Bến xe Mỹ Đình vỡ trận: Đã giải
quyết xong
Cập nhật lúc 19:29
(Tin tức thời sự) - ''Chúng tôi chốt
trực từ 6h hôm nay nhưng chưa gặp trường hợp phải điều chuyển nào cố tình vào
lại bến Mỹ Đình''.
Trao đổi với báo chí sáng 2/1, Giám đốc
Công ty CP Bến xe Hà Nội Nguyễn Anh Toàn cho biết, đơn vị đã điều chuyển toàn
bộ xe các tuyến đúng theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải, những xe này
không thể vào bến cũ Mỹ Đình.
Được biết, phần lớn các xe trong diện điều chuyển luồng tuyến từ
Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm đã chấp hành chủ trương của thành phố đến
bến mới hoạt động. Hơn 40 lốt xe đi các tuyến Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã
tập trung tại bến mới, được sắp xếp chỗ đỗ.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra Sở Giao thông bố trí 4 tổ công
tác đặc biệt túc trực tại 2 bến sẵn sàng xử lý những trường hợp cố tình chống
đối.
''Chúng tôi chốt trực từ 6h hôm nay nhưng chưa gặp trường hợp
phải điều chuyển nào cố tình vào lại bến Mỹ Đình'', Tổ trưởng Tổ công tác số
1, ông Nguyễn Quang Lượng cho biết.
Trước việc doanh nghiệp đề nghị ''hỗ trợ giảm lệ phí bến, sắp xếp
khu vực đón khách'', Giám đốc Sở Giao thông Vũ Văn Viện cho hay Sở đã giao
bến xe tiếp nhận các kiến nghị và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh
nghiệp.
Theo ông, lệ phí bến là quan hệ kinh tế riêng giữa các doanh
nghiệp, Sở không thể can thiệp. Tuy nhiên, các bến xe, đặc biệt là Nước Ngầm
sẽ có những động thái tích cực để hỗ trợ.
''Chúng tôi không hoan nghênh, không đón nhận những doanh nghiệp
đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của hành khách, nhân dân. Nhà xe nào còn
tiếp tục chống đối việc điều chuyển Sở sẽ xử lý nghiêm'', ông Viện nhấn mạnh
Ngoài ra, Giám đốc Bến xe Nước Ngầm Nguyễn Quang Lập cho hay:
''Trước mắt, trong khoảng 2 tuần, đơn vị sẽ hỗ trợ lệ phí cho các nhà xe.
Những xe xuất bến mà không có người khách nào được hỗ trợ 100% chi phí; xe có
khách thì khi xuất bến được giảm 20%''.
Chỉ là giải pháp tạm thời?
Với việc Bến xe Nước Ngầm hỗ trợ lệ phí bến có lẽ sẽ giúp các
doanh nghiệp một phần nào đó trong việc chuyển sang bến mới. Tuy nhiên, nhiều
nhà xe cho rằng, đó chỉ là giải pháp tạm thời, xét trên góc độ về lâu về dài,
chắc chắn họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Từng trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, anh N.V.H - quản lý nhà
xe H.H chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình cho biết nguyên nhân sâu xa trong chuyện
các nhà xe ''đình công'' không chở khách nằm ở các lốt xe mà họ đã mua ở bến
Mỹ Đình.
Anh H. tiết lộ, những lốt này có giá hàng trăm triệu, thậm chí
những lốt vào giờ vàng, tuyến đẹp có giá lên tới hàng tỷ đồng.
''Có những nhà xe vừa đầu tư hàng tỷ đồng tiền mua lốt, mua xe
mới, phục vụ khách ở Mỹ Đình, giờ chuyển qua bến xe Nước Ngầm chắc chắn lượng
khách sẽ không được như bến Mỹ đình do còn phải cạnh tranh với những nhà
khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm lại mọi thứ từ đầu. Chính điều
này đã khiến họ phản đối'', anh H. chia sẻ.
Theo anh H. việc mua, bán lốt là do các nhà xe tự thỏa thuận với
nhau. Nhiều nhà xe họ làm ăn không có lãi hoặc vì một lý do nào đó thì họ bán
lốt cho nhà xe khác. Còn chuyện đăng ký lốt mới tại bến xe là điều rất khó,
phải phụ thuộc vào nhiều thứ khác.
Trong khi đó, anh T.V.T - quản lý nhà xe T.T chạy tuyến Hà Nội -
Thái Bình chia sẻ, thời điểm cách đây hơn chục năm thì tiền mua lốt còn rẻ.
Bây giờ muốn có một lốt tại bến Mỹ Đình thì ít nhất cũng phải mất tầm
300 triệu.
Trước đó, chiều 31/12, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức buổi đối thoại
với hơn 25 doanh nghiệp, cá nhân phản đối kế hoạch điều chỉnh luồng
tuyến vận tải hành khách liên tỉnh giữa các bến xe trên địa bàn Hà Nội.
Tại buổi làm việc, nhiều doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Vận tải
các tỉnh không đồng tình với chủ trương của thành phố. Một số chủ doanh
nghiệp đã nêu ý kiến phản đổi điều chuyển cho rằng thời hạn điều chuyển quá
gấp; bến mới có phí dịch vụ cao.
Ông Trần Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Hà Xuân Hải (Thanh Hóa) cho
biết, các nhà xe được mời lên Sở GTVT rất nhiều lần nhưng không giải quyết
được vấn đề. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn gặp và đối thoại với Chủ tịch Hà
Nội, đại diện của Bộ GTVT.
Đại diện Công ty Vận tải Ninh Bình cũng phát biểu, DN đã mạnh dạn
đầu tư phương tiện để kinh doanh, nay lại thay đổi giữa chừng là vô lý và
không quan tâm đến lợi ích của người dân cũng như DN.
(Theo Đất Việt)
Hoàng Trang tổng hợp
|
Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét