Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

 Tăng giá điện – câu chuyện nực cười!

Cập nhật lúc 08:11                 

(Doanh nghiệp) - 'Chỉ đạo của Thủ tướng vẫn phải thực hiện nhưng giá điện vẫn phải tăng'... Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thắng Hải. 

Ông Hải giãi bày, tăng giá điện là điều bất khả kháng, đó là giải pháp bắt buộc vì hiện nay giá điện vẫn đang được bán đưới giá thành. "Vấn đề hiện nay là tăng bao nhiêu, tăng lúc nào mà thôi", ông Hải nói.
Tại sao lại có điều nghịch dị này, trong khi nhiều ngày qua Thủ tướng liên tục có văn bản chỉ đạo yêu cầu EVN và Bộ Công Thương phải rà soát, có các biện pháp cụ thể, quyết liệt để giảm mạnh giá thành, trong đó có vấn đề hao hụt điện năng và tăng năng suất lao động. 
Điện còn tăng giá nhiều?
Điện còn tăng giá nhiều?
Chỉ đạo của Thủ tướng ở đây được ông Hải lý giải là phải hiểu điều hành giá điện theo cơ chế thị trường. Với chỉ đạo như vậy thì giá điện sẽ còn phải tăng nhiều.
Cho rằng đó là hai vấn đề khác nhau, ông Hải cho hay, "Chỉ đạo của Thủ tướng thì vẫn phải làm nhưng việc tăng giá điện vẫn phải tăng. Không còn cách nào khác".
Giải thích này có vẻ hợp lý trong bối cảnh Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng, nếu không tăng giá điện EVN sẽ phá sản.
Nhất là trong bối cảnh lãnh đạo EVN phải thừa nhận đang loay hoay tính kế xử lý khoản lỗ gần 17.000 tỉ đồng trong năm 2015.
"Với tình trạng nợ nần như hiện nay của EVN mà giá điện bán lẻ vẫn dưới mức giá thành thì ngành điện sẽ không thể chịu đựng được lâu dài, thậm chí EVN sẽ phá sản", ông Hải nói.
Nhiều ý kiến băn khoăn, tăng giá điện có phải giải pháp nhằm cứu 'đứa con cưng" của Bộ Công Thương?
Đề xuất ngược
Bàn về vấn đề giá điện, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương, EVN đang phải đối mặt là tập đoàn này đang nợ đầm đìa... Tất cả những việc này Nhà nước phải tính toán để tìm cách giải quyết. Và đề xuất tăng giá điện là một cách nhằm bù đắp, giảm bớt những chi phí trong quá trình thực hiện các biện pháp căn cơ, có tính lâu dài hơn.
Tuy nhiên, đề nghị tăng giá điện đúng trong bối cảnh các yếu tố đầu vào trong cơ cấu giá thành điện đều giảm. Cụ thể, giá dầu và khí giảm mạnh hơn 6 tháng qua, nguồn thuỷ điện trong nước dồi dào, giá than thế giới cũng đang tuột dốc... là nằm trong cách điều hành độc quyền của ngành điện Việt Nam.
"Bất cứ ai nằm trong thế độc quyền bao giờ cũng tìm cách để phát huy lợi thế của độc quyền. Do vậy, nếu không giải quyết được vấn đề này thì không bao giờ đưa được giá cả theo cơ chế thị trường", ông Phạm Tất Thắng chỉ rõ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan gay gắt cho rằng: "Vị nào phát biểu EVN sẽ phá sản nếu không tăng giá thực sự không có căn cứ gì!". Theo bà Lan, giá xăng dầu đang giảm mạnh đáng lẽ phải giúp cho giá thành của ngành điện giảm xuống.
"Trong khi các yếu tố đầu vào không hề tăng, thậm chí đang giảm mà ngành điện không chịu giảm giá, đã thế lại còn đòi tăng quả là chuyện rất nực cười", bà nói.
(Theo Đất Việt) Vũ Lan
Tựa đề của Kinh Bắc

Lãnh đạo Bộ CT có thể cuyển sang làm nghề "thầy cãi" được vì họ giải thích chỉ đạo của Thủ tướng quá giỏi. Thủ tướng nói phải tìm cách giảm giá điện nhưng họ nói: "... nhưng dù sao giá điện vẫn phải tăng"!!! Lần nào nêu lý do tăng giá họ cũng đưa khoản lỗ khủng ra nhưng giá tăng bao nhiêu lần thì khoản lỗ vẫn sờ sờ ra đó, tựa như lương khủng của lãnh đạo EVN cũng vậy.
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét