Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Gái Tây vào Sài Gòn bán dâm

Cập nhật lúc 16:54  

(Tin tức thời sự) - Nếu không coi mại dâm là một nghề, khi hội nhập, mại dâm nước ngoài tràn vào sẽ rất khó quản lý.
Ông Vương Duy Bảo – Cục phó Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa) lo ngại.  
Thẳng thắn thừa nhận, mại dâm là một vấn nạn gây phiền toái, bức xúc cho xã hội, tuy nhiên, ông Bảo khẳng định để xóa bỏ hoàn toàn loại hình này là điều không thể. Thực tế đã cho thấy, ngay từ khi loài người ra đời thì hình thức này cũng đã song hành tồn tại như một thành phần không thể tách rời.

 Gai Tay vao Sai Gon ban dam
Ảnh minh họa
Ông cho biết, theo thời gian, nó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn, với quy mô lớn hơn, phức tạp hơn. Nhìn nhận điều này, nhiều nước trên thế giới đã không còn coi đây là một tệ nạn đáng bị lên án mà họ coi đó là một nghề.
Ngay cả ở Trung Quốc, được coi là một nước có nền văn hóa rất nghiêm khắc thì loại hình này vốn cũng đã ngầm được thừa nhận từ rất lâu. Ngay trong các đời xa xưa, ở Trung Quốc cũng đã hình thành những khu phố đèn đỏ, khu thanh lâu được coi là nơi hoạt động của gái mại dâm.
Đồng tình với nhận định cho rằng Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan, nhưng ông cho rằng nếu đã không thể xóa bỏ nó thì phải chăng nên thừa nhận nó, coi đó như một nghề để quản lý.
Đã rất nhiều biện pháp đưa ra, song bao nhiêu năm qua mại dâm không những giảm mà ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều hơn. Ngay trong báo cáo của Hà Nội vừa qua cũng cho thấy có tới mấy vạn gái mại dâm, lãnh đạo thành phố cũng phải thừa nhận không thể quản lý được và mại dâm vẫn phát triển mạnh mẽ. “Tại sao lại như vậy, sự thật là chúng ta đang cố tách rời nó khỏi cuộc sống của loài người, chúng ta đang cố làm điều không thể”, ông Bảo chia sẻ.
Ông Bảo cho rằng, gìn giữ những giá trị văn hóa, đạo đức là cần thiết tuy nhiên cũng không nên quá bảo thủ.
Gái mại dâm cũng là con người, họ cũng phải làm việc và phải lao động bằng sức lực của chính họ, họ cũng cần được bảo vệ.
Ông lo ngại, nếu cứ áp dụng nguyên tắc một cách cứng nhắc thì tệ nạn này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác. Cụ thể ở đây là tình trạng bệnh tật, ma túy, nghiện hút, thất nghiệp gia tăng dẫn tới những bất ổn trong xã hội.
Hơn nữa, khi cấm mại dâm hoạt động trong nước họ sẽ hoạt động chui lủi, mại dâm trá hình hoặc chạy sang nước ngoài bán dâm. Nhiều người đã từng lo ngại, việc này có thể khiến chúng ta vừa không quản lý được mà vừa để chảy mất nguồn ngoại tệ lớn.
Vấn đề nữa, ông Bảo cảnh báo khi hội nhập, gái mại dâm nước ngoài sẽ tràn vào tron nước khi đó thì khó mà quản lý được.
Thực tế, ông cho biết, hiện nay cũng đã có gái mại dâm Tây (bao gồm cả nam và nữ) đã vào Việt Nam bán dâm dưới nhiều hình thức ở Sài Gòn.
“Một khi mại dâm nước ngoài vào Việt Nam thực hiện bán dâm, cơ quan quản lý sở tại cũng sẽ rất khó xử lý. Về mặt pháp lý, bán dâm, mua dâm là cấm tuy nhiên nếu nói là cho dâm, tặng dâm thì cũng khó có thể xử lý được người ta”, ông Bảo cho biết.
Lập khu nhạy cảm chứ không cho phép
Trao đổi với Đất Việt, ông Lê Minh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cũng thừa nhận, từ thời cổ chí kim mua bán mại dâm là nhu cầu sinh lý có thật và hiển nhiên tồn tại dù muốn hay không muốn thừa nhận nó. Nhà nước đã có nhiều giải pháp để dẹp bỏ hoạt động này nhưng đó cũng chỉ là ý muốn chứ khó có thể dẹp bỏ hoàn toàn được. Chúng ta nên chấp nhận rằng hoạt động mại dâm sẽ còn tồn tại cùng với sự phát triển của loài người.
“Trước đây, khoảng 4-5 năm Bộ LĐTB&XH từng đề xuất lựa chọn Hà Nội, TP.HCM, Nam Định sẽ là hai tỉnh thí điểm có "phố đèn đỏ", nhưng phong tục tập quán của Việt Nam còn rất nặng nề. Tâm lý những người Việt Nam chưa thể chấp nhận có người thân trong gia đình hành nghề mại dâm.
Tuy nhiên, tôi vẫn nói rằng "giải pháp đó vẫn phải làm, chỉ là thời điểm nào người dân có thể chấp nhận được".
Cứ nhìn từ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia rõ ràng về tâm lý, phong tục người Việt Nam vẫn khắt khe hơn cả nhưng lại không thể phủ nhận đó là nhu cầu thực tế. Và vì thế, Việt Nam vẫn là nước bán dâm nhiều nhất, không chỉ trong nước, họ còn ra cả nước ngoài để tổ chức mua bán dâm.
Điều này vô tình đã làm chảy máu nguồn ngoại tệ ra nước ngoài, nếu quản lý hiệu quả có thể người nước ngoài phải đến Việt Nam để mua dâm thay vì người Việt Nam chạy sang nước ngoài để bán”, ông Hùng cho biết.
Vị lãnh đạo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cũng cho biết, tại Việt Nam có những địa điểm dù không thừa nhận nhưng mặc nhiên hiện nay nó vẫn trở thành thương hiệu như Quất Lâm, Sầm Sơn...
“Tôi cho rằng khi mà chưa thể có được một giải pháp hài hòa thì nên lựa chọn cách thực hiện như chợ tình Trung Quốc. Đó là nơi chuyên phục vụ những người có nhu cầu, ở đó họ ra vào tự nhiên nhưng họ được tư vấn phòng bệnh, thực hiện tình dục an toàn cho xã hội.
Tất nhiên, nhà nước sẽ thu thuế và gái mại dâm ở đây được coi là một nghề”, vị này kiến nghị.
Tại TP.HCM, hơn một lần các ý kiến đã đề xuất lập "khu nhạy cảm" tại khu vực này. Ông Lê Văn Quý, Chi cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM đồng tình với chủ trương phải có quy hoạch khu vực dịch vụ nhạy cảm ở một số tỉnh thành. Nơi thí điểm là địa phương trọng điểm về tình hình mại dâm, như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
Theo giải thích của ông Quý, việc gom các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội thành một khu riêng để dễ quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người lao động về tiền lương, bảo hiểm, sức khỏe, y tế và nhiều vấn đề khác.
Thực tế cho thấy hầu hết quận, huyện trên địa bàn TP đều tồn tại các điểm kinh doanh nhạy cảm như karaoke, matxa, hớt tóc gội đầu... mà tiếp viên nữ là chủ yếu. Nếu chỉ ngồi gần khách hàng phục vụ đồ ăn, nước uống, nói chuyện, ca hát, đụng chạm tay chân... pháp luật không cấm.
Vì vậy, đề xuất này nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là làm sao kéo giảm tình trạng mại dâm và đảm bảo an toàn về sức khỏe con người, tránh lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, cùng với đó là đảm bảo về an ninh trật tự.
Tuy nhiên, ông Quý cũng nhấn mạnh, lập khu nhạy cảm không phải là hợp thức hóa hay ngầm thừa nhận mại dâm là một nghề.
Ông định nghĩa: Khu “nhạy cảm” sẽ chỉ là nơi tập trung các dịch vụ “nhạy cảm” chứ không có nghĩa cho phép mại dâm, kích dục trong khu vực này.
(Theo ĐVO) Lam Lam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét