Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Trung Quốc sắp “nuốt trọn” châu Âu

 Cập nhật lúc 07:30      

 Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2016, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng gấp hai lần so với cả năm 2015 và chiếm một nửa tổng số vụ chuyển nhượng nước ngoài trên cựu lục địa.

 trung quoc sap nuot tron chau au
Từ tháng 1/2016 đến nay, số tiền đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đạt 62,4 tỉ USD so với 27,7 tỉ USD của cả năm 2015.
Theo báo Les Echos của Pháp, châu Âu đã trở thành mục tiêu đầu tiên trên thế giới của các tập đoàn Trung Quốc. Theo tờ báo này, vì châu Âu đang tìm cách để tái tăng trưởng nên mở rộng cửa cho giới đầu tư quốc tế. Tỉ giá euro khá hấp dẫn so với đồng USD cũng là một điều kiện có lợi cho giới đầu tư Trung Quốc.
Trong khi đó, tăng trưởng tại Trung Quốc cũng đang bị chững lại. Vì vậy, Bắc Kinh tìm kiếm những biện pháp mới nhằm phục hồi nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các ngành công nghệ trọng điểm và chuyên môn để phát triển trong nước. Ở điểm này, Đức trở thành mục tiêu chính để Trung Quốc có thể thực hiện được chiến lược “Made in China 2025”.
Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài còn là cách chuyển tài sản một cách hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách kìm hãm. Vì một số người "tay đã nhúng chàm" muốn chuyển tiền thu lợi bất hợp pháp hay tham nhũng ra ngước ngoài, bất chấp rủi ro trên 10 dự án chỉ có 1 dự án thành công, theo lời khuyến nghị của một nhà trung gian.
Riêng tại Pháp, ngành khách sạn đang trở thành mục tiêu chính của tập đoàn khách sạn số 1 Trung Quốc Cẩm Giang và là tập đoàn lớn thứ 5 trên thế giới. Cẩm Giang hiện sở hữu khoảng 5.300 khách sạn với hơn 572.000 phòng, trong đó có cả tập đoàn Louvre Hotels Group của Pháp, đối thủ cạnh tranh chính của AccorHotels. Trong khi đó, tập đoàn AccorHotels của Pháp có 3.873 khách sạn với 511.517 phòng tính đến cuối năm 2015 với rất nhiều thương hiệu bình dân: Première Classe, Campanile hay Golden Tulip.
Cẩm Giang đã nắm trong tay 15,02% vốn của AccorHotels, song không che giấu tham vọng tăng thêm số cổ phần để nắm quyền kiểm soát AccorHotels. Thông tin này trở thành chủ đề tranh luận tại Pháp và “Nhà nước hết sức chú ý đến sự phát triển của Cẩm Giang trong tập đoàn Accor”, theo nhận xét của Les Echos.
Vậy, trước làn sóng đầu tư Trung Quốc, Bruxelles làm gì ? “Không gì cả!”, theo nhận định của tác giả bài viết: “Bruxelles bất lực trước nguồn vốn Trung Quốc”. Thực vậy, theo một nguồn tin của Ủy ban châu Âu, “EU được đánh giá là vùng mở cửa nhất trên thế giới cho đầu tư quốc tế”. Vì vậy châu Âu không thể giám sát đầu tư nước ngoài. Còn các nước thành viên châu Âu thì có cách phản ứng riêng, tùy theo tình hình tại mỗi nước.
Thế nhưng, trái với thị trường châu Âu mở cửa, Trung Quốc lại kiểm tra nguồn đầu tư nước ngoài. Chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục làm chủ luật chơi trong mọi hoàn cảnh bằng cách từ chối thẳng thừng một vụ chuyển nhượng đến việc bắt buộc phải thành lập các công ty liên doanh với một công ty Trung Quốc, hay buộc phải chuyển giao công nghệ hiện đại.
Les Echos đặt câu hỏi: Nếu muốn tiếp tục kiểm soát được tương lai ngành công nghiệp của mình, liệu EU có nên tính đến việc tìm cho mình cách hành động hay không?
Nguồn: Les Echos

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét