Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

 Ống dẫn nước công nghệ Tàu:

Thủng lương tâm, vỡ trách nhiệm?
Cập nhật lúc 08:00
                
(Tin tức thời sự) - Người dân Việt Nam đang tỏ ra bất bình về chất lượng công trình đường ống dẫn nước sạch sông Đà và trách nhiệm của những nhà quản lý.

Sáng ngày 29/4/2014, báo Đất Việt đăng tải bài viết “Đường ống nước bị vỡ 6 lần: Lý giải công nghệ Trung Quốc!?” Theo thông tin từ bài viết này, phóng viên đã tìm hiểu được ống cống bị vỡ nhiều lần trong thời gian qua của dự án Hệ thống cấp nước sạch sông Đà – Hà Nội được làm bằng công nghê composite cốt sợi thủy tinh. Và công nghệ này do được Trung Quốc chuyển giao cho Việt Nam.
Sau khi bài viết được đang tải, rất nhiều phản hồi của độc giả đã được gửi về, bày tỏ sự lo lắng cho chất lượng công trình, và cũng như cho chính chất lượng cuộc sống của họ. Và người dân cũng bày tỏ sự bất bình về các cơ quan hữu trách, đến bao giờ mới có lời xin lỗi, đến bao giờ mới hết sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Công nghệ Trung Quốc: Vẫn chưa sáng mắt
Độc giả Thanh Bình nhận định: “Đây mới đúng là nguyên nhân ống bị vỡ. Các nhà đầu tư chỉ muốn bỏ túi nhiều mà quên đi lợi ích người dân”.
“Công nghệ trung quốc biết là lạc hậu, chất lượng kém nhưng vẫn cố đấm ăn xôi để mang về lắp đặt, đất nước cứ mãi vẫn ở vòng luôn hồi lạc hậu nghèo nàn không thể bứt phá nếu cứ dùng hàng Trung Quốc kém chất lượng thế này.” – Đó là ý kiến nhận định của bạn đọc Nguyễn Văn Hùng.
Bạn đọc Trần Ai tỏ ra lo lắng về chất lượng của những sản phẩm của Trung Quốc: “Vỡ đường ống không thôi còn là may chán. Tôi còn lo lắng liệu chất lượng nước qua ống có bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại không?”
 Ống cống composite cốt sợi thủy tinh nằm la liệt trong sân kho bãi của nhà máy thuộc Vinaconex
Ống cống composite cốt sợi thủy tinh nằm la liệt trong sân kho bãi của nhà máy thuộc Vinaconex
Độc giả ký danh GDTT đặt ra thắc mắc: “Tôi thấy nghịch lý... Trung Quốc đang đi học, mua công nghệ các nước tư bản để họ phát triển... còn Việt Nam thì sao? Chúng ta luôn học, mua công nghệ Trung Quốc, đó là điều làm chúng ta lạc hậu, tiêu tốn kinh tế... nên đất nước không thể là Nhật Bản hay Hàn Quốc,.. buồn!”
Còn lý giải cho việc vì sao Việt Nam luôn gắn với công nghệ Trung Quốc, bạn đọc Văn Trung nhận định: “Người Trung Quốc được cái bán hàng nhanh và giá rẻ. Hơn nữa Hàng Trung Quốc rẻ mà "lại quả" cao”
Vẫn là dấu hỏi cho trách nhiệm
Bạn đọc Nguyễn Văn Pha than thở: “Dạo này vỡ, thủng nhiều công trình quá, tất cả đều giải thích do nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là gì nhỉ? Có phải do thủng lương tâm, vỡ trách nhiệm không?”
Độc giả ký tên Dũngxhn nhìn nhận: “Điều dở nhất là đơn vị sản xuất và thi công đều thuộc Vinaconex, mà Vinaconex không thể tìm ra nguyên nhân gốc và khắc phục ... 6 lần lặp đi lặp lại, điều then chốt là phải tìm ra nguyên nhân gốc, và có biện pháp khắc phục chính xác, ... Hay nguyên nhân gốc đã tìm ra rồi, nhưng không muốn khắc phục vì tốn kém, nên để cho xã hội gánh?”
Bạn đọc X.Hà chia sẻ: “Nói là ống composite có đường kính lớn mua của Trung Quốc là chính xác, còn công nghệ công nghệ dẫn nước tự chảy của TQ là chưa chuẩn. Nhớ lại rằng: nhà máy nước tự chảy Sông Đà xong đã lâu, nhưng lại chưa có ống dẫn về HN. Và rồi họ tìm ra ống composite giá rẻ của Trung Quốc, và các ông lại cho là cứu cánh với nhà máy nước Sông Đà. Từ đó, bán được nước sạch cho HN... Nguyên nhân, trách nhiệm cũng là từ đây...”
 Sửa chữa ống nước sạch sông Đà
Sửa chữa ống nước sạch sông Đà
Độc giả tên Thanh chỉ trích: “Hàng triệu dân HN lại cam chịu cách giải thích quen quen theo kiểu chờ xem kết luận và xin ý kiến. Nên sòng phẳng thông tin và chịu trách nhiệm đi đến cùng”.
Khoa học, công nghệ Việt Nam đang ở đâu?
Song song với những chỉ trích về vấn đề chất lượng công trình và bài học với Trung Quốc, những thắc mắc của độc giả về nền công nghệ khoa học của Việt Nam cũng khiến ngao ngán, đau lòng.
Độc giả ký danh Tong Thong đặt câu hỏi:”Sao không dùng công nghệ Việt Nam đi?”
Độc giả ký danh “thac mac” cũng nêu ra quan điểm của mình: “6 lần vỡ ống, sao không thử hỏi ngay lại cái chất lượng của Cúp vàng chất lượng xây dựng?”
Còn độc giả ký tên Yeu Viet thắc mắc: “Những dự án này hoàn toàn Việt Nam có thể đảm nhận sao lại phải để Trung Quốc làm nhỉ?! Khó đến thế cơ à?!
(Theo Đất Việt) Đỗ Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét