Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012


15:01
 Tìm thấy bộ sử xưa nhất bị thất lạc ra nước ngoài


Đại Việt sử lược gồm ba quyển: quyển một chép từ thời Triệu Đà đến nhà Tiền Lê, quyển hai, ba chép từ thời nhà Lý đến Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh lập nên triều đại nhà Trần.

Đại Việt sử lược là bộ sử khuyết danh ra đời khoảng sau năm 1377, là bộ sử không hiểu vì lý do gì thất lạc qua Trung Hoa.

Mãi về sau, Tuần phủ Sơn Đông, Trung Quốc đã thu lượm được đem dâng vua nhà Thanh. Đến đời vua Càn Long (1736-1796), sách được giao cho Tiền Hy Tộ hiệu đính rồi được in trong Bộ Tùng thư ở gác Thủ Sơn với mục đích dùng để bổ sung phần truyện nước ngoài cho hai quyển sử Trung Quốc Tống, Nguyên.
So ba bộ sử Đại Việt sử lược (khuyết danh), Đại Việt sử ký (LêVăn Hưu) và Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên), người ta thấy có nhiều điểm rất giống nhau. Đại Việt sử lược là bộ sử chép rất tóm tắt, nhiều chỗ giản lược đến mức không hiểu sự kiện xảy ra như thế nào. Tuy nhiên, nhiều chỗ lại chép tỉ mỉ, đầy đủ chi tiết, sinh động, hóm hỉnh như văn truyện ký, đọc rất hấp dẫn. Điều đó chứng tỏ tác giả Đại Việt sử lược trước hết là một người có tinh thần dân tộc cao, có ý thưc lưu giữ tài liệu lịch sử cho đời sau.
Theo Kỷ lục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét