Biếu Tết cấp trên chỉ lợi lộc cho Hiệu trưởng, giáo viên và trường
không được gì
Cập nhật lúc
10:01
Thân quen,
hiệu trưởng sẽ được điều chuyển về trường “ngon”, trường “danh tiếng”, nếu
không thì hoàn toàn ngược lại.
LTS: Việc nên hay không nên biếu quà cấp
trên trong các dịp lễ, tết là một câu hỏi khiến nhiều Ban giám hiệu suy nghĩ.
Nếu không biếu quà liệu rằng công việc và
chức vụ của Ban giám hiệu có được đảm bảo sẽ không bị ảnh hưởng?
Cô giáo Thuận Phương đưa ra một số lý do về
việc tại sao lãnh đạo các trường phải biếu quà cấp trên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài
viết!
Một năm có 2 lần các Sếp trường học phải
biếu quà cáp cho cấp trên đó là ngày 20/11 và ngày Tết Nguyên đán hàng năm.
Ban giám hiệu các trường học luôn mang danh nghĩa nhà trường để lấy tiền bỏ phong bì, mua quà đi biếu quà cấp trên một cách hợp pháp. Họ thường nói đây là món quà ngoại giao.
Nhưng xét cho cùng cũng
chỉ vì quyền lợi riêng của Ban giám hiệu nhà trường chứ bản thân từng giáo
viên và học sinh cũng chẳng được lợi lộc gì. Câu hỏi được đặt ra là vì sao
các Sếp trường phải làm như thế?
Năng lực chuyên môn, quản lý yếu
Nhiều hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng các trường học lên chức không phải do năng lực chuyên môn vượt
trội hơn so với giáo viên.
Bằng cách này, cách khác
họ đã có được vị trí “ngồi trên nhiều người” nên luôn có cảm giác bất an nếu
không làm vừa lòng cấp trên.
Họ buộc phải nỗ lực để
“giữ ghế” chính là giữ quyền lợi cho mình nên đã cố gắng lấy lòng cấp trên
bằng mọi cách.
Từ việc “gọi dạ, bảo
vâng”, luôn cúc cung tận tụy, tuyệt đối phục tùng tất cả những mệnh lệnh,
những chỉ đạo của cấp trên.
Thế nên mới có chuyện, ý
của cấp trên đưa ra luôn luôn là “thánh chỉ” để các xếp trường thi hành dù
bản thân họ cũng hiểu rằng điều ấy là không đúng, là chưa phù hợp với thực
trạng giáo dục.
Cũng vì điều này, mới
sinh ra việc báo cáo láo để bệnh thành tích luôn tồn tại trong môi trường
giáo dục mà không có hồi kết.
Do trình độ chuyên môn
yếu, năng lực quản lý có giới hạn nên việc điều hành chuyên môn ở trường học
gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai sót.
Nếu hiệu trưởng có mối
quan hệ tốt với cấp trên những khiếm khuyết ấy cũng sẽ được du di hoặc bỏ qua
theo kiểu “Chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có gì”.
Phần khác, theo quy định
năm năm hiệu trưởng các trường sẽ phải luân chuyển qua trường học khác.
Thân quen, hiệu trưởng sẽ
được điều chuyển về trường “ngon”, trường “danh tiếng”, nếu không thì hoàn
toàn ngược lại.
Tác giả Đại Hiệp đã đặt câu hỏi “Trường nào dám
không đi Tết từ lãnh đạo huyện đến Giám đốc Sở?”
Cũng có một số trường Ban
giám hiệu không thích kiểu trích tiền trường mua quà biếu các Sếp như thế mặc
dù họ biết sẽ nằm trong danh sách “đen” của lãnh đạo nhưng số trường như thế
không nhiều.
Giỏi chuyên môn, năng lực quản lý tốt
Những hiệu trưởng hội tụ đủ hai yêu cầu
trên lại rất thẳng thắn nên bao giờ cũng nói thẳng nói thật, làm việc không chạy theo thành
tích mà luôn lấy chất lượng làm đầu.
Họ có thể có ý kiến phản
hồi, tranh luận khi thấy những chỉ đạo không phù hợp, đặc biệt những vị hiệu
trưởng này rất ghét chuyện quà cáp, biếu xén.
Họ tuyệt đối không bao
giờ lấy tiền trường đi biếu cấp trên mà ngay tại trường học cũng không bao
giờ nhận của giáo viên bất cứ thứ gì.
Tôi có quen thân một hiệu
trưởng, thầy là người sống rất chân tình, ghét sự giả dối và nịnh hót.
Ở trường chẳng bao giờ thầy đăng kí danh hiệu thi đua bởi
“Chỉ tiêu thì ít, mình đăng kí mất phần anh em, mà các thầy cô giáo mới là
người vất vả nhất. Cho nên họ được khen mới thật sự xứng đáng”.
Bởi thế, thầy luôn được
lòng giáo viên, nhân viên trong trường nhưng cấp trên lại luôn có định kiến
với thầy. Giống đời, “ưa thì dưa thơm, không ưa dưa có giòi”.
Thế là, dù rất giỏi về
chuyên môn, về năng lực quản lý, về cách sống chuẩn mực nhưng chẳng bao giờ
thầy được chuyển về một ngôi trường trung tâm hay được nhận những danh hiệu mà
lẽ ra thầy đáng được nhận.
Chuyện quà cáp biếu xén
cấp trên sẽ giảm khi Ban giám hiệu các trường phải thật sự là người giỏi, họ
đi lên bằng chính năng lực của bản thân, làm việc vì lợi ích chung của tập
thể chứ không phải nhìn vào “cái ghế” để phục tùng như một số Ban giám hiệu
hiện nay.
(Theo
Giáo dục VN) Thuận
Phương
|
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét