Chính
thức đề xuất phương án giải cứu vụ cổ phần hoá “vịt trời” tại HACINCO
Cập nhật lúc 14:25
Sau gần 20 bài
báo điều tra của Dân trí cùng sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan
Trung ương và TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thay mặt
Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội ký công văn báo cáo đề xuất phương án xử lý vụ
cổ phần hoá tại HACINCO.
Liên quan đến vụ việc cổ phần hóa “vịt
trời” tại Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO), Báo Dân trí đã
đăng tải loạt bài làm rõ việc 23 nhà đầu tư bỏ hơn 21 tỷ “tiền tươi” đi đuổi
“vịt trời” suốt hơn 10 năm.
Từ đó, công văn số
410-BC/BCS do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trên cương vị Bí thư
Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội ký đã báo cáo Thường trực thành uỷ Hà Nội về
quá trình thực hiện cổ phần hóa và đề xuất phương án xử lý tồn tại vướng mắc
để chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thuộc Tổng công ty Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội thành Công ty cổ phần.
Theo đó, sau khi nghiên
cứu quá trình triển khai và những vướng mắc trong cổ phần hóa Công ty Đầu tư
xây dựng số 2 Hà Nội; tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính; Văn phòng chính phủ;
ý kiến của các Sở, ngành, doanh nghiệp; các báo cáo của Sở Tài chính. Ban Cán
sự Đảng UBND Thành phố báo cáo đề xuất Thường trực Thành ủy 2 phương án xử lý
các tồn tại, vướng mắc để chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thành
công ty cổ phần.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thay mặt Ban cán sự Đảng
UBND TP Hà Nội ký công văn báo cáo phương án xử lý vụ cổ phần hoá “vịt trời”
tại HACINCO.
Phương án thứ nhất: Tiếp tục thực hiện Quyết định số
1886/QĐ-UNBD ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Căn cứ và cơ sở thực hiện
Phương án 1 là Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; các Thông tư hướng dẫn:
Số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004, số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ
Tài chính; Ý kiến đồng thuận của các Sở, ngành về phương án xử lý trước khi
trình UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 22/4/2010; Công
văn số 2432/UBND-KT ngày 12/4/2010 của UBND Thành phố gửi xin ý kiến Ban Chỉ
đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương về việc giải quyết tồn tại
trong quá trình cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội; Công văn số
167/BĐMDN ngày 19/4/2010 của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Trung ương trả lời UBND thành phố Hà Nội;
Ngoài ra, các căn cứ khác
gồm: Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của UBND Thành phố; Công văn
số 3276/BTC-TCDN ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến về
giải quyết tồn tại trong quá trình cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2
Hà Nội; Công văn số 1704/VPCP-KNTN ngày 22/3/2011 của Văn phòng Chính phủ,
thông báo ý kiến của đồng chí Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng như sau: “Chủ
tịch UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý khẩn trương các tồn
tại, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 theo
đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả lên Thủ tướng chính phủ”.
Phương án thứ hai: Thực hiện điều chỉnh quy mô vốn điều lệ
và cơ cấu vốn điều lệ theo giá trị thực tế góp vốn của các nhà đầu tư hợp
pháp. Trong đó, vốn nhà nước được xác định theo giá trị đánh giá lại tại thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/12/2004 là 7.189.590.000 đồng.
Căn cứ và cơ sở thực hiện
phương án 2: Công văn số 1312/UBND –CN ngày 13/3/2007 của UBND Thành phố báo
cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giải quyết khó khăn vướng mắc của
Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội. Trong đó, đề nghị: “UBND Thành phố ban
hành Quyết định điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả xác định
lại, đồng thời chỉ đạo Ban cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 thực hiện
Đại hội cổ đông lần thứ nhất theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp…”
Các cứ khác gồm: các văn
bản Số 1577/VPCP-ĐMDN ngày 26/3/2007, số 3311/VPCP-ĐMDN ngày 15/6/2007 của
Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh
Hùng, thống nhất xác định sai phạm của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội,
đồng thời chấp thuận phương án giải quyết khắc phục do UBND Thành phố đề xuất
tại văn bản số 1312/UBND - CN ngày 13/3/2007.
Luật sư Phan Thị Lam Hồng: "Phải công nhận HACINCO là công ty cổ
phần để đảm bảo quyền lợi của người lao động và các nhà đầu tư hợp pháp, gấp
rút hoàn thiện các thủ tục để hoàn thành cổ phần hóa HACINCO".
Ban can sự Đảng UBND TP
Hà Nội cũng đưa ra các đánh giá tính pháp lý và những vướng mắc của từng
phương án xử lý.
Với phương án 1, theo quy
định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, tại Điều 3 quy định hình thức
cổ phần hóa công ty nhà nước theo 03 hình thức:
“1. Giữ nguyên vốn nhà
nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng
đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức
vốn huy động thêm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ
cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hóa.
2. Bán một phần vốn nhà
nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước
vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
3. Bán toàn bộ vốn nhà
nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa
phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn”.
Hiện nay, theo Quyết định
số 1886/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của UBND Thành phố, cùng với việc giữ nguyên
giá trị vốn nhà nước thì đồng thời nhà nước đầu tư thêm vốn vào Công ty cổ
phần. Nội dung này đã được UBND Thành phố báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo Đổi
mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, xong không được trả lời.
Ngoài ra, việc dồn các cổ
phiếu sai phạm để điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn góp của nhà nước chưa có quy định
tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và các Thông tư
hướng dẫn: Số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004, số 95/2006/TT-BTC ngày
12/10/2006 của Bộ Tài chính nên các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp tham gia
mua cổ phiếu có đơn kiến nghị không thực hiện và đề nghị điều chỉnh Quyết
định số 1886/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Với phương án 2: Theo
Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần, tại Điểm 6.1.Điểm 11 quy định: “Trường hợp
không bán hết số lượng cổ phần đấu giá, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp
báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa xử lý theo hướng:
Nếu số lượng cổ phần còn
lại dưới 50% lượng cổ phần bán đấu giá thì điều chỉnh quy mô vốn điều lệ, tỷ
lệ vốn Nhà nước nắm giữa để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần”.
23 nhà đầu tư đã thanh toán hơn 21 tỷ đồng cho một công ty thuộc quản
lý của UBND TP Hà Nội nhưng suốt 10 năm đã bị "ém nhẹm" trái pháp
luật.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm vụ cổ phần hoá “vịt trời”
tại Hacinco.
Do phương án cổ phần hóa
ban đầu theo hình thức kết hợp vừa bán một phần vốn nhà nước, vừa phát hành
thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Nếu các cổ phần loại ra do vi phạm được coi là
các cổ phần phát hành thêm không bán hết thì có thể vận dụng điều chỉnh quy mô
vốn điền lệ và cơ cấu vốn điều lệ theo giá trị thực góp. Theo đó, phản ánh
đúng số tiền các nhà đầu tư đã góp khi cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số
2 Hà Nội, đồng thời thực hiện phương án trên cơ sở ý kiến thống nhất của
nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng theo đề xuất của UBND thành
phố Hà Nội tại Công văn số 1312/UBND-CN ngày 13/3/2007.
Tuy nhiên, do không có
hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ và các Thông tư hướng dẫn số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004, số
95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính nên dẫn đến tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài về quyền lợi của các bên (doanh nghiệp nhà nước, người lao động
và nhà đầu tư bên ngoài đã tham gia mua đấu giá).
Như vậy, cả hai phương án
nêu trên đều có những cơ sở pháp lý và những vướng mắc nhất định.
Trên cơ sở làm việc trực
tiếp với Bộ tài chính và Văn phòng Chính phủ; ý kiến tham gia của các Sở,
ngành, doanh nghiệp; Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội báo cáo Thường
trực Thành ủy về phương án xử lý những tồn tại, vướng mắc, nhằm xử lý dứt
điểm để chuyển Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội thành công ty cổ phần. Các
nội dung đề xuất cụ thể như sau:
- Một là: Về hình thức
điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điền lệ khi xử lý số cổ phần sai phạm trong
quá trình cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội theo một trong hai
phương án sau:
+ Phương án 1: Tiếp tục
thực hiện Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của UBND thành phố.
+ Phương án 2: Thực hiện
điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và cơ cấu điều lệ theo giá trị thực tế góp vốn
của các nhà đầu tư hợp pháp. Trong đó, vốn nhà nước được xác định theo giá
trị đánh giá tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/12/2004 là
7.189.590.000 đồng.
- Hai là: Trả lãi các nhà
đầu tư.
Áp dụng Thông tư số
127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và
xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thành công ty cổ phần để tính trả lãi cho các nhà đầu tư hợp pháp và
không hợp pháp. Đồng thời, theo đề nghị của Tổng công ty Đầu tư xây dựng và
Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, đề nghị cho
phép tính lãi cả phần tiền đặt cọc và trả cho tất cả các nhà đầu tư có chuyển
nợ thành vốn góp sai quy định đã nộp tiền từ năm 2005 đến thời điểm chuyển
công ty thành công ty cổ phần.
- Ba là: Xử lý tài chính
giai đoạn hậu cổ phần và việc đề nghị mua cổ phần của người lao động làm việc
từ năm 2005 đến nay:
Việc xử lý tài chính giai
đoạn hậu cổ phần được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số
127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính.
Đối với đề nghị “Cho phép
người lao động từ năm 2005 đến 2015 được mua cổ phần ưu đãi bổ sung trong
giai đoạn này. Tổng số người lao động là 419 lao động, số năm công tác là
2.767 năm tương đương với số cổ phần là 276.700 cổ phần với mệnh giá 10.000đ/
cổ phần. Giá trị ưu đãi cho người lao động 40% tương đương 1.106.800.000đ sẽ
được giảm trừ vào vốn Nhà nước” của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, đề
nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép CBCNV có tên trong danh sách bảng lương làm
việc tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội từ năm 2005 đến nay được mua cổ
phần ưu đãi khi nhà nước thực hiện thoái vốn.
Sau khi được Thường trực
Thành ủy thống nhất, UBND thành phố Hà Nội báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính
phủ các nội dung như đã đề xuất. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ sẽ hướng dẫn Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện
xử lý tài chính theo quy định và thực hiện các bước theo quy trình để chuyển
Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội sang công ty cổ phần.
Trước nội dung các phương
án được Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội đề xuất xử lý vụ việc cổ phần hoá kéo
dài tại HACINCO, đại diện các nhà đầu tư cho biết rất đồng tình với hướng xử
lý quyết liệt của UBND TP Hà Nội, đồng thời bày tỏ tin tưởng vụ việc cổ phần
hoá này sẽ được giải quyết đúng quy định của pháp luật.
Sự chậm chễ trong cổ phần hóa tại HACINCO
không chỉ khiến 23 nhà đầu tư bỏ “tiền tươi” đi đuổi “vịt trời” suốt hơn 10
năm qua mà chính những người lao động đã làm việc và mua cổ phần tại HACINCO
thời điểm tiến hành cổ phần hoá cũng bị dồn vào chân tường. Bao nhiêu năm
tháng cống hiến, góp sức xây dựng HACINCO, khi cổ phần hóa, chính những người
lao động đang làm việc tại công ty đã phải chuyển nợ lương, chuyển tiền quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi của mình thành cổ phần, thậm chí nhiều người đã
phải bỏ tiền mặt để mua cổ phần của HACINCO. Thế nhưng điều lạ là tiền mồ
hôi, nước mắt của người lao động bị níu giữ tại HACINCO đến tận bây giờ. Đã
hơn 10 năm dâu bể, quyền - lợi ích hợp pháp của người lao động đã mua cổ phần
khi cổ phần hoá HACINCO vẫn chỉ là con số 0 tròn chĩnh.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
(Theo Dân trí) Anh Thế
|
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét