Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

 TS thật xấu hổ lờ học hàm, học vị vì TS giấy
Cập nhật lúc 08:13
 (Quan điểm) - “Tôi đã đi học, nghiên cứu đạt nhiều học hàm, học vị nhưng thú thật tôi xấu hổ không bao giờ đề nó trước tên của mình vì tôi thấy cái bằng cử nhân của tôi là giá trị nhất.Tôi nghĩ là do cơ chế, để có cớ rút tiền ngân sách, để tinh tướng, để sinh tra trường nọ trường kia, sinh ra khoa nọ khoa kia thì phải có người học, nên đẻ ra nhiều quy định ép buộc phải học, và có tình trạng các loại dởm này”.
Một bạn đọc tâm huyết gửi ý kiến của mình đến báo Đất Việt sau khi đọc loạt bài về ‘Tiến sĩ giấy’ như vậy. Cùng quan điểm đồng tình với phương pháp giáo dục hiện nay đang bào mòn niềm tin của thế hệ trẻ và sinh ra nhiều tiến sĩ giấy, hàng nghìn bạn đọc đã chia sẻ quan điểm của mình.
Thạc sĩ viết 1 trang dự án còn copy nguyên trên mạng
Chỉ ra một thực trạng từ chính thực tế mà bạn đã chứng kiến, bạn đọc Thanh Minh đặt câu hỏi: “Xin hỏi Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, người ta (chủ yếu là cán bộ nhà nước, quan chức) chỉ có đúng 1 cái bằng đại học tại chức Luật hay Quản trị kinh doanh... Chắc chắn là kiến thức chuyên môn yếu kém hơn cả trung cấp, cao đẳng chính quy vì có học các môn cơ bản đâu, thầy cho điểm hết. Vậy làm sao mà làm thạc sĩ quản trị kinh doanh?, thạc sĩ khoa học được? Thế nhưng thực tế đầy rẫy thạc sĩ quản trị kinh doanh, khoa học”.
“Loại thạc sĩ đó viết cái văn bản, một trang dự án còn copy y nguyên trên mạng, làm được cái gì, kém hơn cả cử nhân, kỹ sư chính quy, vậy mà họ toàn là lãnh đạo, kế toán trưởng, không "sập" mới lạ!”, bạn Thanh Minh chua chát.
 Hình ảnh ông Tiến sĩ giấy trước đây không đơn thuần là trò chơi mà còn là ước muốn con cháu thành đạt, giỏi giang. Nhưng nay nhắc đến tiến sĩ giấy là câu chuyện đáng buồn
Hình ảnh ông Tiến sĩ giấy trước đây không đơn thuần là trò chơi mà còn là ước muốn con cháu thành đạt, giỏi giang. Nhưng nay nhắc đến tiến sĩ giấy là câu chuyện đáng buồn
Bạn đọc Nguyễn Phước còn chỉ ra một ví dụ đau xót hơn. Đó là có 1 vị GS TSKH về địa chất mà chẳng hiểu tính chất cơ bản về đất đá. Trong khi kiến thức này chỉ đáng trình độ của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành. Còn vị Giáo sư này cho rằng đá Granite ngâm nước 1 mùa thì biến thành bột!!!... “Việt Nam ta còn rất nhiều dạng này”, bạn đọc Phước nhấn mạnh. 
Còn bạn đọc Nguyễn Văn Pha chỉ ra,Nhà nước cần phải xem xét lại chính sách "cào bằng thăng chức" đối với công chức mà không đếm xỉa gì đến năng lực cũng như hiệu quả công việc.
Chính chính sách "cào bằng thăng chức" này mới đẻ ra nhiều giáo sư, tiến sĩ giấy, và vô số các chiên ra học giả. Theo đánh giá của các tổ chức uy tín trên thế giới thì VN là nước có các vị quan chức lãnh đạo có tược vị giáo sư, tiến sĩ đứng hàng đầu thế giới. Nhưng không hiểu sao Việt Nam vẫn là nước kém phát triền?! Thậm chí có vị ở Hà Nội còn đặt ra mục tiêu đến năm nào đó Hà Nội phải có bao nhiêu tiến sĩ, thay vì đặt mục tiêu đến năm nào đó Hà Nội phải phát triển như thế nào, thu nhập bình quân đầu người đạt bao nhiêu...  
“Thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức, với đội ngũ các tiến sĩ giấy hiện nay, không biết bao giờ Việt Nam mới tiếp cận được nền kinh tế này. Liệu chúng ta có hy vọng vào kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ ở nước ngoài của Bộ Giáo dục. Nếu cử người đi học tiến sĩ mà theo cơ chế 4C,5C thì còn lâu chúng ta mới có đội ngũ các nhà khoa học giỏi để làm đầu tàu đưa nước ta vào nên kinh tế trí thức”, bạn đọc Pha nhìn xa hơn.
Cách đào tạo giấy thì có tiến sĩ giấy 
Tỏ ra nhìn vấn đề khá bình tĩnh, bạn đọc Nguyễn Khang cho rằng cách đào tạo Đại học giấy, thì đương nhiên sẽ có thạc sĩ giấy và tiến sĩ giấy. Đây là điều thực tế của giáo dục nước ta hiện nay.
“Một cử nhân luật từ xa cũng đã trở thành thạc sĩ luật rồi lên đến tiến sĩ luật đấy thôi. Có cần tôi dẫn chứng và nêu đích danh ra không? Vậy so với một tiến sĩ luật tốt nghiệp ở Đại học Pari XIII thì thế nào nhỉ? Ngay cả bậc thấp nhất là bậc tiểu học cũng đã đào tạo theo kiểu ngồi nhầm lớp rồi mà”, bạn đọc Khang chia sẻ.
Và vị độc giả này cũng bày tỏ: “Có đại biểu Quốc hội phát biểu tôi thấy rất tâm đắc đó là: Nếu anh đầu tư vào kinh tế thì sẽ có thành công và thất bại, nhưng nếu thất bại cùng lắm là tạo ra khủng khoảng, và anh có thể làm lại được. Còn giáo dục, nếu anh đầu tư sai thì 20 đến 30 năm sau mới tạo ra khủng khoảng cực kỳ nghiêm trọng”.
Một bạn đọc tên Lê tỏ ra khá chua chát: “Ngày xưa được vào bia tiến sỹ, giờ xấu hổ quá không ai giám làm bia, vì tiến sỹ giờ quá ngu dốt”.
Bạn đọc David Thái lo lắng: “Không biết Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của chúng ta có đọc những lời tâm huyết này hay không, tất cả chúng ta đều nhìn thấy mọi chuyện xảy ra tồi tệ như thế từ lâu rồi”.
 Tuy nhiên David Thái cũng e ngại, chúng ta là dân nói không ai nghe, chỉ có các lãnh đạo sắp và đã về hưu mới dám nói thôi nhưng có mong gì thay đổi được?.
 “Cải cách giáo dục ư? thật quá xa vời "Cải cách, cải cách nữa, cải cách mãi". Thành ra mãi đi sau người ta. Hãy nhìn sang Campuchia mà xem, sản xuất xe điện điều khiển bằng martphone, sản xuất gạo xuất khẩu vào Hàn Quốc, Mỹ, EU còn chúng ta TQ, Châu phi vv, thật hết sức xấu hổ”, David Thái không dấu được sự thất vọng.
(Theo Đất Việt) Phương Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét