hợp thu phí viên quét sai loại thẻ ưu tiên. Các trường hợp thu phí viên bán sai mệnh giá vé, quét sai thẻ đều được bộ phận giám sát, hậu kiểm và trạm thu phí Ninh Lộc lập biên bản, xử lý theo quy định tại quy trình thu phí. Trường hợp bán sai mệnh giá vé và quét sai loại thẻ ưu tiên, Công ty CP đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa buộc thu phí viên nộp bù và xé vé bổ sung.
"Công ty CP đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa khẩn trương hoàn thành quyết toán dự án làm cơ sở điều chỉnh, cập nhật phương án tài chính, thời gian thu phí theo quy định; nâng cấp phần mềm hậu kiểm để đảm bảo tương thích với thiết bị lưu trữ mới. Tiếp tục thực hiện việc sao lưu dữ liệu thu phí theo đúng quy định của Thông tư số 49/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác sao lưu dữ liệu thu phí đường bộ và đảm bảo chất lượng sao lưu dữ liệu thu phí để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và yêu cầu của các cơ quan pháp luật khi cần thiết" - Tổng cục Đường bộ yêu cầu.
(Theo Người Lao Động) Văn Duẩn

Trạm thu phí BOT Ninh Lộc thu phí để thu hồi vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn theo hợp đồng là 21 năm 8 tháng 16 ngày. Nhà đầu tư là Liên doanh Công ty CP đầu tư Đèo Cả - Công ty CP Tập đoàn Hải Thạch và Công ty TNHH MTV Quản lý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Theo số liệu trên thì mỗi tháng trạm này sẽ thu được chừng 27,7 tỷ, mỗi năm khoảng 333 tỉ và 10 năm 3.300 tỷ, thừa số tiền đầu tư 2.600 tỷ. Vậy là từ năm thứ 9 trở đi họ ăn không tiền thu phí gần 12 năm nữa! Ấy là chưa kể phương tiện giao thông tăng lên hằng năm nên chắc chắn số thu hằng ngày cũng sẽ tăng lên.
Thương Giang

Báo cáo Thủ tướng việc VEC "phớt" chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải sau khi rời bộ

Cập nhật lúc 07:50                 

Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ báo cáo Chính phủ về việc cơ quan này điều hành VEC thực hiện các công việc tại các dự án cao tốc, nhưng VEC lại không chấp hành, để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xử lý

 Báo cáo Thủ tÆ°á»›ng việc VEC phá»›t chỉ đạo của Bá»™ Giao thông Vận tải sau khi rời bá»™ - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ báo cáo Chính phủ về việc bộ này điều hành VEC thực hiện các công việc tại các dự án cao tốc nhưng VEC không chấp hành chỉ đạo.
Ngày 29-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho 5 tổng công ty từng trực thuộc Bộ GTVT được chuyển giao về uỷ ban này trong quá trình thực hiện triển các dự án giao thông. Nổi cộm nhất là những khó khăn, vướng mắc tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết tháng 9-2018, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã bàn giao 5 tổng công ty (Tổng Công ty Đường sắt, Tổng Công ty Hàng hải, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không và Tổng Công ty Cảng hàng không) về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước liên quan đến công tác bàn giao, phối hợp để Bộ GTVT hoàn thành những công trình, dự án theo đúng kế hoạch, tiến độ và đảm bảo vận hành khai thác an toàn. Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ quản lý các tổng công ty được Bộ GTVT bàn giao để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của các tổng công ty.
"Tuy nhiên, từ tình hình thực tiễn, một số công trình, dự án giao thông triển khai đang rất bi đát, tiến độ không đảm bảo, đặc biệt là những dự án liên quan đến vốn nước ngoài. Nếu tiến độ không kịp, chúng ta sẽ mất vốn, dẫn tới khả năng các dự án không thể hoàn thành, không đạt được mục tiêu; đặc biệt là không biết lấy tiền đâu để hoàn thành những công trình này" - ông Thể nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đối với tiến độ các dự án đang triển khai, Bộ GTVT rất quyết liệt và chịu trách nhiệm với Chính phủ phải hoàn thành đúng thời hạn. Lãnh đạo Bộ GTVT tổ chức nhiều cuộc họp giao ban, kiểm tra trực tiếp công trường rất nhiều lần, nhưng việc thực hiện của một số tổng công ty, trong đó có VEC hầu như không làm theo chỉ đạo.
"Thậm chí, tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dù đã có công địa để thi công hàng rào, đường dân sinh, nhưng VEC không làm. Nếu để VEC thế này, chúng tôi sẽ không hoàn thành nhiệm vụ trước Chính phủ. Sắp tới, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ về việc VEC không chấp hành các chỉ đạo, điều hành của Bộ GTVT tại các dự án cao tốc, để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xử lý" - Bộ trưởng nói.
Báo cáo Thủ tÆ°á»›ng việc VEC phá»›t chỉ đạo của Bá»™ Giao thông Vận tải sau khi rời bá»™ - Ảnh 2. 
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi còn rất nhiều hạng mục dở dang: Hàng rào, đường dân sinh,... Bộ GTVT đã chỉ đạo rất quyết liệt nhưng VEC không thực hiện, trong khi thời gian hiệp định vay vốn của dự án chuẩn bị kết thúc - Ảnh: Báo Giao thông
Cũng theo Bộ trưởng GTVT, một số dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư cần sớm hoàn chỉnh các hạng mục, lúc đó Bộ GTVT mới chấp thuận cho phép thu phí. "Điển hình, tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trước sau gì VEC cũng phải làm hàng rào, đường dân sinh cho người dân. Nhưng đến nay, VEC chưa hoàn chỉnh nên chúng tôi chưa cho phép VEC thu phí. Bộ GTVT đã chỉ đạo và tạo mọi điều kiện, thậm chí Thứ trưởng Bộ GTVT đã xuống làm việc với địa phương rất nhiều lần nhưng VEC vẫn không làm"- ông Thể nói đồng thời đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo quyết liệt để VEC thực hiện hoàn chỉnh các hạng mục tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, thậm chí sắp xếp lại cán bộ tại doanh nghiệp này.
(Theo Người Lao Động) Văn Duẩn

Cái này người xưa gọi là “khỏi vòng, cong đuôi”. Câu này được gọi từ chuyện khi con chó bị xích thì nó rất ngoan, đuôi, tai luôn cụp xuống. Khi thấy chủ, nó tìm cách liếm láp chân tay, thậm chí nếu chủ dễ dãi nó liêm cả mặt. Thế nhưng khi thả ra một cái là đuôi nó cong lên, phi đi ngay một cách tự do, khoái trá, không thèm ngoảnh mặt nhìn chủ. Cái anh VEC này chắc cũng thế.
Thương Giang

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Điều tra nhà đất của các doanh nghiệp, cá nhân liên quan ông Trần Bắc Hà

 Cập nhật lúc 15:46                                  

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định cung cấp hồ sơ nhà đất các doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà.

Nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết sáng 29-3, đại diện tổ công tác của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đến trụ sở một số cơ quan chức năng tỉnh Bình Định để yêu cầu cung cấp hồ sơ nhà đất các doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến gia đình ông Trần Bắc Hà.
 Điều tra nhà đất của các doanh nghiệp, cá nhân liên quan ông Trần Bắc Hà - Ảnh 1.
Resort Hoàng Gia Quy Nhơn đã được vợ ông Trần Bắc Hà chuyển nhượng lại cho em ruột

Đó là các bất động sản và địa chỉ nơi đặt trụ sở của 3 doanh nghiệp tại TP Quy Nhơn, gồm: Công ty CP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, Công ty CP Tập đoàn An Phú và Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà. Đồng thời, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng yêu cầu phong tỏa tài sản liên quan đến Công ty CP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn và Công ty CP Tập đoàn An Phú.
Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng yêu cầu phong tỏa và cung cấp hồ sơ nhà đất liên quan đến các cá nhân, gồm ông Trần Bắc Hà; ông Trần Duy Tùng (con trai ông Hà); bà Ngô Kim Lan (vợ ông Hà); ông Trần Lục Lang và một số cá nhân là cổ đông góp vốn sáng lập 2 doanh nghiệp cùng mang tên Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bình Định.
Được biết, Công ty CP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn - sở hữu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn, trước đây do vợ ông Trần Bắc Hà là bà Ngô Kim Lan làm chủ sở hữu, đến cuối năm 2017 chuyển nhượng cho em ruột mình là bà Ngô Thị Kim Oanh (ngụ tại TP HCM). Còn Công ty CP Tập đoàn An Phú được thành lập với số vốn điều lệ 200 tỉ đồng, do con trai ông Trần Bắc Hà là ông Trần Duy Tùng sáng lập và làm chủ tịch HĐQT
 Điều tra nhà đất của các doanh nghiệp, cá nhân liên quan ông Trần Bắc Hà - Ảnh 2.
Ngôi biệt thự của vợ chồng ông Trần Lục Lang ở trên đường Lê Thanh Nghị, TP Quy Nhơn

Như đã thông tin, chiều 28-3, tại địa chỉ 01 Hàn Mặc Tử, TP Quy Nhơn (Bình Định), Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố bị can, đồng thời khám xét nơi ở đối với ông Trần Duy Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú, để điều tra về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ông Tùng bị khởi tố do liên quan đến các sai phạm tại dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (trụ sở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư. Cụ thể, ông Tùng đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền rồi sử dụng cá nhân mà không báo cáo.
Trước đó vài ngày, tại TP Quy Nhơn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở một số đối tượng liên quan là thành viên Công ty CP Đầu tư Chăn nuôi Bình Hà (trụ sở TP Quy Nhơn).

 Điều tra nhà đất của các doanh nghiệp, cá nhân liên quan ông Trần Bắc Hà - Ảnh 3.
Trang trại chăn nuôi bò của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà tại Hà Tĩnh bị bỏ hoang

(Theo Người Lao Động) Đức Anh

Lo ngại nhân sự doanh nghiệp vào 'siêu' Ủy ban

Cập nhật lúc 15:07                                  

Nếu tìm kiếm lãnh đạo từ các doanh nghiệp, bộ, ngành thì nguy cơ đưa cán bộ tay chân, móc nối cứu sân sau, thao túng cơ chế rất dễ xảy ra.

Lãnh đạo "siêu" Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa chia sẻ hàng loạt khó khăn về mặt nhân sự, trong khi nhiệm vụ cơ quan này là khá nặng nề... Cụ thể, lãnh đạo Ủy ban chia sẻ, trừ lãnh đạo Uỷ ban thì có 9 đơn vị, mỗi đơn vị chỉ có 7- 8 người, có đơn vị có từ 3-4 người, lực lượng rất mỏng. Đứng trước thực tế trên, lãnh đạo Ủy ban có đề nghị các doanh nghiệp, các bộ, ngành giới thiệu nhân sự chuyên môn sâu, đáp ứng các yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư cùng tham gia giúp sức.

 Gioi thieu nhan su doanh nghiep vao 'sieu' Uy ban: Lo ngai
Quản lý "siêu" ủy ban phải là cán bộ "siêu" trình độ. Ảnh: Dân Việt

Bày tỏ lo ngại trước đề nghị trên, GS.TSKH Phạm Phố - nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn nhắc lại quan điểm rằng, khi quản lý một bộ đã khó, nay phải quản lý một siêu bộ chắc chắn không hề đơn giản. Nhất là khi nguồn vốn tập trung quá lớn vào một cơ quan, cũng đồng nghĩa liên quan tới rất nhiều quyền lực trong việc phân chia, điều tiết dòng vốn.
"Phải nhớ, hầu hết các đại dự án tham nhũng đang được đưa ra xét xử đều là các dự án có liên quan tới vấn đề buông lỏng quản lý, có tình trạng liên kết, móc ngoặc giữa cán bộ quản lý với doanh nghiệp gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước rất lớn.
Nếu bây giờ lại tìm kiếm lãnh đạo từ các doanh nghiệp, bộ, ngành thì nguy cơ đưa cán bộ tay chân, móc nối cứu sân sau, thao túng cơ chế rất dễ xảy ra. Tình trạng "chuyển từ túi áo trái sang túi áo phải", đi đêm để được ưu ái, ưu tiên là khó tránh khỏi. Nếu không cẩn thận, "siêu" ủy ban lại trở thành túi tiền tích lũy của doanh nghiệp, tiền nhà nước và doanh nghiệp trở thành bình thông nhau, như vậy thì mục đích của "siêu" Ủy ban không đạt được mà nguy cơ thất thoát còn lớn hơn", GS Phạm Phố cảnh báo.
Từ những lo ngại trên, vị GS nhắc lại tiêu chí tuyển chọn cán bộ mà Chính phủ trước đó đặt ra, trong đó, nhấn mạnh yêu cầu cán bộ phải có đủ trong sáng, tự trọng, trách nhiệm. Theo vị GS, muốn làm được như vậy thì phải bảo đảm một môi trường làm việc thật trong sáng, công tâm, khách quan.
Yêu cầu này không thể đòi hỏi từ một cá nhân hay một lãnh đạo là có thể làm được mà cần phải có sự đồng thuận, nhất quán của cả một tập thể, trong đó vai trò của người lãnh đạo đứng đầu mang tính quyết định.
"Lãnh đạo "siêu" Ủy ban ngoài yêu cầu về trình độ, đạo đức, chuyên môn còn đòi hỏi tính độc lập, không đứng về lợi ích của riêng bộ, ngành hay doanh nghiệp nào.
Một khi có liên quan tới các bộ, ngành hay được giới thiệu từ doanh nghiệp lên, nguy cơ bị doanh nghiệp thao túng, bộ ngành giật giây, làm suy yếu quyền lực, méo mó vai trò, chức năng của Ủy ban, khi đó, hậu quả rất khó lường", vị GS tiếp tục đưa ra lời cảnh báo.
Lấy ví dụ cụ thể từ vụ nước mắm và nước chấm công nghiệp, vị GS cho rằng, quyền lực của yếu tố lợi ích nhóm đang có nguy cơ ảnh  hưởng cả một ngành nước mắm truyền thống, đã tồn tại từ lâu đời. Với thực tế trên, vị GS nhắc lại cảnh báo, nguy cơ thông đồng, biến vốn nhà nước thành vốn tư nhân là khó tránh khỏi nếu tuyển chọn những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, không có một cơ chế quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch.
Vì thế, ông yêu cầu, mọi quy trình tuyển chọn, làm việc đều phải thực hiện theo quy định và được pháp luật giám sát, kiểm tra. Cùng với đó, yêu cầu xử lý trách nhiệm phải rất cụ thể, rõ ràng, khi mắc sai phạm phải xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc, không bao che, dung túng, không biện minh, gỡ tội.
"Việc cần làm trước tiên là phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ không để cho các cá nhân lạm dụng quyền, chức vụ tạo liên kết, móc ngoặc hình thành nhóm lợi ích nhằm trục lợi, vơ vét tài sản của nhà nước và người dân.
Đặc biệt, khi xảy ra sai phạm phải xử lý thật nghiêm, kiên quyết loại bỏ những cá nhân, lãnh đạo có sai phạm ra khỏi bộ máy, không cho họ có cơ hội sai tiếp tục lại làm sai", GS Phạm Phố nhấn mạnh.


Ngày 27/3, chia sẻ với báo chí, Lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (Siêu uỷ ban) cho biết đơn xin từ chức của Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn chưa được xem xét. Ông Sơn là cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), doanh nghiệp được PVN lựa chọn làm đại diện rót hàng nghìn tỷ đồng vào dự án tại Venezuela.

Theo vị này, sau khi nhận được đơn của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Vụ Tổ chức án bộ của Uỷ ban vốn sẽ tham mưu, báo cáo và đề xuất Ban cán sự Đảng Uỷ ban họp, xem xét quyết định. Tuy nhiên, hiện Vụ Tổ chức cán bộ chưa đề xuất, nên Ban cán sự Đảng chưa họp, xem xét và quyết định. Lãnh đạo này cũng khẳng định, việc miễn nhiệm chức danh với ông Nguyễn Vũ Trường Sơn sẽ được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
Trước đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã có đơn xin từ chức gửi Hội đồng thành viên tập đoàn này.
Tuy nhiên, theo trình tự thủ tục, việc ông Nguyễn Vũ Trường Sơn có được thôi chức vụ Tổng giám đốc PVN hay không cần sự chấp thuận của cơ quan chủ quản là Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Thủ tướng xem xét, quyết định.
(Theo Đất Việt) Lam Nguyễn

Khởi tố con trai ông Trần Bắc Hà do liên quan dự án chăn nuôi bò

Cập nhật lúc 14:14  


Ông Trần Duy Tùng bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Khởi tố con trai ông Trần Bắc Hà do liên quan dự án chăn nuôi bò - Ảnh 1. 
Ông Trần Duy Tùng - Ảnh: VIETNAMBIZ

Trưa 29-3, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác nhận đã khởi tố bị can, khám xét nơi ở và bắt tạm giam ông Trần Duy Tùng - 34 tuổi, chủ tịch HĐQT Công ty CP An Phú, trụ sở tại TP Quy Nhơn, Bình Định - về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
"Khám xét nơi ở của ông Tùng tại số nhà 01 Hàn Mặc Tử (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vào chiều tối 28-3, cơ quan chức năng đã thu giữ 51 trang tài liệu có liên quan. Ông Tùng đã bị khởi tố hôm 26-3" -  nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho hay.
Ông Tùng bị khởi tố do các sai phạm liên quan dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà đầu tư tại Hà Tĩnh. Cụ thể, ông Tùng đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền rồi sử dụng cá nhân mà không báo cáo.
Được biết, dự án trên vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 3.162 tỉ đồng, đến đầu năm 2016 đã giải ngân trên 800 tỉ đồng.

Trang trại nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà hiện đang bỏ hoang /// Ảnh Phạm Đức
Trang trại nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà hiện đang bỏ hoang.
Gói tín dụng sau đó được nâng lên đến 1 tỉ USD (hơn 20.000 tỉ đồng), dự án cũng nâng quy mô lên 254.200 con bò/năm trên diện tích 5.000ha đất, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, lợi nhuận bình quân đạt 1.000 - 1.500 tỉ đồng.
Sau khi được BIDV giải ngân vốn, Bình Hà đã xây 65 chuồng trại, 19 hệ thống kho chứa và các công trình phụ trợ trên 68ha đất, trồng 678ha cỏ để nuôi bò…
Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh, từ tháng 5-2015 đến tháng 6-2017, Bình Hà đã nhập về 43.387 con bò thịt để nuôi béo, nhưng đến lần kiểm tra năm 2018, cũng như theo báo cáo của công ty này, số bò còn lại chỉ là 782 con.
Theo báo cáo của Công ty Bình Hà, dự án nuôi bò năm 2016 lỗ hơn 200 tỉ đồng.
Ông Tùng là con trai ông Trần Bắc Hà - nguyên chủ tịch HĐQT BIDV.
Trước đó, ông Trần Bắc Hà cùng nhiều thuộc cấp cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm trong dự án chăn nuôi bò này.
Ông Tùng từng là thành viên HĐQT Công ty CP Cảng Quy Nhơn. Đến cuối tháng 9-2017, ông đã xin rời khỏi chức vụ này vì lý do cá nhân.
(Theo Tuổi Trẻ) DUY THANH - THÂN HOÀNG

Dự thảo báo cáo về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại Đà Nẵng

Cập nhật lúc 14:09 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, vụ án Phạm Công Danh đang được dư luận xã hội rất quan tâm, số tiền phải thu hồi ở thành phố Đà Nẵng rất lớn (gần 4.000 tỷ đồng).

Du thao bao cao ve cong tac thu hoi tai san tham nhung tai Da Nang hinh anh 1 
Sân vận động Chi Lăng, thành phố Đà Nẵng. (Nguồn: wikipedia.org)

Thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW, ngày 4/9/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, ngày 29/3, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị công bố Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Tại hội nghị, đồng chí Tạ Văn Hồ, Phó Vụ trưởng, Ban Nội chính Trung ương đã công bố Dự thảo báo cáo kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế giai đoạn 2013-2018 tại Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Theo đó, về công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (theo từng giai đoạn tố tụng): Tổng số vụ án thụ lý, điều tra là 28 vụ án kinh tế, tham nhũng, với tổng số tiền, tài sản đã phát hiện, áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa là hơn 7,6 tỷ đồng, 11.632 gam vàng, 2 kiện ngà voi…
Tổng số vụ án thụ lý trong giai đoạn xét xử là 23 vụ với tổng số tiền, tài sản đã phát hiện, áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa là hơn 69,267 tỷ đồng, 12.299 gam vàng, 2 lô đất và tài sản gắn liền với đất…
Tổng số việc, số tiền cơ quan thi hành án dân sự các cấp thụ lý, thi hành là 58 việc với 3.966 tỷ đồng. Hiện cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thi hành xong 36 việc với số tiền là hơn 4 tỷ đồng. Số việc có điều kiện phải tiếp tục thi hành là 8 việc với số tiền là 3.950 tỷ đồng, trong đó, riêng số việc phải thi hành trong vụ Phạm Công Danh là 2 việc với số tiền 3.946 tỷ đồng.
Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết, nhất là các văn bản của Trung ương mới ban hành về công tác phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những thước đo quan trọng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của mỗi cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự thành phố phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, để xuất hướng giải quyết cụ thể đối với từng khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án vụ Phạm Công Danh, từ đó chỉ đạo tháo gỡ và chủ động thực hiện đối với những phần việc thuộc thẩm quyền của thành phố; đồng thời tham mưu, đề xuất hướng xử lý cụ thể đối với từng khó khăn vướng mắc để Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, các bộ ngành liên quan chỉ đạo, bảo đảm thi hành dứt điểm đối với vụ việc này...
 Du thao bao cao ve cong tac thu hoi tai san tham nhung tai Da Nang hinh anh 2
Phạm Công Danh nghe tòa tuyên án ngày 25/12/2018. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các điều kiện cho cuộc kiểm tra và cho hội nghị này.
Phó Thủ tướng chỉ đạo thành viên được phân công dự thảo báo cáo nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đề nghị của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để đưa và báo cáo chính thức của đoàn, khẩn trường hoàn chỉnh, trình Trưởng đoàn ký gửi Ban Chỉ đạo Trung ương đúng thời hạn yêu cầu.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị, sau khi báo cáo chính thức của Đoàn được ban hành, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cần xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị của Đoàn kiểm tra, thực hiện việc báo cáo định kỳ với Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện.
Quá trình thực hiện cần phân công đơn vị chủ trì tham mưu, theo dõi, đôn đốc, giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện triệt để các kiến nghị của Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, căn cứ kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị có liên quan của thành phố kịp thời xây dựng kế hoạch để thực hiện các công việc được Ban Thường vụ Thành ủy giao, phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Thành ủy và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện, đồng thời chủ động rà soát vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị để đảm bảo công tác xử lý các vụ án, cũng như bảo đảm việc áp dụng các biện pháp thu hồi, xử lý tài sản đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Đối với vụ án Phạm Công Danh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, vụ án Phạm Công Danh đang được dư luận xã hội rất quan tâm, số tiền phải thu hồi ở thành phố Đà Nẵng rất lớn (gần 4.000 tỷ đồng), trong khi tài sản phải xử lý để thi hành án là dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng Sân vận động Chi Lăng còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý chưa được giải quyết.
Phó Thủ tướng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổng hợp đầy đủ, cụ thể những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của thành phố đối với vụ Phạm Công Danh để Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ chỉ đạo giải quyết./.
(Theo Vietnam+) Đinh Văn Nhiều

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Chủ tịch VCCI: 54% doanh nghiệp vẫn phải trả phí bôi trơn


Cập nhật lúc 15:28     

58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.

Thông tin này được ông Lộc đưa ra trong phát biểu tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 do VCCI tổ chức sáng 28/3 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp nhà nước vẫn được ưu ái hơn 
Được thực hiện năm thứ 14 liên tiếp, báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 20 địa phương của Việt Nam.
Theo Chủ tịch VCCI, PCI 2018 đã có những cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Tỉnh trung vị đã đạt điểm số PCI 61,76 điểm, cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi bắt đầu tiến hành PCI.
Điểm trung vị tăng lên và xu hướng hội tụ điểm số PCI giữa các các tỉnh, thành phố đi sau với các tỉnh, thành phố dẫn đầu đã cho thấy sức lan toả và bao trùm hơn trong nỗ lực cải cách và nâng cao năng lực điều hành kinh tế ở các địa phương. Dàn nhạc cải cách ở các địa phương đã đồng thanh, đồng điệu hơn, ông Lộc nhận xét.
Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh các xu hướng nổi bật đáng mừng của năm 2018 là: chi phí không chính thức giảm, đặc biệt là tham nhũng vặt đã giảm rõ rệt so với thời kỳ trước. Môi trường kinh doanh cũng trở nên bình đẳng hơn. Việc ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp tư nhân trong nước đã giảm đáng kể. Các cấp chính quyền tỉnh nhìn chung đã trở nên năng động và sáng tạo hơn. Cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến.
Đặc biệt việc thanh tra, kiểm tra trùng lặp đã giảm đáng kể so với mấy năm trước. Đó là các tín hiệu cho thấy các nỗ lực cải cách hành chính và chống tham nhũng đã phát huy tác dụng.
Qua điều tra PCI, Chủ tịch VCCI cho biết, mức độ lạc quan và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh vẫn được duy trì ở mức tương đối cao. 49,3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh. 42,4% doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì quy mô hiện tại. Chỉ có 8,3% dự kiến giảm quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đóng cửa (riêng đối với FDI thì tỷ lệ có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh cao hơn đạt tới 56%).
Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, bức tranh tổng thể của môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.
"Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh. Vẫn có tới 40% doanh nghiệp cho biết các tỉnh còn ưu tiên, ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và FDI hơn các doanh nghiệp tư nhân", ông Lộc nói.
Những quan ngại tiếp theo được Chủ tịch VCCI kể đến là việc gia nhập thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Thủ tục hậu đăng ký kinh doanh vẫn là gánh nặng. Có tới trên dưới 30% doanh nghiệp cho biết gặp nhiều khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và các giấy phép phù hợp với tiêu chuẩn và các giấy tờ quy định khác. 
Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông vận tải. Tính minh bạch, cũng theo phản ánh của doanh nghiệp còn ít được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa cao.
Các doanh nghiệp dân doanh nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ đang rất khó khăn. Để tiếp tục phát triển khu vực kinh tế tư nhân, việc khắc phục những điểm nghẽn thể chế và chính sách nêu trên vẫn cần là những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp, Chủ tịch VCCI nêu quan điểm.
Lo sự chững lại của những ngôi sao cải cách 
Điểm qua các vị trí trong bảng xếp hạng, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, đã có những tín hiệu rất tích cực từ Hà Nội khi lần đầu tiên lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố được đánh giá cao nhất về chất lượng điều hành và sự thông thoáng của môi trường kinh doanh.
"Đây là thứ hạng cao nhất mà Hà Nội có được từ trước đến nay, đã đưa Hà Nội vượt khỏi nỗi ám ảnh "Hà Nội không vội được đâu" để tiến lên phía trước, là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của cả nước và hướng tới một tầm nhìn trở thành một Thành phố có năng lực cạnh tranh hàng đầu trong ASEAN trong thời gian tới", ông Lộc bình luận.
Nói nhiều về những điểm sáng, song Chủ tịch VCCI cũng bày tỏ lo âu khi chỉ số PCI mấy năm qua, đã cho thấy sự chững lại của các ngôi sao cải cách và sự gian nan của những nỗ lực bứt phá, đột phá của nhóm dẫn đầu.
Điểm số PCI của các nhà vô địch vẫn chỉ mới qua ngưỡng 70/100 điểm kỳ vọng. Điều này, theo Chủ tịch VCCI cho thấy một mặt dư địa cải cách vẫn còn nhiều, mặt khác cũng cho thấy những khâu, những việc cải cách dễ dàng các tỉnh, thành phố đều đã triển khai và bây giờ đụng đến những khâu, những việc khó khăn hơn, thậm chí là cốt lõi cần phải được tháo gỡ từ trần thể chế, từ cấp trung ương, từ các bộ ngành.
Vì vậy, đẩy mạnh xã hội hoá, đẩy mạnh phân cấp, thực hiện định hướng các bộ ngành tập trung làm thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tiếp tục mở đường cho những nỗ lực cải cách ở cấp địa phương và cơ sở đang là một nhu cầu cấp thiết đặt ra cho làn sóng cải cách lần thứ 2 trong nền kinh tế Việt Nam, theo Chủ tịch Vũ Tiến Lộc.
(Theo VnEconomy) Hà Vũ

Monsanto phải bồi thường 81 triệu USD cho một người làm vườn bị ung thư

 

Cập nhật lúc 14:23


81 triệu USD là số tiền mà tập đoàn hóa chất Monsanto của Mỹ phải bồi thường cho một người làm vườn mắc bệnh ung thư do sử dụng các sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup của hãng này có chứa hóa chất có thể gây ung thư.


 Chú thích ảnh
Thuốc diệt cỏ Roundup được bày bán tại cửa hàng ở San Rafael, California, Mỹ, ngày 9/7/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong kết luận công bố ngày 27/3, một bồi thẩm đoàn tòa án liên bang tại San Francisco, Mỹ, nêu rõ tập đoàn Monsanto, thuộc sở hữu tập đoàn dược phẩm Bayer của Đức, đã không cung cấp thông tin cảnh báo nguy cơ từ sản phẩm của mình tới các khách hàng.
Bồi thẩm đoàn chỉ rõ phần nội dung thông tin trên bao bì sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup là không đầy đủ, thiếu thông tin cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn đối với người sử dụng.
Trong các phiên xét xử trước đó, bồi thẩm đoàn này phát hiện rằng việc tiếp xúc thường xuyên với sản phẩm Roundup, với thành phần chính là hóa chất glyphosate, là "tác nhân chủ yếu" khiến ông Hardeman bị mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin (NHL).
Bồi thẩm đoàn yêu cầu Monsanto phải nộp khoản bồi thường thiệt hại nghiêm trọng lên tới 75 triệu USD cho ông Edwin Hardeman, sống tại hạt Sonoma, bang California. Ngoài ra, hãng phải bồi thường thêm 5,6 triệu USD và thanh toán 200.000 USD chi phí khám chữa bệnh cho ông Hardeman. 
Ông Hardeman đã thường xuyên sử dụng các sản phẩm thuốc diệt cỏ của Monsanto trong giai đoạn 1980-2012 và sau đó ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư NHL.
Luật sư của ông Hardeman cho biết thân chủ hài lòng với phán quyết của tòa. Monsanto đã không hành xử có trách nhiệm và khách quan đối với sự an toàn của sản phẩm Roundup. Luật sư nhấn mạnh các hành động của Monsanto cho thấy công ty rõ ràng "không quan tâm xem liệu sản phẩm của hãng có khiến người dùng bị ung thư hay không, mà chỉ tập trung vào đánh lừa dư luận, tác động đến những cá nhân nêu quan ngại chính đáng về vấn đề này."
Phản ứng trước thông tin trên, tập đoàn dược phẩm Bayer, công ty chủ quản của Monsanto, đã bày tỏ thất vọng, đồng thời khẳng định sẽ kháng cáo. 
Những rắc rối pháp lý liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup đã tác động mạnh đến tập đoàn Bayer khiến cổ phiếu của hãng sụt giảm tới 12% hồi tuần trước.
Đây chỉ là một trong số 11.200 vụ tương tự  mà Monsanto phải đối mặt tại Mỹ. Hồi tháng 8/2018, bồi thẩm đoàn San Francisco yêu cầu Monsanto bồi thường 289 triệu USD trong vụ người làm vườn Dewayne Johnson, bị ung thư giai đoạn cuối. Ông này kiện Monsato không cảnh báo nguy cơ thuốc diệt cỏ Roundup của hãng này có thể gây ung thư. Ông Johnson đã sử dụng loại thuốc trên để chăm sóc các vườn trong trường học gần 30 năm qua. Mức bồi thường sau đó đã được giảm xuống còn 78,5 triệu USD sau khi hãng Bayer kháng cáo.
Roundup là sản phẩm hàng đầu của Monsanto và chất glyphosate có trong sản phẩm được cho là chất diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Công ty khẳng định có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sản phẩm của họ không gây nguy hiểm nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, hồi năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư, thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp glyphosate vào danh sách "các chất có thể gây ung thư".
(Theo TTXVN) Thanh Hương