Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

15:00

Vì sao NATO chưa đánh Syria?

Được cổ vũ bởi cái chết của ông Muammar Gaddafi, những người biểu tình tại Syria đang tăng cường các cuộc biểu tình chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tuy nhiên đến nay, NATO vẫn chưa có phản ứng thực tế nào đối với những kêu gọi ủng hộ và hỗ trợ của những người biểu tình và phe đối lập Syria. Lý do chủ yếu mang tính chiến thuật chứ không phải chính trị.
Báo “Thư tín địa cầu” nhận định, SyriaLibya có những khác biệt về địa lý. Trong khi phần lớn người dân Libya sinh sống dọc bờ biển miền Bắc, tương đối bằng phẳng, ít núi non để lẩn trốn hoặc gây khó khăn cho các chiến lược ném bom, thì người dân Syria lại sống tại các vùng núi, làm phức tạp các chiến thuật ném bom. Mặc dù việc không kích có thể vẫn hiệu quả, nhưng sẽ tốn kém hơn, như đã từng xảy ra tại Afghanistan.
Dân số của Libya sống tại các thành phố cũng không đông bằng Syria, nơi phần lớn người dân đang sinh sống. Các trung tâm thành thị tại Syria như Homs, Hama, Rastan và Idlib là những thách thức đối với NATO, khi họ tìm cách hạn chế thương vong và thiệt hại của dân thường.
Cán cân lực lượng giữa SyriaLibya cũng khác nhau. Lực lượng vũ trang của Syria có quân số gấp 8 lần so với quân đội Libya của ông Gaddafi, số máy bay chiến đấu nhiều gấp 2 lần, số lượng xe tăng nhiều gấp 9 lần, số vũ khí lục quân nhiều gấp 4 lần và số pháo cao xạ nhiều gấp 3 lần. Do vậy, một chiến dịch can thiệp do NATO lãnh đạo tại Syria sẽ vấp phải sự chống cự ác liệt của các lực lượng Syria và chiến dịch có thể tốn kém hơn nhiều so với chiến dịch tại Libya.
Thêm vào đó, chỉ khoảng 40% dân số Syria phản đối chế độ của ông Assad. Do vậy, bất kỳ lực lượng can thiệp nào cũng phải đối mặt với 60% dân số còn lại, những người sẽ coi sự can thiệp của NATO là một hành động xâm lược. Nếu tính như vậy, sẽ có 13,5/22 triệu người dân Syria phản đối một chiến dịch quân sự nước ngoài, nhiều gấp đôi toàn bộ dân số của Libya.
Một lý do quan trọng không kém nữa khiến NATO không muốn can thiệp vào Syria mà chỉ bày tỏ sự phản đối ngoại giao là tại Syria không có nhóm phiến quân lớn nào đang chiếm đóng hoặc kiểm soát được một phần lãnh thổ. Hoạt động chính trị tại Damacus cũng khác biệt. Những nhóm phản đối trên thực địa, các ủy ban phối hợp địa phương, hiện không có người lãnh đạo và không dám xưng danh, với hầu hết các thành viên bị buộc phải lẩn trốn.
Phe đối lập ở bên trong Libya cũng đầy sợ hãi, chỉ dám đưa ra những tuyên bố. Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) mới được thành lập bị chia rẽ giữa những người tự do, những người Hồi giáo và những người thế tục đang sinh sống trên khắp thế giới. Tại Syria, không có phe đối lập rõ ràng và theo luật pháp quốc tế, những người biểu tình tại Syria không được hưởng quy chế bên tham chiến, khiến việc sử dụng bạo lực đối với họ trở thành một tội ác chiến tranh theo Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Lý do cuối cùng là tính hợp pháp, được coi là quân bài chủ trong bất kỳ chiến dịch tấn công nào. Trong trường hợp Libya, những tuyên bố, hành động và hành vi trước đó của ông Gaddafi đã khiến cộng đồng quốc tế phản ứng rất mau lẹ. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) không chỉ đồng ý áp đặt một khu vực cấm bay để bảo vệ phiến quân, mà còn bỏ phiếu khuyến nghị việc đưa những người phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ra trước tòa án tại La Hay.
Hai quyết định trên của HĐBA LHQ đã tạo cho NATO cái ô hợp pháp. Còn trong trường hợp Syria, trừ phi Tổng thống Assad vi phạm, với bằng chứng rõ ràng, những tội ác chống lại loài người được xác định trong Đạo luật Rôm, ICC sẽ không thể làm gì, do thực tế là Damacus không ký kết ICC. Cách duy nhất có thể khác là HĐBA LHQ khuyến nghị hành động chống lại chế độ của Assad. Nhưng điều này dường như không thể xảy ra khi hồi đầu tháng 10 vừa qua, HĐBA LHQ đã không thể thông qua các lệnh trừng phạt chống Syria.
                                                            Kiến Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét