Vốn
xây sân bay Long Thành:
Thứ trưởng GTVT “nói
có”, Nhật “nói không”
Cập nhật lúc 07:56
(Tin tức thời sự)
- Theo phía Nhật Bản, thông tin nước này có thể cho Việt Nam vay 2 tỉ USD để thực hiện dự
án sân bay Long Thành là không chính xác.
Chiều 17/10, Bí thư thứ nhất Đại sứ
quán Nhật Bản tại Việt Nam Hiroyuki Hayashi cho biết thông tin trên. Ông
Hiroyuki Hayashi khẳng định phía Nhật chưa có quyết định chính thức nào liên
quan đến vấn đề nêu trên. Thông tin được báo Thanh Niên ngày 17/10 đưa
rõ.
|
Mô hình cảng Hàng không Quốc tế Long Thành
|
Trước đó, tại buổi tọa đàm “Dự án Long
Thành: Cơ hội và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng
cùng ngày, liên quan đến nguồn vốn vay ODA cho dự án Long Thành, ông Phạm Quý
Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trong lúc khó khăn,
tìm ra được một dự án có hiệu quả vẫn cần phải làm.
“Tại sao đặt vấn đề ODA và trái phiếu
chính phủ, vì đến nay riêng hàng không dân dụng thì hạ tầng cơ sở gồm đường
băng, đường lăn, sân đỗ chưa nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức
BOT và PPP. Chính phủ quyết định phần hạ tầng và cơ sở để đảm bảo khẩn nguy an
toàn hàng không thì phải có ODA, đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam
- Nhật Bản vào cuối 2013, họ quan tâm và cam kết sẽ dành 2 tỉ USD cho cái
này, nhưng từ nay đến đó chúng ta phải đàm phán rất nhiều”, ông Tiêu nói.
Khái toán tổng mức đầu tư toàn bộ giai
đoạn 1 khoảng 7,837 tỉ USD. Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về việc huy
động vốn xây sân bay Long Thành. Hai nguồn tài chính dự án được hướng tới đó
là huy động vốn trái phiếu chính phủ và vay ODA.
Ông Nguyễn Nguyên Hùng, chủ tịch HĐTV
Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV, đơn vị được giao làm chủ đầu tư lập báo
cáo đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành) cho biết: "Trong
hàng không, từ trước tới nay Chính phủ vay vốn ODA, chúng tôi vay lại".
"Có thể hiểu ODA là vốn nhà nước nhưng
thực chất ACV vay lại rồi trả nợ giống như đầu tư nhà ga Tân Sơn Nhất và Nội
Bài. Doanh nghiệp vay lại Chính phủ, doanh nghiệp chịu, coi như không phải là
nợ công của Nhà nước nữa", ông Hùng nói.
Trước đó, Bộ GTVT và nhiều chuyên gia
đã không đồng tình với quan điểm giải thể, bán sân bay Tân Sơn Nhất để lấy
tiền trả nợ vay xây sân bay Long Thành. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đang khai thác dịch vụ hàng không hiệu quả.
Sau khi được chấp thuận xây dựng, Long Thành hoàn thiện sẽ giảm tải cho Tân
Sơn Nhất.
“Vốn vay xây Long Thành có thể thu xếp
được, Bộ không tính đến khả năng bán Tân Sơn Nhất để lấy vốn xây Long Thành.
Khi Long Thành đi vào hoạt động, có thể tính tới cổ phần hóa một phần Tân Sơn
Nhất với sự tham gia của các đối tác trong, ngoài nước. Mặt khác, để hoạt
động bền vững, đáp ứng nhu cầu môi trường xã hội trong tương lai, Tân Sơn
Nhất cũng sẽ được cơ cấu lại về giờ hoạt động”, ông Trường khẳng định.
(Theo
Đất Việt) An Nhiên
Thật cảm động khi các bác ở Bộ GTVT "sống chết" bảo vệ một dự án khủng về số tiền bỏ ra nhưng hiệu quả vẫn chỉ dự tính như đếm cua trong hang. Cái ODA mà VN ta đang miệt mài tìm kiếm ở xứ người thì đối với nhiều quốc gia họ coi đó là cái vay "nhục nhã", đường cùng lắm mới phải làm bởi đi với nó là nhiều điều kiện bất lợi phía vay phải chấp nhận. Nếu tính đủ thiệt hại từ những bất lợi ấy, thực tế ODA là khoản vay với lãi suất không nhỏ. Chỉ một ví dụ như với khu KT Vũng Áng, ta được thế nào chưa rõ nhưng tiền họ mang sang, người họ làm, ô nhiễm, chất thải chắc chắn họ không "hưởng". Không biết sau này họ có lỗ triền miên để khỏi đóng thuế thu nhập DN? Nếu vậy thì quá hoàn chỉnh với nhà đầu tư nước ngoài!
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét