Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ông Trần Trọng Dực xứng đáng được xét "Công dân ưu tú"

Cập nhật lúc 08:00   

(Tin tức thời sự) - Là công dân Thủ đô, thì phải có đóng góp, cống hiến. Đóng góp đó phải được người dân ghi nhận.

Xứng đáng
Phan Đăng Long – cho biết,  Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội vừa đề nghị xét tăng danh hiệu "công dân thủ đô ưu tú" năm 2015 cho 10 người, trong đó có ông Trần Trọng Dực Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội, người từng phát biểu về hiện tượng chạy chức không dưới 100 triệu ở Ứng Hòa.

Ong Tran Trong Duc duoc xet
Ông Trần Trọng Dực
Danh sách đưa ra dựa trên những tiêu chí xem xét rất cụ thể về những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của thành phố. Thông qua sự giới thiệu của các cơ sở, tổ chức cấp dưới gửi lên, thành phố sẽ lựa chọn ra những người có thành tích tiêu biểu như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt…
Cũng là thành viên trong hội đồng thi đua của TP, ông Long cho biết, trong lần lựa chọn cuối cùng có khoảng hơn 30 ứng viên để sàng lọc được 10 ứng viên xứng đáng nhất. 10 người sẽ đại diện cho 10 lĩnh vực khác nhau và đều nhận được số phiếu tối đa của 18 thành viên trong hội đồng thi đua. Trong đó, ông Trần Trọng Dực là người đại diện cho toàn khối cán bộ công chức, lãnh đạo của thành phố.
“Được đánh giá là người thẳng thắn, cán bộ công chức mẫu mực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đóng góp trong công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, ông Dực cũng như những người được đề xuất đều rất xứng đáng”, ông Long nói.
Chia sẻ thêm vị Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, ông Trần Trọng Dực với chức năng, nhiệm vụ là một cán bộ, lãnh đạo trong Ủy ban kiểm tra thành phố đã từng nêu ra trước HĐND về hiện tượng chạy biên chế không dưới 100 triệu tại Thủ Đô. Dù đây chỉ là một hiện tượng và chỉ là một trong nhiều việc ông Dực đã hoàn thành nhưng với phát biểu này, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra, xử lý.
Vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, ông Long cho biết, đó vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm. Nếu trước đây, phát biểu về hiện tượng tiêu cực có thể là thích thì làm nhưng khi đã “Công dân Thu đô ưu tú” thì ông Dực cần phải thể hiện rõ hơn sự “ưu tú” của mình trong mọi hoàn cảnh.
Không bình chọn theo cảm tính
ĐBQH Hà Nội, ông Đinh Xuân Thảo cho biết, Luật Thủ đô đã có quy định rất rõ ràng, tiêu chí xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Việc đề nghị xét tặng phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, nếu xem xét mang tính chất cảm tính, không có tiêu chí rõ ràng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Bởi theo ông Thảo, đây không phải là việc trao tặng danh hiệu cho một cá nhân, một đơn vị nữa mà người được xét tặng đang phải đại diện cho toàn bộ cán bộ, công nhân, viên chức, lãnh đạo của cả một lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
Ông Thảo chỉ ra mấy vấn đề cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, Công dân ưu tú của Thủ đô không nhất thiết chỉ là những công dân có hộ khẩu Hà Nội mà cũng có thể là công dân địa phương khác. Kể cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thành phố nhưng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô đều xứng đáng được xét tặng, khen thưởng.
Thứ hai, xét tặng danh hiệu phải dựa trên cả quá trình hoạt động, cống hiến không chỉ dựa vào một phát biểu hay một phát hiện mà đề nghị xét tặng. Việc này phải được cân nhắc dựa trên những ý kiến, đánh giá của các thành viên trong hội đồng thi đua xem lựa chọn đó là đúng hay chưa.
Thứ ba, nếu chỉ dựa vào một phát biểu về hiện tượng tiêu cực, chạy chức, chạy quyền không dưới 100 triệu thì không riêng cá nhân ông Dực mà đã nhiều người đã nói trước đó. Quan trọng hơn là vấn đề nêu ra có đem lại hiệu ứng gì trong xã hội? Từ việc chỉ ra tiêu cực đã đưa đến kết quả như thế nào?...
Ví dụ, xã hội lên án, các nhà chức trách phải vào cuộc, ngăn chặn, đẩy lùi được tiêu cực thì đó là phát hiện, đóng góp xứng đáng. Tuy nhiên, ai cũng biết kết quả kiểm tra thì không tìm ra sai phạm nào. Trong khi đó, trước đây đã có việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa mạnh dạn tố cáo tiêu cực trong thi cử, lẽ ra, việc này cần phải được biểu dương, đáng hoan nghênh thì ngược lại người tố cáo không những không được tuyên dương, còn bị trù dập, khó sống.
Từ đó, ông Thảo đề nghị phải xem xét rất cẩn thận khi trao quyết định xét tặng cho một ai đó.
Nhận xét về danh sách 10 công dân được vinh danh, Bà Bùi Thị An thẳng thắn cho rằng, trong 10 công dân được đề xuất, bà đồng tình với 2 công dân hoạt động trong lĩnh vực khoa học là GS. Vũ Hoan (SN 1937), Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội và Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm (SN 1943), Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội.
(Theo Đất Việt) An An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét