08:31
CNOOC
không thể đánh lừa công luận
Trung Quốc không thể buộc dư
luận quốc tế hiểu theo hướng khu vực lãnh hải mời thầu thuộc chủ quyền của
mình, chỉ bằng một động thái mời thầu.
Trao đổi với Thanh Niên, các chuyên gia quốc tế
cho rằng việc Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời
thầu quốc tế 26 lô dầu khí - trong đó có lô 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý - không thể mang lại kết quả cho
những tham vọng “tiêu cực” mà Bắc Kinh nhắm tới.
Tiếp tục có động thái mời thầu quốc tế chỉ để nhận được sự
phản đối vi phạm chủ quyền liên tục từ Việt Nam, có phải Trung Quốc đang cố tình
cho dư luận quốc tế thấy vùng mời thầu đương nhiên thuộc chủ quyền của mình,
thưa ông?
TS Euan Graham (Trường nghiên
cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang -
Cũng cần lưu ý, CNOOC có những toan tính cho riêng mình
với tư cách là một doanh nghiệp. Lợi nhuận của họ giảm 19% trong 6 tháng đầu
năm so với cùng kỳ năm ngoái vì phải đóng cửa mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất của mình
là Penglai 19-3. CNOOC bị áp lực phải tăng doanh thu. Vì thế, kết hợp với
việc mời thầu 9 lô hồi tháng 6, động thái mới nhất cho thấy CNOOC đang muốn
cải thiện doanh thu lẫn khẳng định cái gọi là chủ quyền.
GS Mohan Malik (Trung tâm nghiên cứu an
ninh châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ): Cả thế giới đều biết rằng vấn
đề biển Đông phải luôn được giải quyết trên cơ sở đa phương trong một bối
cảnh đa phương. Không có chỗ cho “nếu” và “nhưng”. Do vậy, tôi tin rằng Trung
Quốc sẽ chuốc lấy thất bại nếu tiếp tục giải quyết vấn đề theo cách họ đang
làm.
Điều đó có nghĩa là rất ít khả năng có một công ty dầu khí
nào đó quan tâm tới lời mời thầu lần này?
Ông Huang Xinhua (Chuyên gia địa chất
thuộc Công ty tư vấn năng lượng HIS): Tôi nghĩ không một công ty nào
cho rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh chấp tại khu vực mời thầu. Đây
chỉ là một hoạt động thường niên của CNOOC. Chưa rõ lô 65/12 sẽ được xử lý
như thế nào, nhưng năm ngoái CNOOC mời thầu ở lô 65/24 mà cho đến giờ có công
ty nào quan tâm đâu.
TS Graham: Bắc Kinh cho
rằng đợt mời thầu tháng 6 rồi thu hút sự quan tâm của các công ty nước ngoài,
nhưng tôi không biết tìm bằng chứng ở đâu để tin vào tuyên bố đó. Như tôi đã
nói, việc mời thầu của CNOOC cũng nhằm mục đích tiêu cực: ngăn chặn các đối
tác hiện thời và tương lai của Việt
GS Carl Thayer (Học viện Quốc
phòng Úc): Theo kinh nghiệm quá khứ, Trung Quốc từng không giữ lời
hứa đối với các công ty nước ngoài tranh thủ cơ hội muốn lấy lòng nước này.
Chấp nhận tham gia đấu thầu, đối với mọi công ty là chấp nhận đánh cược vào
rủi ro.
Việc Ấn Độ và Trung Quốc vừa nối lại thỏa thuận cùng đấu
thầu và khai thác dầu khí trên toàn thế giới ảnh hưởng như thế nào đối với
việc Tập đoàn ONGC (Ấn Độ) cam kết khai thác dầu khí tại biển Đông với Việt
Nam?
GS Malik: Đúng là có
thỏa thuận đó cộng với thỏa thuận hợp tác năng lượng vào năm 2006 giữa hai
nước. Nhưng từ đó cho đến nay, hầu như không có hợp tác năng lượng nào được
tiến hành giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên thế giới, ngoại trừ tại 2 nước Syria
và Sudan.
Lý do là trong thỏa thuận hợp tác, Trung Quốc đã đưa ra
quá nhiều điều kiện chỉ có lợi cho nước này và do vậy, không có gì để nghi
ngờ về quyết tâm hợp tác khai thác dầu khí vì mục đích hòa bình giữa Ấn Độ và
Việt
An Điền (Thanh Niên)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét