Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

 15:40

Mất trắng trăm triệu vì LR, công an vào cuộc điều tra

Người mất ít thì vài trăm người nhiều lên đế cả chục ngàn, tính ra có người mất đến cả trăm triệu vì “chơi” tiền ảo qua Liberty Reserve (LR) nhưng bây giờ chỉ biết kêu trời vì mọi đầu mối giao dịch với trang web gần như đã biến mất.

Sau khi website Liberty Reserve bị phanh phui phạm tội, ở Việt Nam những thông tin đầu tiên về một đường dây chuyền tiền qua LR bị phá đã làm cho dân buôn tiền ảo rung động. Những nhà đầu tư, kinh doanh tiền ảo trở nên hoang mang hơn khi trang web tự xưng là LR ở Việt Nam đã dừng hoạt động và các nhà quản trị gần như mất tích.
Các giao dịch ngưng lại, tiền mắc kẹt và nhà đầu tư có thể mất trắng khoản tiền.
Trên các diễn đàn chia sẻ về cách kiếm tiền online, nhiều thành viên cho biết họ bị kẹt hàng trăm LR. Đây là đơn vị tiền ảo của Liberty Reserve, có giá trị tương đương một USD. Thậm chí vài nghìn hay chục nghìn LR trong tài khoản mà không có cách nào thu hồi được. Trang chủ của công ty Liberty Reserve đã bị chặn, số liên hệ trên website cũng không thể gọi được.
Thành viên josthanhxuan trên một diễn đàn tiếc nuối: "1.000 USD ra đi không lời từ biệt", trong khi đó nickname tara94221 cũng than thở vì mất số tiền cả tháng trời làm việc. Một người dùng khác cho hay anh mất vài nghìn LR (hay USD) nhưng không có hy vọng lấy lại sau khi biết thông tin về sự cố của công ty.
rửa tiền, LR, online, ngân hàng, ngoại hối, giao dịch,
Không chỉ thiệt hại khi số tiền trong tài khoản chưa kịp chuyển đổi từ LR sang VND, những người kiếm tiền trực tuyến không biết xoay sở ra sao khi các trang web lâu nay vẫn trả tiền công cho họ đột ngột thông báo đóng cửa hoặc từ chối chi trả.
Tuy nhiên, theo một người chuyên kiếm tiền trên mạng online chia sẻ, LR không được công nhận là tiền nhưng nó lại "có giá trị như tiền" và số người có nhu cầu giao dịch rất đông nên dù không xin được giấy phép kinh doanh, các Exchanger (đối tác nhận đổi tiền) vẫn mọc lên như nấm. "Những người không sử dụng LR có thể coi các Exchanger là những người làm ăn phi pháp nhưng những người thường xuyên sử dụng LR lại coi họ là phao cứu sinh", người này nói.
Người kiếm tiền online (MMO) có nhiều lựa chọn công việc để được nhận LR như click vào quảng cáo, chơi forex hoặc tải dữ liệu lên mạng thông qua một trang chia sẻ, đợi người khác tải về để hưởng hoa hồng từ số lượt download... Số tiền sẽ được thanh toán vào tài khoản người chơi theo chu kỳ nhất định. Sau khi nhận tiền, chủ số LR sẽ bán lại cho người mua (exchanger) để đổi từ đồng tiền ảo sang tiền thật VND thông qua tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam.
Ví dụ, một người chơi có 1.000 LR cần bán, sau khi thỏa thuận tỷ giá với exchanger (thường ngang bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với giá USD trên thị trường hiện tại), người có LR sẽ chuyển số tiền ảo sang tài khoản Liberty Reserve của người mua. Tiếp đó exchanger sẽ dùng tài khoản tiền Việt của mình trả đúng mức đã thỏa thuận trước đó cho người bán vào tài khoản ngân hàng đã cung cấp (ở đây là hơn 20 triệu đồng). Còn số tiền đã mua, exchanger sẽ làm gì thì chỉ họ mới biết.
Ngoài lựa chọn chuyển số tiền ảo sang tiền thật VND để sử dụng, người chơi cũng có thể dùng LR để giao dịch tại một số địa chỉ trực tuyến ở Việt Nam. Hiện có khá nhiều trang web cho mua thẻ điện thoại, thẻ game, phần mềm hoặc một số món đồ bằng loại tiền này. Tuy nhiên, đây đều là các website do exchanger lập ra để tiện giao dịch chứ không phải đại diện ủy quyền của Liberty Reserve ở Việt Nam.
Dân kiếm tiền trên mạng online chia sẻ, LR không được công nhận là tiền nhưng nó lại "có giá trị như tiền" và số người có nhu cầu giao dịch rất đông nên dù không xin được giấy phép kinh doanh, các Exchanger (đối tác nhận đổi tiền) vẫn mọc lên như nấm. "Những người không sử dụng LR có thể coi các Exchanger là những người làm ăn phi pháp nhưng những người thường xuyên sử dụng LR lại coi họ là phao cứu sinh", người này nói.
Điều tra các ngân hàng?
Sau khi có thông tin 4 ngân hàng của VN liên quan đến mạng lưới rửa tiền toàn cầu vừa bị cảnh sát Mỹ phá vỡ, hôm qua 30.5, lực lượng chuyên trách của Bộ Công an đã chính thức nhập cuộc điều tra.
Một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao(C50) - Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra, tìm hiểu đường đi nước bước của Liberty Reserve (LR - Công ty chuyên chuyển ngoại hối và thanh toán trực tuyến đặt trụ sở tại Costa Rica), sau khi có thông tin các ngân hàng (NH) Ngoại thương, Công thương, Á Châu và Đông Á có liên quan trong vụ rửa tiền qua mạng của công ty này.
Tiếp tục tìm hiểu trên mạng, qua theo dõi trên một đoạn video hướng dẫn rút tiền từ tài khoản LR về VN, ở phần phương thức nhận tiền của video này hiện ba tên NH trong nước Vietcombank, Đông Á và ACB.
Dù đã nhận được phản hồi từ phía 4 NH “không liên quan gì tới LR”, nhưng một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền nhìn nhận, trang mạng của LR đã xuất hiện khá lâu tại VN nhưng không có một cơ quan nào biết nó có được đăng ký hay không và cũng không có ai quản lý. Chính vì vậy, hiện tại phía NHNN đã chính thức phối hợp với C50 nhập cuộc điều tra, tìm hiểu.
“Sau khi Vụ Pháp chế rà soát lại, thì không có quy định nào xác định tiền ảo này là ngoại tệ, trang mạng thanh toán không phải là điểm giao dịch hoặc thu đổi ngoại tệ nên NHNN cũng khó xử lý”, vị lãnh đạo này cho hay.
Lãnh đạo này phân tích, việc các cá nhân tham gia mua tiền ảo LR trên trang mạng, sau đó dùng tiền thật để chuyển cho nhau qua các NH cứ cho là một kênh chuyển tiền hợp pháp, thì hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật điều chỉnh hành vi và giao dịch kiểu như thế này. Đây chính là những rủi ro khó lường mà người tham gia phải hứng chịu.
Trong khi đó, theo các thông tin được quảng cáo, tại Việt Nam, trang mạng đứng tên tổ chức này lâu nay cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cho phép người dùng mua, bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong bốn NH của VN là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á (DongA Bank) và Á Châu (ACB).
Theo lý giải của một số nhân viên kinh doanh ngoại hối, giao dịch phát sinh liên quan đến ngân hàng tại Việt Nam trong mua bán giữa hai bên, nhưng thực tế quá trình chuyển tiền giữa các tài khoản LR (bán) sang LR (mua) và VND (mua) sang VND (bán) không có ràng buộc pháp lý với nhau, ngoại trừ thỏa thuận miệng giữa hai bên mua bán kể trên. Do đó, có thể nói nhà băng tại Việt Nam không tham gia trong chuyện mua bán LR, tên các đơn vị xuất hiện trên những website giao dịch loại tiền ảo này chỉ để giao dịch thuận tiện hơn.
PV (Tổng hợp) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét