Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

14:27

Đuối lý, Trung Quốc sợ toà án Quốc tế

Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế.
Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần này trên tờ Hoa Nam Bưu điện Buổi sáng – một tờ báo của Hong Kong.
 
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen.
Hồi tháng 1.2013, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng.
Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy “thất vọng” khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
"Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hong Kong hôm 23.5.
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ trở nên có lý hơn” nếu họ trình bày lập luận, lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, “lập trường của họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết”, ám chỉ đến UNCLOS.
Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?”, chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu.
Theo ông này, “việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt”.
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”.
Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rõ ràng đã làm xói mòn quyền lực mềm của cường quốc châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới”, ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại tòa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Nhật Bản mới đây đã thể hiện sự ủng hộ cho việc Manila thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế.
Cụ thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo.
“Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc Philippines chọn lối đi pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để nhằm xác định rõ các vùng lãnh hải và quyền của chúng tôi ở Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22.5 đã cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines.
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía Philippines. Dự án này sẽ được tài trợ bởi nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản.
Đây là trường hợp đầu tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ, Nhật đã nhất trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang tìm cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) hôm 15.5 đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22.1, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào bãi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là “vô giá trị” và “phi pháp”.
Theo Vnmedia.vn

Chuyện vui:

Ngọc Hoàng phán quyết
     
       Hai quốc gia láng giềng ven Biển Xanh là Đại Bò và Tiểu Rồng vốn có xích mích từ ngàn năm nay. Đại Bò cậy lớn luôn gây sự, chèn ép, thôn tính nên dân Tiểu Rồng chưa bao giờ được yên.
      Gần đây Đại Bò dựa vào mấy nét vẽ bậy của một con dân từng chấp chính, vẽ trên tấm bản đồ cũ đã đòi chủ quyền gần hết Biển Xanh, liếm vào sát bờ biển dài dặc của Tiểu Rồng cùng nhiều nước khác với lý luận đường Lưỡi Bò lịch sử không thể tranh cãi!
      Tuy nhỏ nhưng dân Tiểu Rồng vốn dũng cảm, thông minh, chưa bao giờ khuất phục Đại Bò. Một họa sỹ của Tiểu Rồng đã có sáng kiến cũng vẽ một đường gọi là Lưỡi Rồng. Đường Lưỡi Rồng này ôm trọn cả đường Lưỡi Bò của Đại Bò. Sáng kiến này đã được cả chính quyền và muôn dân Tiểu Rồng nhất trí chọn làm đường biên giới trên Biển Xanh, khảng định chủ quyền của mình.
      Sự tranh dành giữa hai quốc gia không thể ngã ngũ. Sự việc đẩy lên cho Ngọc Hoàng phán xử.
      Sau khi nghiên cứu, Ngọc Hoàng thấy phần lý của Tiểu Rồng có vẻ hơi đuối vì đường Lưỡi Rồng rõ ràng là học theo Lưỡi Bò và chỉ mới được vẽ ra. Tại tòa Ngọc Hoàng chất vấn:
      - Trước hết Đại Bò nói ta nghe cái lý của nước ngươi?
      Sứ giả Đại Bò khúm núm, xun xoe:
      - Dạ thưa, lước ngộ hoàn toàn có đủ chứng cứ liệc dử về chủ quyền trên Biển Xanh dồi à. Nó  lược con dân lước ngộ vẽ ra gần trăm lăm lay dồi à. Bên Tiểu Rồng dõ dàng là bắc chước lước ngộ,chỉ vừa vẽ da thôi à…
      Ngọc Hoàng gật gù, quay sang sứ giả Tiểu Rồng:
      - Rõ ràng nước ngươi bắc chước, mới vẽ ra chứ đâu có chứng cứ lịch sử gì?
      - Dạ, thần xin hỏi Ngọc Hoàng một câu được không ạ?- Sứ giả Tiểu Rồng không trả lời mà hỏi lại Ngọc Hoàng.
      - Được, cho phép ngươi hỏi - Ngọc Hoàng.
      - Dạ, theo Ngọc Hoàng, thế nào là chứng cứ lịch sử ạ?
      - Là sự kiện nó đã tồn tại lâu qua năm tháng, dần dà thì gọi là lịch sử.
      - Đúng thế ạ. Đường Lưỡi Bò, theo con biết, nó mới được vẽ chưa đầy trăm năm. Vậy cái đường Lưỡi Rồng của nước con, sau 100 năm nữa nó có là chứng cứ lịch sử không ạ?
      - Ừ nhỉ, lúc đó thì Lưỡi Rồng cũng là chứng cứ lịch sử rồi còn gì!-Ngọc Hoàng gật gù như chợt nhận ra. Sau mấy phút suy tư, nhớ lại những quy ước của Luật Trời, Ngọc Hoàng phán quyết:
      - Hai sứ giả Đại Bò, Tiểu Rồng nghe đây. Phên dậu, biên giới quốc gia đã được phả hệ Thiên Đình quy định hàng ngìn năm nay rồi. Các ngươi phải tuân theo Luật Trời, không phải cứ tùy hứng, vẽ hươu vẽ vượn ra rồi lấy cớ tranh chấp của nhau là được. Hãy về xem lại bản đồ của tổ tiên ngàn năm trước xem nó thế nào, cứ thế mà thi hành. Bãi triều.
      Nghe phán quyết vậy, sứ giả Tiểu Rồng phấn khởi ra mặt, vội lạy bẩm cáo từ ngay.
      Sứ giả Đại Bò đứng như trời trồng. Rồi gãi đầu gãi tai định trình bày thêm với Ngọc Hoàng nhằm vớt vát. Chưa kịp nói, Ngọc Hoàng nhắc luôn:
      - Nói riêng với ngươi, nước ngươi là nước lớn, phải tỏ ra quân tử đại trượng phu chứ. Xưa nay ta thấy các ngươi nhỏ nhen lắm, tranh từng tí đất, tí sông, cậy thân Bò to xác ăn hiếp thiên hạ. Nói nhỏ với ngươi, cái Lưỡi Rồng thè ra còn có kẻ sợ vì dẫu sao đó cũng là giống rắn, giống rồng. Lưỡi bò nhà ngươi mà thè ra liếm láp lung tung, nó mà cắt đem xào tỏi thì các ngươi có sống được không?
(Theo dongquanho.blogspot.com) Đinh Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét