Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Mỹ gây sự vì e ngại Nga?

Cập nhật lúc 20:24

 

(Bình luận quân sự) - Thời gian qua, giới nghiên cứu, thậm chí các tướng lĩnh Mỹ công khai rằng Nga là mối đe dọa trực tiếp...

Ai đe dọa trước?
Theo đánh giá mới đây của Viện Kinh tế và Hòa bình, có trụ sở đặt tại Australia, vào năm 2015 Nga vẫn đứng ở vị trí 152/162 quốc gia trên bảng xếp hạng “Chỉ số hòa bình toàn cầu”.
Nga đứng ngay sau Nigeria (đang đứng ở vị trí 151 trong bảng xếp hạng) và đứng trước CHDCND Triều Tiên (đứng ở vị trí thứ 153).

My gay su vi e ngai Nga? Phóng to
Nga bị xếp hạng thứ 152/162 trong danh sách "Chỉ số hòa bình toàn cầu"
Những người đứng ra đánh giá chỉ số “hòa bình” này là các nhà xã hội học và kinh tế học thuộc các trung tâm khoa học Mỹ và Australia. Chỉ số này được tính toán từ năm 2007 và dựa trên các yếu tố chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là mức độ bạo lực trong nước và các khoản chi tiêu quân sự.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ và Australia dường như đang áp dụng tiêu chuẩn kép khi ra sức biện minh cho các cuộc tập trận của lực lượng phản ứng siêu nhanh của NATO, coi đây là hành động nhằm đáp trả những “hành động hiếu chiến” của Nga từ hồi năm ngoái.
Tướng Mỹ Philip Breedlove mới đây cũng lên án mạnh mẽ tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc phát triển khả năng hạt nhân của quân đội Nga.
Cụ thể, phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn kỹ thuật-quân sự Quốc tế “Quân đội 2015”, vào ngày 16/6, Tổng thống V. Putin, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Nga tuyên bố: “Trong năm nay, các lực lượng vũ trang Nga sẽ được bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào, kể cả những hệ thống kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất”.
Ông Putin nói: “Chúng tôi từng và sẽ đặc biệt chú ý đến việc thực hiện các chương trình vũ khí, nâng cấp tổ hợp công nghiệp quốc phòng quy mô lớn của nhà nước”.

My gay su vi e ngai Nga?
Tổng thống Putin tại Diễn đàn kỹ thuật-quân sự Quốc tế “Quân đội 2015”
Báo chí Nga cho rằng tuyên bố của tướng Mỹ thực ra nhằm biện minh cho việc NATO đang triển khai rầm rộ 30.000 lính với tất cả vũ khí hạng nặng tới các nước Đông Âu và Baltic cách đây một tháng.
Còn tuyên bố của Tổng thống Putin chính là nhằm đáp trả ý đồ của Washington triển khai các loại vũ khí hạng nặng, kể cả tên lửa hạt nhân và máy bay ném bom tới các căn cứ quân sự ở Anh và các nước láng giềng xung quanh Liên bang Nga.
Tuy vậy, dưới góc nhìn của các chuyên gia Nga, trong khi lực lượng của NATO chỉ có 30.000 lính thì Nga có thể tiến hành các cuộc tập trận tương tự, song với quân số nhiều hơn gấp 3 lần. Không những thế, Nga chỉ cần 24 tiếng để di chuyển tới những vị trí sẵn sàng chiến đấu (mục tiêu của NATO là triển khai lực lượng phản ứng nhanh trong vòng 48 tiếng).
Báo Độc lập viết: “Trong khi các nhà lãnh đạo quân sự của châu Âu còn bàn bạc và đánh giá, làm thế nào để nhanh chóng di chuyển tới những địa điểm chỉ định và chiến đấu, theo mệnh lệnh của chú Sam, thì London, Paris, Bonne và những nơi khác như Warsaw, Riga, Tallinn và Vilnius có thể đã biến thành những đống đổ nát.
Ai run sợ?
Thời gian qua, giới nghiên cứu, thậm chí các tướng lĩnh Mỹ công khai rằng Nga là mối đe dọa trực tiếp, cho rằng trong giai đoạn hiện nay Nga là quốc gia duy nhất ở châu Âu có tất cả các loại vũ khí truyền thống và phi truyền thống có thể đe dọa an ninh nước Mỹ.
Với kho vũ khí hạt nhân có các loại tên lửa tầm ngắn và đạn đạo xuyên lục địa, Nga được đánh giá nằm trong số không nhiều quốc gia có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ và các đồng minh của nước này. Bộ Quốc phòng Nga cũng có đủ số lượng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể mang các loại đầu đạn hạt nhân khác nhau, có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất, trên biển và trên không.
Thực tế, giới lãnh đạo Nga không phủ nhận việc phải dựa vào các lực lượng hạt nhân chiến lược để bảo đảm an ninh quốc gia. Kho vũ khí hạt nhân của Nga là lá chắn bảo vệ Nga, theo đó nó có thể hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình với một tốc độ vừa phải.
Với những phương tiện răn đe hạt nhân, Moskva tiếp tục xây dựng quân đội của mình và tạo ra các đội quân rất cơ động và phản ứng linh hoạt cần thiết để tiến hành các cuộc chiến tranh, chẳng hạn như với Gruzia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014. Học thuyết quân sự của Nga cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột vũ trang cục bộ và khu vực.

 
Nga công khai dựa vào vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh
Theo các chuyên gia Mỹ, Nga có hai chiến lược răn đe hạt nhân. Chiến lược số một dựa trên nền tảng đe dọa tấn công hạt nhân ồ ạt, hoặc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chống lại những kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân và có ý định tấn công vào lãnh thổ Nga.
Chiến lược số hai dựa trên xác suất các cuộc tấn công hạt nhân hạn chế của các lực lượng vũ trang Nga, nhằm ngăn chặn khả năng leo thang xung đột thành cuộc chiến tranh quy mô lớn và có thể dẫn tới sử dụng vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược đã được hiện đại hóa của quân đội Nga vào cuối năm 2015 là khoảng 30%. Và đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 70%.
Trong thời gian một năm rưỡi qua, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với Tổ hợp công nghiệp quốc phòng các hợp đồng trị giá 22,5 tỷ USD. Và đó mới chỉ là một phần của những gì Nga đang có kế hoạch chi tiêu trong khuôn khổ phát triển vũ khí trong giai đoạn 2011-2020. Phù hợp với chương trình này, phần lớn các lực lượng hạt nhân chiến lược sẽ được trang bị các loại vũ khí hạt nhân chiến lược mới.
Phản ứng yếu ớt
Dù lớn tiếng chỉ trích Nga trong nhiều vấn đề, song Mỹ và NATO lại tỏ ra hết sức “mềm mỏng” khi Nga tuyên bố tăng cường lực lượng hạt nhân.
Nhà Trắng đã không có phản ứng chính thức đối với tuyên bố của Tổng thống Putin về tăng cường tiềm lực hạt nhân của Nga. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Ernest chỉ phản ứng một cách “yếu ớt” rằng: “Chúng tôi đã biết những thông tin này. Tôi không có bình luận cụ thể về những thông tin đó”. Ông này cũng chỉ cảnh báo Mỹ sẽ tiếp tục “có những biện pháp” cần thiết để đảm bảo an ninh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mình.
Cứng rắn hơn một chút, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói với các nhà báo rằng: “Tất nhiên, những tuyên bố đó làm cho tôi lo ngại. Chúng ta đã thỏa thuận, chúng ta đã cùng làm việc với Nga từ những năm 1990 về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Không ai muốn một bước thụt lùi về phía sau. Không ai có thể không lo lắng về những tuyên bố của nhà lãnh đạo một quốc gia hùng mạnh và không nghĩ về hậu quả của những tuyên bố đó”. Ông Kerry chỉ trích rằng Tổng thống Nga đã tuyên bố trái với tinh thần của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START).

 
Mỹ bay F-15E của Mỹ mang theo bom hạt nhân B61-12 triển khai ở châu Âu
Bà Victoria Nuland, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu, trong chuyến thăm Praha nói rằng những tuyên bố về 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Tổng thống Putin chỉ là một trò đùa với công chúng.
Nữ quan chức Mỹ, vốn bị Nga cáo buộc có vai trò rất lớn trong việc gây ra cuộc đảo chính ở Ukraine hồi đầu năm 2014, thậm chí đánh giá thấp khả năng thực thi tuyên bố của Nga và chỉ kêu gọi Nga sẽ tuân thủ các cam kết của mình theo START và rằng Mỹ sẽ theo dõi rất chặt chẽ những gì đang diễn ra.
Tướng Mỹ Philip Breedlove, Tư lệnh các lực lượng liên quân NATO ở châu Âu, trong khi quan sát các cuộc tập trận đầu tiên của lực lượng phản ứng nhanh của NATO mang tên “Noble Jump”, diễn ra tại vùng lân cận thị trấn Świętoszów, phía Tây Ba Lan, cho rằng: Phát biểu của ông Putin (về tăng cường vũ khí hạt nhân của Nga) “không phải là phong cách của một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, tại một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại Brussels vào ngày 16/6, cho rằng: “Những lời lẽ hiếu chiến của Nga là phi lý, nguy hiểm và gây mất ổn định”. Ông Stoltenberg khẳng định: NATO cần tăng cường lực lượng để phản ứng với Nga.
(Theo Đất Việt) Long Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét