Bộ máy đồ sộ, sản phẩm không rõ
ràng: phải sắp xếp lại!
Cập nhật lúc 17:00
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy khi đưa ra yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ Bộ Công Thương,
các tập đoàn, tổng công ty tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển
khai nhiệm vụ năm 2017 ngành công thương sáng 6-1.
Trong đó, theo Thủ tướng, đi đầu là tái
cơ cấu bộ máy để tập trung nguồn lực phát triển một số sản phẩm có thế mạnh
của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cấp bách của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4.
Phải
sắp xếp lại bộ máy
Trong năm 2016 thị trường thế giới có
nhiều biến động về hàng hóa, tiền tệ, trong nước gặp khó khăn do thiên tai,
sự cố môi trường nhưng Thủ tướng cho rằng những kết quả của ngành công thương
đạt được là khá tích cực.
Đáng chú ý nhất là mức tăng trưởng của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo – một lĩnh vực được Thủ tướng đánh giá là
đã đóng góp lớn cho tăng trưởng trong bối cảnh ngành khai khoáng giảm sâu.
Đồng thời, hoạt động xuất khẩu tuy không đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng
đã có tới 25 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.
Những cải cách trong nội bộ của Bộ Công
Thương, đặc biệt về bộ máy quản lý, cán bộ - vấn đề đã từng được Thủ tướng
chỉ đạo trong cuộc họp cách đây 6 tháng cũng có bước chuyển. Việc cắt giảm và
bãi bỏ nhiều quy định không còn phù hợp như quy định dán nhãn năng lượng, quy
hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, kiểm tra hàm lượng formaldehyt… được Thủ
tướng đánh giá là đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, Thủ
tướng cho rằng công tác cán bộ - mà đặc biệt là tình trạng bổ nhiệm cán bộ
lãnh đạo ở nhiều đơn vị trực thuộc - đã tạo dư luận không tốt; những dự án
thua lỗ, yếu kém kéo dài; các dự án chậm triển khai và những bất cập trong
quy hoạch nên chưa tạo động lực và hỗ trợ cho tư nhân tham gia…
Cho rằng ngành công thương đang bị
“vấp” nhưng chưa “ngã” do từ nội tại toàn hệ thống ngành đã vươn lên, Thủ
tướng yêu cầu ngành cần đẩy mạnh tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt tái cơ
cấu bộ máy để tập trung nguồn lực nhằm phát triển những sản phẩm có thế mạnh
của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Đi đầu là Bộ trưởng và người đứng đầu
các tập đoàn đều phải lưu ý tái cơ cấu đơn vị mình thế nào. Tấm gương là Bộ
Công Thương đã làm, có quá nhiều cục vụ, quá nhiều đơn vị, làm gì cho đất
nước, làm được là tốt. Các Tập đoàn, Tổng công ty phải nhìn để làm. Bộ máy đồ
sộ, người đông, không thiết thực, sản phẩm không rõ ràng và không tập trung
thì phải sắp xếp lại. Đó là cuộc cách mạng và là yêu cầu cấp bạch hiện nay ”
– Thủ tướng yêu cầu.
Đối với các dự án đắp chiếu, Thủ tướng
yêu cầu cần tập trung giải quyết, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm người đứng
đầu khi xử lý các tồn tại. Theo đó, ngân sách cũng sẽ không tiếp tục ném tiền
vào dự án thua lỗ nên Bộ Công thương cần phải tính toán, đánh giá kỹ lưỡng
từng dự án để có phương án xử lý phù hợp, tránh thất thoát.
Hàng
tốt, rẻ mới chinh phục được người tiêu dùng nội địa
Đối với phát triển thương mại nội địa,
Thủ tướng cho rằng cần phải thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao,
đặc biệt các sản phẩm có giá thành tốt, mẫu mã đẹp.
Đặc biệt nhấn mạnh “hàng của chúng ta
phải tốt, rẻ thì mới chinh phục người tiêu dùng trong nước”, Thủ tướng yêu
cầu phải có chính sách để phát triển mặt hàng quan trọng, hướng tới xây dựng
thương hiệu sản phẩm.
Theo đó, cũng cần phải có hàng rào
thương mại phù hợp cam kết quốc tế để bảo vệ thị trường, huy động mọi nguồn
lực xã hội tham gia vào đầu tư.
Thủ tướng nhấn mạnh tới đây cần phát
động sản xuất công nghiệp hướng đến phục vụ cho phát triển của ngành nông
nghiệp công nghệ cao, giảm nhập khẩu những sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị
mà trong nước có khả năng sản xuất.
Tuy
nhiên, sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự bền vững.
(Theo
Tuổi trẻ) NGỌC AN
|
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét