Các
đại gia ra mặt: Xăng dầu 2 tỷ USD, sân bay 5 tỷ USD, bia 6 tỷ USD
Cập
nhật lúc 14:14
Hàng
trăm ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu lên sàn từ cuối 2016 và tiếp tục bùng nổ
đầu 2017 mang đến một sự lan tỏa về kỳ vọng rất lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
áp lực, rủi ro.
Dồn dập
tỷ USD
Trong
ngày đầu năm 2017, TTCK đã thông tin sắp đón nhận hàng loạt cổ phiếu của DN
lớn lên sàn UPCoM.
Chỉ
riêng 3/1 hai "ông lớn" Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP
(Vietnam Airlines) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) công bố lên sàn.
Vietnam Airlines (HVN) có mức giá tham chiếu là 28.000 đồng với lượng cổ
phiếu đăng ký giao dịch hơn 1,2 tỷ cổ phiếu. Giá HVN tăng kịch trần 39.200
đồng/cp ngay trong phiên đầu tiên. Như vậy, vốn hóa thị trường của Vietnam
Airlines khoảng 46,8 ngàn tỷ đồng tương đương gần 2,1 tỷ USD.
Vinatex
với mã chứng khoán VGT có khối lượng niêm yết 500 triệu đơn vị, mức giá tham
chiếu 13.500 đồng đưa mức vốn hóa của Vinatex là 6.750 tỷ đồng.
Cũng
trong tuần này (ngày 5/1), Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan
Consumer) đăng ký giao dịch hơn 538 triệu cổ phiếu với mã MCH, giá tham chiếu
90.000 đồng đưa vốn hóa của Masan Consumer lên tới 48.400 tỷ đồng (hơn 2,1 tỷ
USD).
Tuần
tới, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đưa hơn 564 triệu cổ phiếu
giao dịch với giá tham chiếu 17.000 đồng. Vốn hóa của VIB đạt gần 9,6 ngàn tỷ
đồng.
Những
ngày cuối 2016, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) hôm 28/12 đã
dón gần 590 triệu cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland với giá tham chiếu chào
sàn là 50.000 đồng/cp. Phiên đầu tiên, NVL tăng lên 60.000 đồng/cp (+20%) đến
29/12, NVL có lúc lên tới 61.500 đồng/cp. Với mức giá này, Novaland có vốn
hóa hơn 35 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 1,6 tỷ USD.
Trước
đó, ngày 22/12, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đã chứng kiến hơn
65 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) chào sàn.
Với giá tham chiều 15.600 đồng/cp, tổng giá trị niêm yết của riêng một DN này
đã lên tới hơn 1 ngàn tỷ đồng.
So với các năm
trước, quy mô vốn của một DN mới lên sàn như Viglacera thuộc loại lớn. Tuy
nhiên, so với nhiều cổ phiếu lên sàn trong năm 2016, con số trên dưới ngàn tỷ
giờ đây trở nên khiêm tốn và có thể còn nhỏ bé.
Hôm
21/11 vừa qua, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP
đã lên sàn UPCOM với gần 2,18 tỷ cổ phiếu. Cổ phiếu đã liên tục tăng giá,
tính tới cuối 2016, tổng giá trị vốn hóa của ACV đã lên tới gần 110.000 tỷ
đồng, tương đương gần 5 tỷ USD.
Tổng
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) niêm yết hơn 640
triệu cổ phiếu SAB hôm 6/12. Tới cuối năm, cổ phiếu SAB có giá quanh 200.000
đồng/cp. Giá trị vốn hóa của Sabeco lên tới gần 130 ngàn tỷ đồng, tương đương
hơn 6 tỷ USD.
HOSE gần đây cũng đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 232 triệu cổ phiếu của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (BHN). Tới cuối tuần trước, vốn hóa Habeco đạt gần 2,3 tỷ USD.
Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex cũng vừa cho biết sẽ hoàn thành niêm yết
cổ phiếu PLX trên sàn giao dịch chứng khoán trong quý 1/2017. DN này hiện có
vốn 17,5 ngàn tỷ đồng. Với cổ phiếu hiện đang được giao dịch với mức giá
khoảng 30.000 đồng/cp, Petrolimex có thể đạt vốn hóa khoảng 2,3 tỷ USD.
CTCP
Hàng không VietJet (Vietjet Air) cũng sắp IPO gần 45 triệu cổ phiếu, dự kiến
thu về 170 triệu USD, tương đương với mức định giá khoảng 1,2 tỷ USD. Sau
IPO, theo Reuters, Vietjet Air dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên
HOSE vào cuối tháng 2/2017.
Sắp
tới, một số ngân hàng như Techcombank sẽ lưu ký gần 888 triệu cổ phiếu, tương
đương gần 9.000 tỷ đồng theo mệnh giá.
Hàng
nhiều, chờ tiền mặt
Bên
cạnh các cổ phiếu rất lớn đã lên sàn (riêng UPCOM 11 tháng 2016 đã đón hơn
120 DN, HNX 167 DN trong năm 2016), những cổ phiếu sắp niêm yết và đăng ký
giao dịch sau nhiều năm chờ đón như: Đường Quảng Ngãi (chủ sở hữu Vinasoy),
Vinatex, Vietnam Airlines,...
Tổng
giá trị của các cổ phiếu sắp lên sàn, theo tính toán của CTCK Sài Gòn (SSI)
có thể lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, tương đương nhiều tỷ USD. Bên cạnh đó,
SCIC cũng có kế hoạch thoái vốn ở 10 DN lớn đã niêm yết cổ phiếu trên sàn
chứng khoán (gần đây đã thoái được 1 phần tại Vinamilk).
Quy mô
TTCK được dự báo có thể tăng thêm khoảng 20% trong năm tới. Mục tiêu tăng tỷ
lệ vốn hóa TTCK lên 70% GDP vào năm 2020 (từ mức 35-40% hiện nay) có cơ sở để
nhanh chóng trở thành hiện thực. Đây là một thông tin rất tốt, tạo ra diện
mạo mới cho TTCK.
Ông Lê
Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của Công ty CP chứng khoán Trí Việt
(TVB) cho rằng, hàng loạt cổ phiếu dồn dập lên sàn trong thời gian qua tạo ra
sự đa dạng, mang lại nhiều lựa chọn cho thị trường.
Theo
ông Trí, câu chuyện “hàng mới” dồn dập lên sàn và thu hút được sự chú ý của
giới đầu tư cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc thoái vốn ở các DN
đạt được những thành công bước đầu.
Với quy
mô tăng nhanh, TTCK Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn đối với các NĐT nước ngoài.
TTCK cũng sẽ dần trở thành một kênh chủ yếu giúp huy động vốn dài hạn cho nền
kinh tế, thay vì dựa chính vào dòng vốn ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng.
Mặc dù
vậy, tốc độ tăng giá rất nhanh của một số cổ phiếu lớn trên sàn, tăng gấp 5-7
cho tới 10-20 lần so với mệnh giá và gấp 3-5 lần so với trước khi lên sàn là
một yếu tố tiềm ẩn rủi ro.
Theo
ông Trí, điều quan trọng cho sự phát triển của TTCK là sự bền vững. Cổ phiếu
mới niêm yết cần cân bằng với dòng tiền tăng trưởng trong thị trường, tỷ lệ
thuận thì mới bền vững. Cổ phiếu blue-chips mới lên sàn gần đây hút được dòng
tiền có thể một phần do các NĐT nhận thấy cơ hội lướt sóng ngắn hạn. Nếu tăng
trưởng lợi nhuận không theo kịp, cổ phiếu có thể sẽ giảm giá sau đó.
Trong
năm 2017, nhiều chuyên gia dự báo, TTCK sẽ tiếp tục là một kênh đầu tư hấp
dẫn. Dòng tiền đang lan tỏa trên khắp thị trường. Các NĐT nước ngoài cũng
đang quay trở lại mua ròng. Tuy nhiên, TTCK sẽ chịu tác động từ những diến
biến khó lường trên thị trường tài chính thế giới như đã xảy ra sau sự kiện
Brexit và sự kiện ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ.
(Theo VietNamNet) M. Hà
|
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét