Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012


21:17
 Cảm nhận mối đe doạ của Mùa xuân Trung Quốc


SGTT.VN - Tập Cận Bình, Tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa ra những lưu ý gay gắt và kịch liệt nhất cho tới nay trước mối đe doạ của tham nhũng đối với Trung Quốc. Ông Tập nhắc lại với bộ Chính trị:


Tập Cận Bình, Tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc 
Trong những năm gần đây, những vấn đề dồn nén kéo dài tại một số nước đã làm bùng phát cơn giận dữ của quần chúng, dẫn đến tình trạng hỗn loạn xã hội và sụp đổ các chính quyền, và tham nhũng và hối lộ là một nguyên nhân quan yếu… Một loạt sự kiện tố giác với chúng ra rằng nếu tham nhũng trở nên ngày càng nghiêm trọng, đương nhiên sẽ đưa Đảng và Nhà nước đến chỗ diệt vong. Chúng ta phải cảnh giác. Trong những năm gần đây, đã có những trường hợp vi phạm luật lệ nghiêm trọng Đảng, những vi phạm vừa thâm độc về bản chất và hoàn toàn huỷ hoại về chính trị, gây sốc cho nhân dân đến tận cốt lõi.1
Các lãnh đạo của Trung Quốc đã tố giác tham những hàng ngàn năm nay trong khi tham nhũng vẫn hoành hành trong xã hội Trung Hoa. Đảng Cộng Sản cũng không ngoại lệ đối với xu hướng lịch sử này. Tuy Nhiên, ông Tập đã vượt lên những phát biểu nhàm chán khi ông đặc biệt cảnh cáo rằng tham nhũng tăng lên “sẽ đương nhiên đưa Đảng và Nhà nước đến chỗ diệt vong”. Đi xa hơn, ông Tập còn tham chiếu trực tiếp đến Mùa xuân Ả rập cho thấy một ý thức ngày càng lớn về chính mối đe doạ tức thời mà tham nhũng thâm căn đặt ra cho các nhà lãnh đạo đương thời.
Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew thấy rằng vấn đề lớn nhất được nhận thức ở Trung Quốc là lạm phát. Mối quan ngại đối với các quan chức tham nhũng gần như là thứ hai – một nửa dân số Trung Quốc coi tham nhũng là một vấn đề quan yếu so với bốn năm trước chỉ có 39%.Những lo lắng về khoảng cách giàu nghèo tăng lên cũng cao hơn so với nghiên cứu trước đó.
Điều mà bản thăm dò cho thấy là bản chất ngày càng mở rộng của những bất an kinh tế ở Trung Quốc. Quan ngại về kinh tế đại biểu cho một nguồn bất ổn với tiềm năng lớn hơn so với bất bình đối với tham nhũng. Các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc nhận được ủng hộ về sự xứng đáng của họ nhờ cải thiện những điều kiện vật chất cho dân. Ba thập kỷ qua của tăng trưởng kinh tế đã chứng kiến một tốc độ giảm nghèo to lớn nhất trong lịch sự thế giới. Một cấp độ nào đó của nhận hối lộ được khoan nhượng bao lâu mà làn sóng phát triển kinh tế đang lên đều nâng hết mọi con thuyền lên. Tuy nhiên, nếu số đông người dân Trung Quốc không còn nhận được những cải thiện chất lượng cuộc sống trực tiếp từ hệ thống chính quyền, thì tự thân hệ thống này sẽ đối mặt với một khủng hoảng về tồn tại.
Những cảnh báo của ông Tập Cận Bình về tham nhũng bao hàm một tham chiếu khá hiển nhiên đến những cuộc cách mạng đang diễn ra ở Trung Đông. Thật vậy, có hai nét trương đồng giữa bối cảnh trong nhiều nước Trung Đông và Trung Quốc đương đại – bản chất toàn trị của các chính quyền và tham nhũng thâm căn.
Tuy nhiên, đường cung kinh tế của hai vùng hoàn toàn khác nhau. Trong khi tham nhũng đương nhiên là một nhân tố làm nổ ra cách mạng nhân dân A rập, sự thiếu cơ hội kinh tế là động cơ xác định đối với các phong trào quần chúng của Mùa xuân Ả rập.
Kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại. Phó thủ tướng Lý Khắc Cương, người đứng thứ hai sau ông Tập, ám chỉ đến các khó khăn này trong một bài phát biểu gần đây tại Hội đồng Nhà nước: “Khó mà duy trì tăng trưởng hai số, nhưng 7% sẽ là đủ để đạt được một xã hội thịnh vượng vào năm 2020.”3
Như thế, nếu và khi Trung Quốc đối diện với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng, các vấn đề vừa nêu nhanh chóng chuyển thành bất ổn.
Những cảnh báo của ông Tập về mối đe doạ hiện hữu đặt ra bởi tham nhũng thâm căn cho thấy một ý thức đang tăng lên về sự cần thiết sống còn cho những thay đổi đầy ý nghĩa đối với hệ thống chính trị Trung Quốc.
Sự kiên nhẫn của người dân Trung Quốc chỉ kéo dài bao lâu mà vật chất của họ và bối cảnh chính trị tiếp tục cải thiện.
P. V.(Asia Times Online)
------------
1Tân lãnh đạo Đảng trong phát biểu tố cáo tham nhũng, NYT, 18.11, 2012
2 Những quan ngại ngày càng tăng về bất bình đẳng, tham nhũng, Dự án thái độ toàn cầu của Pew, 16.10.2012.
3 Ông Lý kêu gọi những cải cách chính để duy trì phát triển, China Daily, 23.11.2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét