Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Bộ trưởng Tiến thổi oxy đám cháy và đem xăng dập lửa

Cập nhật lúc 16:44
 Trong một tuần, hàng loạt sự kiện và những phát ngôn kỳ cục của quan chức đã khiến họ loay hoay trong gạch đá dư luận. Hôm qua, Thư ký Toà soạn Tuổi Trẻ Cười Nguyễn Văn Tiến Hùng than thở rằng thời buổi bây giờ làm báo Cười khó quá. Bao nhiêu chuyện cười thì các tờ báo Thời sự- Chính trị đăng hết trơn rồi!
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa thoát khỏi dư luận vụ “buôn lậu thuốc hay buôn thuốc giả” về mặt trách nhiệm quản lý, đã tiếp tục lãnh đạn vụ này khi em chồng là Phó Tổng Giám đốc VN Pharma, công ty đầu têu vụ buôn thứ thuốc “không thể dùng chữa bệnh cho người”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh tư liệu
Sự loay hoay khiến bà Tiến lần nữa phát ngôn vòng quanh giữa không nói và nói không, đại loại bà KHÔNG NÓI là có em chồng làm Phó TGĐ công ty này, chứ không phải là bà nói em chồng KHÔNG làm ở đấy. Rồi việc viện dẫn em chồng không được xem là người thân, theo quy định của Luật Phòng, chống Tham nhũng. Để làm gì? Em chồng là em chồng, nhân dân hiểu là người nhà. Thế thôi.
Bộ trưởng Tiến sai lầm chỗ nào?
Sai lầm của Bộ trưởng là né đi bản chất vấn đề: Mối quan hệ thân tộc ấy có khiến VN Pharma được ưu ái để dễ dàng thắng thầu cung cấp thuốc; có được vị nể mà bỏ qua những thủ tục gắt gao khi nhập thuốc hay không; Bộ trưởng có áy náy không khi một người em trai của chồng mình liên quan đến công ty nơi có hành vi bị quy buộc là phạm tội theo luật hình sự, trong lĩnh vực mà mình là người có quyền quản lý cao nhất?
Sai lầm của bà còn là đi chẻ chữ và cãi lý với dư luận. Dư luận không bao giờ công bằng để mà đòi hỏi. Bởi: Thứ nhất họ là số đông nhưng họ là tập hợp của những người không có quyền lực, họ mang sẵn trong lòng tâm thế phản kháng của người bị cai trị. Chuyện này có từ khi loài người phân chia giai cấp. Vì thế khi bà rơi vào cơn bão, bà còn phải gánh thay cho những người khác trong chính quyền cái phần phản ứng của số đông không quyền chức;
Thứ hai, để khẳng định thành tựu, thì đó là việc của chính phủ và các luật sư và người thân của Bộ trưởng. Những thành tựu về phân tuyến khám chữa bệnh; xã hội hóa y tế; nâng chất điều trị; củng cố y tế dự phòng… là có, là những điều quan trọng mà ngành y làm được dưới thời của bà. Tuy nhiên những thông tin vĩ mô ấy nó xa xôi so với thị hiếu, trình độ và cảm xúc cá nhân của mỗi người. Trong khi ung thư, cái chết, thuốc giả, sự cố vắc xin và chạy thận nó trực quan, nó khiến người ta sợ, nó khiến người ta căm phẫn và khi đó người ta không có nhu cầu và cũng không cần lùi lại để nhìn hay cân đong đo đếm cái thành tựu vĩ mô kia.
Nhẽ ra, Bộ trưởng cần nhìn thẳng vào mắt công chúng bằng tất cả những chân thành và dõng dạc:
"Đúng là em trai chồng tôi là Phó Tổng Giám đốc của công ty VNPM, nơi đã thực hiện phi vụ buôn bán hơn 9000 hộp thuốc ung thư kém chất lượng; đúng là số thuốc ấy nếu được tiêu thụ sẽ gây ra hậu quả tiền mất tật mang cho nhân dân. Là người đứng đầu ngành Y, tôi khẳng định chính Bộ Y tế đã chủ động phát hiện và đề nghị công an điều tra, phối hợp chặt chẽ để giải quyết vụ án.
Dư luận hoàn toàn có quyền đặt vấn đề về quan hệ gia đình giữa tôi và một phó TGĐ công ty với sai phạm của công ty này. Về phía mình, tôi khẳng định tôi công tâm và rạch ròi, không tác động. Tuy nhiên chúng ta có các cơ quan chức năng của chính quyền và đảng làm rõ trả lời cho công tâm.
Về việc buôn lậu hay thuốc giả, có cự ly giữa cách hiểu thuật ngữ Y khoa và Pháp lý với cách hiểu nôm na của công chúng. Tôi đề nghị việc này để cho cơ quan tố tụng làm và giải thích trước công luận. Khi một vụ việc đã trong vòng tố tụng thì hãy để cơ quan tố tụng độc lập làm việc của họ!"
Thế thôi, ngắn gọn, đơn giản, chỉ nói một lần. Và sau đó bà im lặng đi làm việc khác.
Nhưng bà đã không đủ tỉnh táo để làm như vậy.
Đất nước này không chỉ có bà. Nhiều quan chức cũng như thế, thay vì nói về bản chất câu chuyện, lại chọn lựa cách nói rỗng không có thông tin; thay vì giải thích vào thắc mắc băn khoăn của nhân dân thì lại đi viện dẫn các khái niệm quản lý và pháp lý. Khó có thể tìm kiếm sự đồng thuận khi nguyên nhân vấn đề còn nguyên đó.
Và thế, những phát ngôn chữa cháy lại cung cấp thêm oxy cho đám cháy bùng lên.
(Theo PLO) ĐỨC HIỂN

Nghe Thứ trưởng nói, thấy có gì đó sai sai!

Cập nhật lúc 15:48                

Dưới đây là thư của một người nghèo gửi các quan chức Bộ Tài chính - cơ quan đề xuất tăng nhiều sắc thuế, trong đó có VAT.
Nghe Thứ trưởng nói, thấy có gì đó sai sai! - Ảnh 1. 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai - Ảnh: VNE

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 30-8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói về đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) sắp tới từ 10% lên 12% và 14% là "không ảnh hướng mấy tới người nghèo".
Ấy là bởi, theo bà Thứ trưởng: 1) Với nhóm thu nhập thấp nhất dành 59,5% thu nhập chi mua lương thực, thực phẩm, giáo dục, y tế... thì những mặt hàng thiết yếu này không chịu thuế; chỉ mặt hàng lương thực, thực phẩm ở khâu thương mại bán ra chịu thuế suất 5% và dự kiến tăng lên 6%; 2) Nhà nước có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội với những người dân trong diện này.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Công Thương, biện giải thêm: Tại Việt Nam, 20% hộ nghèo chỉ tiêu dùng 9% mặt hàng chịu thuế VAT.
Tóm lại là theo cơ quan đề xuất tăng thuế, việc tăng thuế VAT sắp tới sẽ không khiến người thu nhập thấp bị "tổn thương".
Thưa bà Thứ trưởng,
Nghe Thứ trưởng nói, tôi thấy có gì đó sai sai. Thuế VAT là yếu tố cấu thành giá. Không cần biết Bộ tính toán thế nào, tôi chỉ thấy sờ sờ trước mắt rằng bao vây cuộc sống của gia đình tôi, từng ngày, là những thuế và thuế. Tất cả những mặt hàng thiết yếu chúng tôi mua đều phải đóng thuế VAT cả, chẳng chừa món nào.
Có nhắm mắt cũng thấy hễ thuế tăng thì giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng. Nhất là thuế gián thu như VAT, nó tăng làm cho giá đến tay người mua cuối cùng phải chịu. Đối với nhóm người có thu nhập cao, giàu có thì có thể chẳng sao nhưng với nhóm đối tượng nghèo chúng tôi thì thưa Thứ trưởng, nói trắng ra là "đã nghèo còn gặp eo". 
Nhà nghèo phải tốn thêm chi phí vào thuế, sao lại nói không ảnh hưởng gì mấy?
Mỗi tháng 70.000 đồng/hộ gia đình thôi, như tính toán của Bộ, nhưng Bộ có nghĩ là chi phí tăng sẽ ảnh hưởng kích cầu tiêu dùng. Mà cầu tiêu dùng giảm thì sản xuất sẽ như thế nào, nền kinh tế sẽ ra sao…?
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra "Bảng cân đối liên ngành" mới nhất, như Báo Người Lao Động đã dẫn, cho thấy: Thu nhập từ sản xuất của toàn nền kinh tế chỉ bằng 94% tiêu dùng cuối cùng. Nói rõ hơn là người dân làm ra không đủ để chi tiêu.
Đã không đủ chi tiêu và sẽ chẳng còn gì để chi tiêu, đó là nguy cơ có thể thấy trước. Vậy mà quý vị lại nói tăng thuế không ảnh hưởng mấy, nhất là đối với nhóm người nghèo chúng tôi.
Người có thu nhập cao thì sẽ không thấy được sự "tổn thương" bởi thuế đối với người có thu nhập thấp, có phải vậy chăng?!
Vậy thì, hãy thử làm… người nghèo một tháng đi, biết liền!
(Theo NLĐ) Dạ Lữ Viện

 Đối tác Trung Quốc muốn đầu tư sân bay Long Thành chưa từng làm sân bay!

Cập nhật lúc 15:40   

 

Đại gia Vũ Văn Tiền của Geleximco cho rằng đối tác của họ là KAIDI Dương Quang từ Trung Quốc rất có kinh nghiệm trong xây sân bay nhưng tài liệu cho thấy họ làm nhiều về nhiệt điện. 

Đối tác Trung Quốc muốn đầu tư sân bay Long Thành là ai?  
Phương án có ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu được Tổ tư vấn kiến nghị chọn làm phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành - Ảnh: ACV
Được thành lập năm 1992, KAIDI Dương Quang có tên đầy đủ là Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (tên tiếng Anh: Sunshine KAIDI New Energy Group Co., Ltd), trụ sở tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Chuyên về điện, chưa từng làm sân bay
Trên trang web của mình, KAIDI Dương Quang tự giới thiệu là nhà xây dựng nhà máy điện và cung cấp các hợp đồng tổng thầu EPC quy mô lớn liên quan tới điện.
Ngoài ra, tập đoàn này cũng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh khối, điện sinh khối, bảo vệ môi trường, các dự án kỹ thuật quy mô lớn.
Lịch sử của KAIDI Dương Quang không thấy nhắc tới kinh nghiệm xây dựng sân bay, nhất là sân bay quốc tế lớn.
Tập đoàn này chỉ chuyên các dự án nhiệt điện, và tại Trung Quốc, KAIDI Dương Quang góp mặt trong nhiều dự án nhà máy nhiệt điện.
Có thể kể ra một số dự án như Nhà máy điện Hán Xuyên (Hồ Bắc), Nhà máy điện Phong Thành (Giang Tây), Nhà máy nhiệt điện Tô Châu (Giang Tô).
KAIDI Dương Quang chỉ bắt đầu để ý tới vấn đề môi trường trong thời gian gần đây khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu mạnh tay với các nhà máy gây ô nhiễm.
Có thể kể đến một số dự án kiểu này như Nhà máy xử lý nước thải BOT Vũ Hán, nhà máy nhiệt điện sinh khối Sùng Dương (Hồ Bắc), nhà máy điện gió Bình Lục (Sơn Tây)…
Tưởng lạ, hóa quen ở Việt Nam
Trước khi trình hồ sơ xin đầu tư xây dựng sân bay Long Thành với cam kết “giá thấp nhất” cùng Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền, KAIDI Dương Quang đã xuất hiện trong một số dự án khác tại Việt Nam về… nhiệt điện, và chỉ nhiệt điện. 
Các dự án này bao gồm:
- Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (Quảng Ninh): Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) làm chủ đầu tư, công suất 400MW. KAIDI Dương Quang làm tổng thầu EPC.
- Nhà máy nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh): Geleximco làm chủ đầu tư. KAIDI Dương Quang làm tổng thầu EPC.
- Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam): Vinacomin là chủ đầu tư, công suất 30MW, KAIDI Dương Quang tư vấn dự án.
- Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Dương: xây dựng theo hình thức BOT, vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Tổng công suất 1.200MW.
- Dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh): Vinacomin hợp tác với KAIDI Dương Quang đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, KAIDI Dương Quang còn góp mặt trong các dự án khử lưu huỳnh của một số nhà máy điện tại Việt Nam như Nhà máy điện Thái Bình giai đoạn 2, Nhà máy điện Mông Dương giai đoạn 2...
Ngoài Mạo Khê đã đi vào hoạt động năm 2014 và Thăng Long vừa hòa vào lưới điện quốc gia ngày 31-5, các dự án còn lại vẫn chưa hoàn tất, thậm chí bị trì trệ.
Cam kết giá thấp nhất
Trước đó, Geleximco cùng đối tác Trung Quốc KAIDI Dương Quang đã gửi văn bản đến Thủ tướng muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP) "hiện đại và văn minh" mà giá thấp.
Cụ thể, hai đơn vị đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức PPP.
Tự giới thiệu có kinh nghiệm và có khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, lãnh đạo hai doanh nghiệp này cam kết xây đựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh.
Về tiến độ xây dựng, hai nhà đầu tư một Việt Nam, một Trung Quốc này đưa ra là 3-5 năm với "giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại".
Trong văn bản gửi tới Thủ tướng, lãnh đạo Geleximco giới thiệu họ có mối quan hệ chặt chẽ với KAIDI Dương Quang trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Tập đoàn này cũng nói rằng mình có mối quan hệ với các quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc (Hoa Dung) là một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỉ USD hay Công ty TNHH cổ phần Đầu tư Dân Sinh, IDG...
Đến nay Geleximco và đối tác đã thành lập một Quỹ đầu tư trị giá 15 tỉ USD và bắt đầu giải ngân giai đoạn đầu khoảng 6 tỉ USD.
Trung Quốc xây sân bay nước ngoài nhiều hơn xây trong nước
Dự kiến từ nay đến năm 2025, Trung Quốc sẽ xây thêm 136 sân bay mới nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng trong nước.
Tuy nhiên, ngoài một số vấn đề về an ninh, việc đặt chất lượng công trình lên hàng đầu khiến ít tập đoàn tư nhân góp mặt vào các dự án xây dựng sân bay của Trung Quốc.
Như Tổng công ty xây dựng quốc gia Trung Quốc (CSCEC), một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, chỉ được góp mặt vào 2 sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh (tỉnh Vân Nam) và Bảo An Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông).
Tuy nhiên, tình hình ở nước ngoài, đặc biệt tại châu Phi lại rất khác. Những sân bay do các công ty Trung Quốc (cả tư nhân lẫn sở hữu nhà nước) xây mọc lên nhanh chóng tại các nước như Kenya, Mali, Mauritius, Mozambique, Nigeria, Cộng hòa Công, Togo…
(Theo TTO) DUY LINH

Vụ án lịch sử của ngành y

Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ chấn động Hà Nội: Chân dung vị bác sĩ tài giỏi

 Cập nhật lúc 14:58   
Nhằm cơm không lành- canh không ngọt, vị giám đốc Bệnh viện nhi - Nhân tài của nền y học Việt Nam đã lập kế hoạch sát hại vợ.
Nhằm mục đích đi theo người tình, vị giám đốc Bệnh viện nhi – Nhân tài của nền y học Việt Nam đã lập kế hoạch sát hại vợ bằng cách vô cùng hoàn hảo.
Vụ án tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi, người xấu số sẽ phải ôm nỗi oan khuất xuống cửu tuyền thì bất ngờ sự thật lại được hé lộ từ chính những tiếng khóc trong đám tang. Đăng tải kỳ án này để thấy rằng, cuộc đấu tranh với tội phạm, với cái ác không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Trước khi viết lại tỷ mỉ câu chuyện về vụ án từng gây chấn động Hà Nội, vì những lý do tế nhị chúng tôi xin không đăng tải tên thật của những người liên quan trong vụ án.
Tuy nhiên, câu chuyện này được kể lại bởi chính Trưởng ban chuyên án, người trực tiếp tham gia chỉ đạo, điều tra từ đầu cho đến cuối.
Chính vị trưởng ban này sau đó đã trở thành Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an nhưng đối với ông, đây là một trong những kỷ niệm sâu sắc bậc nhất đối với cuộc đời của mình.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng.
Chân dung vị bác sĩ tài giỏi
Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhiều thanh niên trí thức của Việt Nam đã được đưa sang Liên Xô (nay là Nga và 1 số nước Đông Âu) tu nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp họ trang bị kiến thức chuyên môn trở về cống hiến cho Tổ quốc.
Trần Hữu Chính (tên thật đã được thay đổi), một sinh viên y khoa được đào tạo bài bản ở Liên Xô, khi trở về Việt Nam được coi là bác sĩ đầu ngành về chuyên khoa Nhi.
Sau một quá trình công tác, với học thức chuyên sâu, kinh nghiệm và khả năng vượt trội, Trần Hữu Chính được giao trọng trách giữ vị trí Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Lúc này, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn còn nằm tại đường Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm về sau mới chuyển về đường Đê La Thành, quận Ba Đình.
Vị trí Bệnh viện Nhi trước kia nay đã trở thành Bệnh viện Tim Hà Nội. Mặc dù trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ cả về cơ sở vật chất lẫn thuốc men nhưng với tài năng của mình bác sĩ Chính đã trực tiếp cho rất nhiều bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch cùng với đó là đưa ra những pháp đồ điều trị hết sức hiện đại.
Vợ của Chính là chị Nguyễn Thật Thu (tên thật cũng đã được thay đổi), là y tá của Bệnh viện Nhi. Chị Thu được coi là hoa khôi của ngành y Hà Nội khi đó. Chính vì thế mối tình với bác sĩ Chính được mọi người đánh giá là cặp đôi trai tài, gái sắc.
Sau một thời gian yêu đương, cũng tới ngày bác sĩ Chính và y tá Thu tổ chức đám cưới. Mặc dù vào thời điểm đó khó khăn chồng chất nhưng đám cưới của vị giám đốc bệnh viện chẳng thiếu bất cứ thứ gì. Khách mời đều là những cán bộ ở nhiều ngành cả bên chính quyền, y học, thậm chí cả bên công an, quân đội.
Nói không ngoa khi cặp đôi này đã trở thành hình mẫu của giới trẻ Hà Nội khi đó. Hàng ngày họ đưa nhau đến Bệnh viện làm việc trên chiếc xe đời mới, nhìn cảnh đó, không ít cô gái cảm thấy ghen tỵ với y tá Thu nhưng cũng chỉ biết tặc lưỡi mà an phận.
Dù nhiều người xung quanh vẫn còn gồng mình với khó khăn thì vợ chồng bác sĩ Chính sinh sống trong một điều kiện tương đối dư giả. Ngày y tá Thu thông báo đã có thai, nhân viên bệnh viên thay nhau đến chúc mừng, phần vì vị giám đốc Chính, phần là vì y tá Thu có cách sống giản dị, gần gũi nên ai cũng quý mến…
Mọi người bảo rằng, nếu lần này y tá Thu đẻ con trai thì đúng là cuộc đời mười phần cô có đủ cả mười chẳng mất đi bất cứ thứ gì. Bản thân bác sĩ Chính cũng rất tự hào, nhiều lần nói với đồng nghiệp, bạn bè rằng, sau khi vợ sinh nở xong sẽ làm đầy tháng thật to, bất luận là trai hay gái thì cũng sẽ tổ chức thật hoành tráng.
Bi kịch sau ngày vợ vượt cạn
Vốn dư giả về kinh tế, chồng lại là giám đốc nên khi mang bầu đến tháng thứ 5, thứ 6, y tá Thu đã không phải đi làm nữa mà chỉ có nhiệm vụ ở nhà nghỉ ngơi chờ ngày sinh nở.
Trong thời gian này, bác sĩ Chính vẫn đi làm rất đúng giờ, ngày nào cũng đến từ 7h sáng, có khi tối muộn mới ra về. Cũng do yêu cầu của công việc nhiều đêm bác sĩ Chính phải ngủ lại tại bệnh viện, nhiều bạn bè thường hay trêu đùa y tá Thu rằng, không tìm cách mà giữ chồng thì có ngày vị giám đốc sẽ ngủ miết bên ngoài không về nữa.
Nghe xong, y tá Thu chỉ cười rồi nói “vợ chồng tin nhau, nghĩ làm gì đến điều đó…” Nói là nói vậy nhưng đúng là y tá Thu trong thời gian mang thai ở nhà cũng lo lắng thật. Bác sĩ Chính là người có ngoại hình, lại là người đi học nước ngoài về nên cách giao tiếp rất hấp dẫn người đối diện, chưa kể đến vị trí giám đốc bệnh viện thì chuyện các cô gái khác vây quanh kể cả khi đã có vợ cũng chẳng có điều gì lạ.
Nghĩ vậy nhưng y tá Thu luôn vững tin rằng tình yêu sẽ giúp cho gia đình mình có được hạnh phúc và cứ thế cô ở nhà yên tâm lo cho đứa con sắp chào đời. Rồi thì y tá Thu cũng đến ngày sinh nở. Mẹ tròn con vuông, đứa bé kháu khỉnh sinh ra trong sự vui mừng của tất cả mọi người.
Bác sĩ Chính thì sau ngày vợ đẻ cứ ở nhà miết, chỉ có việc thật sự cần mới lên cơ quan giải quyết. Do được chăm sóc cẩn thận nên sau khi sinh nở, sức khỏe của y tá Thu rất tốt, những người có kinh nghiệm sinh nở đều bảo rằng, sức khỏe thế này thì chỉ vài bữa là có thể trở lại trạng thái như bình thường, tuy nhiên, dù sao vẫn phải kiêng cữ cho an toàn.
Tuy nhiên, điều lạ là sau khi sinh được 3 ngày, khi được đưa từ bệnh viện trở về nhà, y tá Thu bất ngờ mắc bệnh tiêu chảy. Chồng là bác sĩ đầu ngành, không khó để có thể đoán bệnh và kê đơn thuốc nhưng lạ thay, tình trạng của y tá Thu cứ ngày một xấu đi, uống bao nhiêu thuốc cũng chẳng có dấu hiệu thuyên giảm.
Mọi người xung quanh thấy làm lạ vì sau khi sinh, y tá Thu ăn uống, kiêng cữ rất cẩn thận, thức ăn chín, được nấu rất vệ sinh. Những món ăn tẩm bổ riêng đều được chính tay bác sĩ Chính nấu rồi đưa cho vợ nên không thể nào đổ lỗi cho ăn uống được.
Điều đáng nói là mặc dù sau đó được đưa vào bệnh viện khám phòng trừ việc bị hậu sản nhưng các bác sĩ cũng không đưa ra được kết luận gì, bệnh tiêu chảy vẫn ngày một trầm trọng hơn. Chỉ sau hơn 1 tuần sinh, từ chỗ là người khỏe mạnh, béo tốt, y tá Thu đã gầy dốc, thậm chí chẳng còn sức để mà ngồi dậy cho con bú nữa.
Gia đình cả hai bên lo lắng vô cùng, không biết bệnh tình ra sao, còn bác sĩ Chính thì dường như bất lực hoàn toàn với việc chữa trị bệnh cho vợ mình. 20 ngày sau khi sinh con, y tá Thu đột ngột qua đời trong sự bàng hoàng của tất cả mọi người.
Đám tang của y tá Thu diễn ra trong sự đau đớn của không biết bao nhiêu con người, khách quan đến viếng rất đông ở nhiều cơ quan, ngành nghề khác nhau.
Trong số những người đó có Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng. Vào thời điểm đó, ông đảm nhiệm vị trí Đội trưởng đội Cảnh sát bảo vệ cơ sở y tế chuyên đảm trách công việc bảo vệ an ninh, trật tự ở các bệnh viện vì vậy mà khi biết tin buồn của bác sĩ Chính, ông cũng đã đến để chia buồn.
Có mặt tại đám tang, ngoài những tiếng khóc ai oán của những người xung quanh, ông Phòng còn nghe thấy lời bàn tán của nhiều người về việc cái chết của y tá Thu là rất vô lý. Trước khi sinh nở y tá Thu hoàn toàn khỏe mạnh, cũng chẳng mắc bệnh gì cả nhưng tại sao sau khi sinh lại đổ bệnh tiêu chảy mà không thuốc nào chữa khỏi…
Ông Phòng chú ý nghe kỹ những lời bình luận đó và không hiểu sao lúc đó trong đầu ông nổi lên suy nghĩ rằng, có thể y tá Thu đã chết bởi một nguyên nhân khuất tất nào đó? Ra về với suy nghĩ đó, sau một thời gian đấu tranh tư tưởng ông quyết định mở cuộc điều tra để làm rõ cái chết của y tá Thu…
Sau khi đám tang kết thúc, cái chết của Thu bị rơi vào quên lãng nhưng các anh em trong phòng bảo vệ của tướng Phòng lúc đó đã ngồi lại với nhau bàn và cùng khẳng định cái chết của Thu vô cùng bí ẩn. Cùng nhất trí quan điểm nên mọi người trong phòng đều quyết tâm sẽ điều tra chân tướng sự thật về cái chết của Thu. Công việc bắt đầu và được phân công cụ thể cho từng người.
Sau Khi Bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ y tế đồng ý về việc mở cuộc điều tra về nghi vấn bác sĩ Chính giết vợ, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng khi đó trở thành trưởng Ban Chuyên án và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra.
Lúc này, tài liệu, chứng cứ đã tương đối đầy đủ, nhưng chỉ còn một chi tiết quan trọng nhất đó chính là bác sĩ Chính giết vợ bằng cách nào? Những nghi vấn dù là nổi cộm nhưng cũng chưa thể kết luận được rằng y tá Thu đã bị hác sĩ Chính đầu độc dẫn đến tử vong. Muốn có thể đưa ra kết luận một cách chính xác nhất thì chỉ còn duy nhất một biện pháp…
Lệnh công tác bất ngờ
Tổng hợp những tài liệu đã có được, Thiếu tướng Phòng chỉ đạo các trinh sát trong đội một mặt phải theo dõi toàn bộ các di biến động của bác sĩ Chính, mặt khác tiếp tục hoàn thiện các tài liệu điều tra, trong đó tập trung vào nguồn gốc dung dịch liqueur fowler đã được sử dụng như thế nào. Mặc dù nắm rõ được nguồn tin về việc bác sĩ Chính đã cấp liqueur fowler cho các bệnh nhân nhưng sau đó đã thu lại, nhưng lực lượng điều tra chưa thể khẳng định được vì không có nhân chứng và tài liệu. Trước tình thế này lực lượng điều tra buộc phải đi tìm những bệnh nhân đã được cấp liqueur fowler ở các tỉnh thành để tiến hành thu thập tài liệu.
Hàng chục trinh sát đã được phân công nhiệm vụ đi tìm gặp những bệnh nhân đã được bác sĩ Chính cấp liqueur fowler. Người đi Hòa Bình, người đi Vĩnh Phúc, rồi mũi di chuyển lên Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… Tất cả các trinh sát khi nhận nhiệm vụ đều được yêu cầu là phải thu bằng được toàn bộ các đơn thuốc mà bác sĩ Chính đã trực tiếp ký tên cấp thuốc, trong đó có liqueur fowler; đồng thời phải có biên bản làm việc với từng nhân chứng để họ ký tên xác nhận sự việc số liqueur fowler đã bị bác sĩ Chính lấy lại… Chỉ sau gần một tuần, toàn bộ những tài liệu này đã được thu thập đầy đủ và nó đã trở thành bằng chứng vô cùng giá trị trong tập hồ sơ điều tra về nghi vấn đối với bác sĩ Chính.
Tuy nhiên, đến lúc này thì một trong những yếu tố, then chốt nhất đó chính là tìm ra nguyên nhân cái chết của y tá Thu. Mặc dù nghi vấn y tá Thu đã bị bác sĩ Chính sát hại bằng thạch tín đã gần như rõ ràng, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp nạn nhân chết vì nguyên nhân ốm đau. Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai quật tử thi, xét nghiệm các mẫu phẩm lấy được từ thi thể y tá Thu thì mới có thể làm rõ được nguyên nhân cái chết.
Mặc dù đã có chủ trương khai quật tử thi, tuy nhiên, sau ngày vợ mất chiều nào bác sĩ Chính cũng xuống nghĩa trang để thắp hương. Nhiều người thấy sự tận tâm này đã vô cùng xúc động và cho rằng, bác sĩ Chính là một trong những người đàn ông số hiếm vẫn còn giữ được tình yêu đối với vợ mình mặc dù lúc này hai người đã ở hai thế giới. Tuy nhiên, chính vì bác sĩ Chính ngày nào cũng ra nghĩa trang thắp hương cho vợ nên việc khai quật tử thi khó có thể diễn ra.
Lúc đó, Thiếu tướng Phòng nhận định, là một Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Chính có rất nhiều mối quan hệ nên nếu như tiến hành khai quật khi chưa có kết luận chính xác về vụ việc thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Trong trường hợp y tá Thu tử vong vì nguyên nhân bệnh tật thì lúc đó mọi việc sẽ trở lên vô cùng rối ren, bác sĩ Chính hoàn toàn có thể khởi kiện lực lượng điều tra. Tính toán mọi biện pháp để có thể tiến hành được khai quật tử thi mà không thể tìm ra cách nào khả quan nhất, Thiếu tướng Phòng cho rằng, chỉ còn duy nhất một cách đó chính là bác sĩ Chính phải đi đâu đó công tác khoảng 4-5 ngày thì cuộc khai quật tử thi mới có thể thực hiện được.
Thiếu tướng Phòng lên gặp Thứ trưởng Bộ Y tế thời điểm đó là Vũ Văn Cẩn để trình bày. Sau khi nghe Thiếu tướng Phòng trình bày, Thứ trưởng Cẩn đã đồng ý giúp đỡ và khẳng định sẽ để bác sĩ Chính đi công tác khoảng 4 – 5 ngày được. Rất may lúc đó, Bộ Y tế có một hội thảo về khoa học điều trị bệnh nhân là trẻ em tổ chức tại Quảng Ninh diễn ra trong 5 ngày gồm cả các chuyên gia nước ngoài, ngay lập tức Thứ trưởng Cẩn thông báo cho bác sĩ Chính xuống đó để tham gia. Nhận được lệnh điều động từ Bộ Y tế, bác sĩ Chính lập tức chuẩn bị lên đường xuống Quảng Ninh và toàn bộ thời gian, lịch trình chuyến công tác này đều được thông báo cặn kẽ cho phía lực lượng điều tra.
Cuộc khai quật trong đêm
Nắm bắt chắc chắn được lịch trình chuyến công tác của bác sĩ Chính, Thiếu tướng Phòng lập tức báo cáo sự việc lên Bộ Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đồng thời thông báo cho lực lượng pháp y của Bộ Quốc Phòng vào cuộc trực tiếp tiến hành khai quật và giám định các mẫu phẩm. Việc nhờ lực lượng pháp y bên Bộ Quốc Phòng để đảm bảo sự công bằng cho quá trình giám định, thể hiện tính khách quan cho toàn bộ tài liệu điều tra. Bên cạnh đó, trong quá trình báo cáo với các cơ quan liên quan, Thiếu tướng Phòng cũng đề xuất tất cả những cơ quan này đều phải có mặt trong buổi khai quật để trực tiếp chứng kiến và ký nhận vào bình niêm phong đựng mẫu phẩm.
Đúng vào ngày rằm của tháng Giêng năm 1962, sau khi Ban quản lý Nghĩa trang Văn Điển đã đồng ý hỗ trợ buổi khai quật tử thi, Thiếu tướng Phòng đã quyết định tiến hành vì ngay buổi chiều hôm trước bác sĩ Chính đã xuống Quảng Ninh và có sự xác nhận từ dưới đó. Buổi khai quật tử thi có sự hiện diện của đầy đủ đại diện của các cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền để xác nhận. Vào thời điểm này, thi thể y tá Thu đã phân hủy rất mạnh, nhưng vì nhiệm vụ phải thực hiện nên lực lượng pháp y của Bộ Quốc Phòng đã thực hiện hết sức cẩn thận và đúng với nguyên tắc, chức năng của mình.
Khi nắp quan tài chứa thi thể của y tá Thu bật lên, lực lượng pháp y đã vào cuộc tiến hành lấy mẫu phẩm từ thi thể y tá Thu. Theo quy định tất cả sẽ phải tiến hành lấy 10 mẫu phẩm cả nội tạng và các cơ quan bên ngoài như tóc, móng tay… Các bác sĩ pháp y tiến hành rất cẩn thận, các mẫu phẩm đều được đưa vào những lọ thủy tinh, có dung dịch bảo quản theo quy định. Sau khi mỗi mẫu phẩm được cho vào lọ, lực lượng pháp y sẽ tiến hành niêm phong, toàn bộ đại diện các cơ quan liên quan có mặt tại cuộc khai quật đều phải ký tên xác nhận niêm phong.
Các mẫu phẩm được lấy hết sức cẩn thận, sau hơn 1h tiến hành khai quật, cuộc pháp y đã hoàn thành, 10 mẫu phẩm được niêm phong theo quy định và mọi người bắt đầu tiến hành chôn cất lại thi thể của y tá Thu. Để cẩn thận, trước đó, lực lượng chôn cất của nghĩa trang Văn Điển đã chuẩn bị sẵn những áo cỏ đã xanh tốt để đắp lên mộ, sau đó cẩn thận ghép lại giống như mộ còn nguyên vẹn không bị khai quật. Thậm chí, trước khi tiến hành khai quật, Thiếu tướng Phòng còn quan sát rất kỹ lưỡng toàn bộ ngôi mộ để sau đó có thể hoàn lại như cũ, hoa cùng bát hương cũng được đặt lại vị trí cũ.
Mười mẫu phẩm được đưa về để lực lượng giám định của Bộ Quốc Phòng tiến hành phân tích. Trong suốt quá trình này, công tác điều tra vẫn diễn ra một cách bí mật nhưng sự lo lắng là không thể tránh khỏi. Chưa biết kết quả giám định 10 mẫu phẩm sẽ ra sao nhưng nếu như bác sĩ Chính mà phát hiện ra việc mộ vợ mình đã bị khai quật thì chắc chắn sẽ có chuyện. 5 ngày sau chuyến công tác trở về, ngay trong buổi chiều cùng ngày bác sĩ Chính đã lập tức đạp xe xuống nghĩa trang Văn Điển để thăm mộ vợ.
Cho đến bây giờ, những người đã từng chứng kiến vụ án đó vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng bởi những thủ đoạn che giấu tội vô cùng tinh vi của kẻ sát nhân.
Chân dung kẻ sát nhân dần lộ diện
Trong một lần xuống địa bàn giám sát, một trinh sát trong phòng bảo vệ y tế đã được một người ở Trường đại học Dược trung ương cho biết, cách ngày Thu mất đúng 1 tuần bác sỹ Trần Hữu Chính đã đến xin 3 gam acxenic. Với thông tin này, những người trong đội của thiếu tướng Phòng đã dám kết luận cái chết của Thu lúc đó là có sự bí ẩn. Phương án điều tra ngay lập tức được tiến hành. Việc đầu tiên là một trinh sát lúc đó đã xuống ngay trường Đại học Dược xin quyển số ghi nhận Chính đã xin Thạch tín. Trong quyển sổ này có ghi rất rõ ngày tháng Chính xin Thạch tín và có cả chữ ký của y.
Với những bằng chứng ban đầu và liên hệ với những thông tin đã thu thập được, đội điều tra của thiếu tướng Phòng đã đưa ra sự nghi vấn về việc liệu có thể Thu đã bị chính Trần Hữu Chính đầu độc bằng thạch tín. Nhưng đây chỉ là sự phỏng đoán của những anh em trong đội! Tuy nhiên, bởi sự nghi vấn này mà công tác điều tra về cái chết bí ẩn của Thu đã được đội bảo vệ y tế và thiếu tướng Phòng lúc đó triển khai với nghi vấn ban đầu là Trần Hữu Chính
Công tác điều tra của đội bảo vệ y tế do thiếu tướng Quang Phòng đứng đầu vẫn diễn ra một cách bí mật nhưng việc trinh sát thu quyển số ghi nhận Chính đã đến trường y dược xin thạch tín đã đến tai y. Sợ bị công an nghi ngờ và sẽ điều tra về số thạch tín đã đi xin, Chính đã nói chuyện mấy người bạn thân thiết của mình rằng, đúng là có xin 3 gam thạch tín về để chế thuốc nhưng để trong túi áo khi đi đường đã rơi mất. Trong khi đó, Thu lại vừa chết chắc chắn công an sẽ phải điều tra việc mình xin thạch tín. Tình ngay lý gian không giải thích thế nào nếu như công an hỏi!
Nhóm bạn hoàn toàn tin lời của Chính , và cùng nghĩ được cách “chữa cháy” cho y. Với trình độ của những bác sỹ đã được đi tu nghiệp ở nước ngoài về không khó để họ nghĩ ra cách giúp bạn. Lúc đầu có người bảo Chính là xin về để chế thuốc thử nghiệm nhưng đó cho con khỉ uống, bây giờ nó đã chết và mang đi chôn… Nhưng Chính lại bảo, nếu công an hỏi con khỉ đó chôn ở đâu thì biết đường nào trả lời? Nhóm bạn Chính nghĩ ra rất nhiều cách khác nhau, nhưng đều không khả quan. Một người mách nước cho Chính rằng cứ nói với công an là xin 3 gam thạch tín đã xin ở trường dược đã được chế ra dung dịch liqueur fowler dùng để điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh việc này, Chính sẽ đi xin các anh em trong ngành mỗi người một ít để bù vào. Thực tế lúc đó, để chuyển 3 gam thạch tín ra dung dịch để chưa bệnh phải cần điều chế với 1/2 lít nước cất. Chính vì lẽ đó mà Chính phải đi xin bằng được số dung dịch liqueur fowler mới đó mới có thể giải thích được với cơ quan điều tra.
Những ngày sau đó, Chính đã đến tất các các bệnh viện cũng như cơ sở y dược có bạn bè mình công tác để xin dung dịch liqueur fowler. Trong số đó, Chính có đến gặp bác sỹ Trịnh Kim Ảnh là giám đốc bệnh viện Việt Xô thời điểm đó. Vì Chính cũng là một người có vị trí trong ngành y lúc đó nên bác sỹ Trịnh Kim Ảnh đã ký cấp cho Chính 10cc liqueur fowler. Chính còn đến rất nhiều chỗ khác để xin nhưng cũng không thể đủ được số dung dịch liqueur fowler chế từ 3 gam thạch tín kia. Tuy nhiên, việc Chính đến đâu, xin ai đều được lực lượng trinh sát nắm rất rõ do có quần chúng báo tin. Mọi giấy tờ y ký nhận liqueur fowler đều được trinh sát đã ngay lập tức thu thập lại một cách đầy đủ.
Vì không thể gom đủ số lượng dung dịch liqueur fowler nên Chính đã nghĩ ra một cách sẽ kê vào đơn thuốc của các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện có thành phần dung dịch này. Thực hiện ý đồ của mình, Chính đã viết vào đơn thuốc của rất nhiều bệnh nhân, kể cả những người chỉ bị những bệnh nhẹ như  sốt, ho, cảm cúm bình thường. Sau khi đã cho bệnh nhân đi lấy thuốc, Chính dặn họ quay lại để hướng dẫn cách uống và lúc đó y sẽ thu lại số liqueur fowler mà bệnh viện đã phát ra.
Để thực sự yên tâm với việc đã lấy lại dung dịch liqueur fowler không bị ai phát hiện, Chính chỉ cho thành phần này vào những đơn  thuốc của bệnh nhân tỉnh xa thuộc những vùng cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lao Cai… Nhưng tất cả các việc làm này đã không thể qua được mắt lực lượng trinh sát. Thiếu tướng Phòng lúc đó đã phải huy động lực lượng cả phòng đi đến tận những tỉnh xa nơi có bệnh nhân được Chính kê đơn thuốc, sau đó điều tra về việc họ có được nhận liqueur fowler hay không? Tất cả đều khẳng định rằng Chính đã thu lại số liqueur fowler mà bệnh viện đã phát. Đơn thuốc cũng như cam kết của tất cả các bệnh nhân đều được lực lượng trinh sát thu thập đầy đủ.
Kết luận xét nghiệm từ cuộc khai quật tử thi bí mật
Yếu tố căn bản của vụ án này là phải chứng minh được trong người Thu có chất acxenic. Trong khi đó, lúc Thu chết tại bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ ở đây đã yêu cầu tiến hành pháp y tử thi nhưng Chính đã tha thiết xin không được làm. Chính nói với các bác sỹ, Thu mất quá nhanh lại vừa sinh con xong nếu như phải mổ sẻ thì càng thêm đau đớn. Phần vì thấy lời nói đó cũng có tình có lý phần vì Chính là khá có ảnh hưởng trong ngành y tế lúc đó nên Phó phòng Chính trị bệnh viện Bạch Mai đã không cho tiến hành giải phẫu tử thi của Thu , nhưng đó chỉ là điều khiến Chính qua mắt lực lượng điều tra.
Cục quân y đã trực tiếp xét nghiệm các mẫu phẩm X-715, sau khi thử nghiệm với những chất độc bay hơi rồi đến mã tiền, thủy ngân… đều không thấy có trong các mẫu phẩm. Bằng phương pháp tiên tiến nhất các bác sỹ đã tìm thấy trong tất cả các mẫu phẩm đều có chứa hàm lượng rất cao chất acxenic. Kết luận xét nghiệm đã khẳng định, trong thi thể của Thu chứa rất nhiều thạch tín và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô. Xâu chuỗi lại tất cả các chứng cớ cũng như tài liệu đã thu thập được, lúc này thiếu tướng Phòng đã chính thức khẳng định Chính đã đầu độc vợ mình bằng acxenic.
Sau khi có kết luận xét nghiệm, hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và đến tận tay Viện Trưởng Hoàng Quốc Việt. Tiếp đó, hồ sơ vụ án được chuyển sang tòa án và Trần Hữu Chính được triệu tập ngay lập tức. Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, công tố viên Nguyễn Quang Dụ, thuộc tòa án Hà Nội đã gặp trước Chính . Lúc đầu Chính khăng khăng chối tội khi y vẫn chưa biết quá trình điều tra đã hoàn thành. Y vẫn khẳng định rằng lượng liqueur fowler đã được cấp phát cho bệnh nhân ở các tỉnh. Tuy nhiên, với những chứng cớ mà thiếu tướng Quang Phòng và anh em trong phòng thu thập được, Chính đã phải nhận tội và hắn đã nhận giết vợ bằng thạch tín.
Sự hối lỗi muộn màng
Phiên tòa xét xử Chính thu hút được sự quan tâm đặc biệt của quần chúng đặc là những người trong ngành y. Ai lấy đều tỏ ra phấn nộ trước hành vi giết người cực kỳ dã man của Chính . Kẻ sát nhân là một bác sỹ đầu ngành được rất nhiều người bấy lâu nay vẫn kính phục. Gia đình của Chính cũng như Thu đều rất bất ngờ bởi ẩn sau vẻ bề ngoài đường hoàng của một giám đốc bệnh viện là một kẻ giết người tinh vi và sảo quyệt. Phiên tòa diễn ra khá nhanh khi các luật sư biện hộ cho Chính không thể phản biện được trước những chứng cớ vô cùng xác đáng. Những bằng chứng, những hồ sơ giấy tờ mà thiếu tướng Phòng và anh em cùng đơn vị thu thập được đã không cho các luật sư một cơ hội để cãi tội cho Chính .
Nguyên nhân dẫn đến Chính giết vợ xuất phát từ lục đục gia đình, khi hai vợ chồng y liên tục xảy ra những mẫu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng giữa Chính và Thu luôn trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Chính khai rằng, có những lần vợ chồng y cãi nhau, khi y đi về nhà lúc nửa đêm Thu đã không mở cửa cho vào và bắt y phải ngủ ngoài hè ngay khi giữa trời đêm đông. Và y nghĩ sẽ giết chết Thu vì cô đã đối xử tệ với y.
Với những trình độ y học trong tay, Chính đã nghĩ ra một kế hoạch rất kín đáo để che dấu cho hành động thú tính của mình. Kế hoạch sát hại thật hoàn hảo nhưng tội ác không thể nào lọt lưới được công lý. Chân dung một kẻ sát nhân phía sau vẻ bề ngoài của một ông bác sỹ đường hoàng đã bị lật tẩy.
Với việc phá được chuyên án này, phòng bảo vệ y tế do tướng Phòng đã được bộ Công an lúc đó khen thưởng hết lời. Những bác sỹ lưu dụng trước làm cho Pháp khi nghe về quá trình phá vụ án này đã ví như là một cuốn tiểu thuyết trinh thám gay cấn và đầy hấp dẫn. Với thiếu tướng Quang Phòng, yếu tố để phá vụ án này là lực lượng công an đã được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Sức mạnh tập thể và ý chí quyết tâm của người Công an nhân dân là yếu tố then chốt trong việc đưa một vụ án tưởng như đã chìm sâu vào bí mật ra ánh sáng công lý. Với sự giúp đỡ của những cơ quan ban ngành như Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Bộ Y tế… công tác điều tra của tướng Phòng đã hoàn thành một cách xuất sắc trước sự thán phục của nhiều người.
Theo ĐY/phapluatxahoi.vn
Từ Anh trở về, tôi không dám đi ăn tiệm sang ở Việt Nam
Cập nhật lúc 09:32

"Tôi không vì sĩ diện mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những quán hàng đắt đỏ, quá cao so với thu nhập của mình", chị Huyền cho biết.
Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 35 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.
 Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.
Kết quả hình ảnh cho giới trẻ với quán kem đắt đỏ tại Hồ Gươm hà nội
Ảnh minh họa
"Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.
Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lí sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.
Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".
Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác. 
Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.
Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa.Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?
Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".
(Theo VnExpress) Nguyễn Thị Thu Huyền