Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

20:30

Mỹ 'nhúng chàm' khi can thiệp vào Libya

Dù hạn chế tối đa trong việc trực tiếp can dự vào Libya nhưng những hành động vừa qua của Mỹ vẫn khiến nước này mang tiếng xấu.

Trường hợp Libya cho thấy sự mơ hồ của học thuyết “Trách nhiệm bảo vệ” của phương Tây, trong đó có Mỹ; bởi dù chế độ Gaddafi cứng rắn nhưng ông không tàn sát thường dân. Vậy mà, Mỹ và đồng minh vẫn phát động chiến dịch Bình minh Odyssey với tuyên bố là "bảo vệ" người dân Libya trước các cuộc thảm sát của Gaddafi. Do đó, việc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya thực chất không phải là hoạt động nhân đạo.

"Cái ruột của hành động nhân đạo” càng lộ rõ khi phương Tây tiếp tục ném bom tàn dư của lực lượng trung thành với Gaddafi dù Đại tá Gaddafi bị tiêu diệt, chế độ này sụp đổ, không thể đe dọa đến dân thường (dù có muốn).

Đã vậy, chiến dịch Bình minh Odyssey làm hàng nghìn người chết trong chỉ trong vòng 8 tháng chiến tranh, nhiều hơn tổng số nạn nhân dưới 42 năm lãnh đạo của Đại tá Gaddafi.

Mỹ và đồng minh lợi dụng nghị quyết 1973 thiết lập Vùng cấm bay. Họ đặt mục tiêu bảo vệ dân thường dưới việc lật đổ chế độ Gaddafi, bất chấp sự phản ứng của Trung Quốc và Nga.
 Ảnh minh họa
Xét riêng Mỹ, ngay từ đầu chiến dịch Bình minh Odyssey, nước này chung vai sát cánh cùng đồng minh trong NATO nhưng sau đó, họ nhường vị trí lãnh đạo chiến dịch để tập trung làm nhiệm vụ hậu cần. Như vậy, chính quyền Obama cố gắng hạn chế sự có mặt của Washington trên chiến trường Libya nhưng thực tế, họ vẫn luôn có mặt tại cuộc chiến, vẫn can thiệp vào quốc gia Bắc Phi thông qua việc cung cấp tài chính và vũ khí cho đồng minh.

Do vậy, dù tìm mọi cách né tránh thì Mỹ vẫn mang tiếng là kẻ đi xâm lược. Đã vậy, "hành động nhân đạo" của Washington có thể phải trả giá cao hơn nhiều so với tính toán ban đầu.

Mối nguy hiểm lớn nhất có lẽ đến từ các kho vũ khí còn nằm trong vòng bí mật của Gaddafi. Perter Bouckaert của Tổ chức theo dõi nhân quyền cảnh báo: “Kho vũ khí tại Libya có khả năng là một trong những kho vũ khí lớn nhất thế giới”. Chế độ Gaddafi được cho là đã tích lũy tới 20.000 tên lửa.
Moammar Gaddafi từng có thời là đồng minh chống chủ nghĩa khủng bố và vũ khí hạt nhân của phương Tây. Thượng nghị sĩ John McCain, Lindsey Graham và Joseph Lieberman từng đến Tripoli để thảo luận về việc viện trợ quân sự cho Libya.

Cái chết của Gaddafi đồng nghĩa với việc mở ra một chế độ mới tại Libya nhưng việc thay đổi chế độ không dễ như phương Tây đang tưởng tượng. Chính phủ phương Tây từng nghĩ rằng chỉ một vài ngày sau vài vụ đánh bom sẽ lật đổ được Gaddafi. Tuần trước là đánh dấu 8 tháng sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Thiếu tướng Ralph Jodice II, chỉ huy của chiến dịch không quân của NATO, thừa nhận rằng: "Chúng tôi ngạc nhiên bởi sự kiên trì của lực lượng ủng hộ Gaddafi".

Nhiều tháng sau khi lật đổ chế độ Moammar Gaddafi và một ngày sau khi ông chết, cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Libya. Tripoli gần đây vẫn xảy ra trận đấu súng ngắn bất ngờ.

Iraq, Afghanistan và giờ là Libya bị nhiều người coi là ví dụ điển hình cho cái gọi là “chính sách ngoại giao vô bổ” của Mỹ bởi nước này mất đi hàng nghìn sinh mạng và thiệt hại hơn một nghìn tỷ USD.

                                        Hoàng Linh (theo National Interest)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét