Từ điển
“phá nát” tiếng Việt
Cập nhật lúc 08:21
Ông Nguyễn Minh Nhựt - GĐ NXB
Trẻ - phải lên tiếng vì “Từ điển Tiếng Việt” dành cho học sinh không phải do
NXB ấn hành (nhưng lại được lưu chiểu trong thư viên Quốc Gia?).
Nhiều “thảm
họa từ điển” đã liên tục xảy ra trong thời gian qua. Những cuốn từ điển sao
chép, xào nấu, in công khai hoặc in lậu, đầy những từ ngữ ngô nghê, đã nằm ở
những kệ sách thư viện khắp đất nước, và phá nát tiếng Việt của bao nhiêu thế
hệ.
Cười ra nước mắt với từ điển sai
bét
13năm sau, cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của
Vũ Chất, có logo của NXB Trẻ, mới bị phát hiện ra là “thảm họa” về ngôn từ.
Càng khiếp đảm hơn với những “khái niệm mới” được đặt ra từ cuốn từ điển mà chính
NXB Trẻ không nhận là do mình in ra này. Đại để, bồ bịch là… bạn bè thân
thích, đồn trưởng là… trưởng đồn, lâu đài là… lầu và đền đài, thơ ngây là…
ngây thơ, cào cấu là… vừa cào vừa cấu, bế mạc là… chấm dứt buổi hát, bản sắc
là… màu tự nhiên, bóng đèn là bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng
hơi điện, buồn cười - buồn mà cười...
Trước dư luận quá sốc và truy tìm “Vũ Chất” là ai, vừa
qua, NXB Trẻ phải lật lại hồ sơ và mất công điều tra, mới có đủ chứng cứ công
bố: “Cuốn Từ điển tiếng Việt của Vũ Chất không phải do chúng tôi tự
xuất bản, không liên kết với Thành Nghĩa hoặc bất kỳ đối tác nào vào thời điểm
năm 2001 và sau này”. Hiện đơn vị này kiến nghị với Thư viện Quốc gia VN rút
hai cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh - tác giả Vũ Chất, có
mang logo NXB Trẻ, ra khỏi kho lưu trữ, và báo ngay Cục Xuất bản để đề xuất
thu hồi.
Trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc
NXB Trẻ - cũng phát hiện ra cuốn từ điển nói trên đã được NXB Thanh Niên, NXB
Văn hóa Thông tin, NXB Hồng Đức in lại. Truy kỹ hơn nữa, NXB Trẻ có được cuốn
Việt Nam tự điển - tác giả Vũ Chất, NXB Hồng Dân, in năm 1971 (có nội dung
hoàn toàn giống với cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh có
logo NXB Trẻ), lược lại một cách cẩu thả cuốn “Tân tự điển” của tác giả Thanh
Nghị, xuất bản năm 1967.
Như vậy, cuốn từ điển sai bét, sao chép cẩu thả một cuốn
từ điển khác, in từ trước giải phóng, nay lại ngang nhiên qua mắt kiểm duyệt
để in lại dưới logo của 4 NXB. Điều này có thể thấy, hầu như Cục Xuất bản không
kiểm soát được tình hình sách “đội mũ” kiểu trên.
Trước đó, hai “thảm họa” từ điển đã gây tranh cãi trên các
diễn đàn, là “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” và “Từ điển từ và ngữ Hán - Việt”
của Nguyễn Lân, bị học giả Huệ Thiên và Lê Mạnh Chiến phê phán từ lâu là rất có
hại cho tiếng Việt.
Báo động về việc soạn từ điển bát nháo
Rất nhiều công trình từ điển, dù là công trình cá nhân hay
tập thể, cũng bị xem là nhiều sai sót hiện nay. Nhiều lỗi đến mức, không ít
độc giả cho rằng, bản thân người soạn từ điển không phải… là người Việt, mới mắc
lỗi ấu trĩ như vậy.
Hàng loạt công trình từ điển như Từ điển bách khoa
Việt Nam (NXB Từ điển Bách khoa), sau 17 năm biên soạn với kinh phí 32
tỉ đồng, đã bị vấp phải phản ứng của nhiều nhà khoa học. Dù có hội đồng quốc
gia gồm 47 nhà nghiên cứu, học giả có tên tuổi hàng đầu tham gia, công trình
này lại sai từ kiến thức lịch sử thế giới, đến cách phiên âm tên nước ngoài, cách
sắp xếp thiếu khoa học… Tương tự, Từ điển bách khoa Đất nước, Con người
Việt
Tình trạng xào nấu từ điển, cắt gọt vô tội vạ, mượn danh
một tên tuổi nào đó để không ai truy vấn khá phổ biến. Có thể, từ điển là
loại sách bán chạy, nên ngày càng nhiều cuốn từ điển đủ cỡ được xuất bản,
nhưng nội dung thì ít được biên tập cẩn thận, lại nữa, khi bị tố sai sót thì không
thấy cơ quan chức năng thu hồi, nên người người, nhà nhà đều thích làm từ
điển chăng?
Một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng bình luận: Không riêng gì
những tên tuổi không ai biết, mà ngay cả những tác giả có tiếng cũng làm từ
điển ẩu tả, nhiều sai sót. Cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn
Như Ý chủ biên, NXB Đại học Quốc gia TPHCM tái bản lần thứ 13 mà nhiều người
cho là nên đọc, cũng không tránh khỏi sai sót.
Đây chỉ là hậu của thời loạn từ điển, do phía quản lý xuất
bản bị qua mặt, đội ngũ biên tập viên của NXB quá yếu, còn không ít đối tác
liên kết “đội mũ” cho từ điển để dễ được cấp phép. Việc rà soát lại hệ thống từ
điển tiếng Việt là điều nên làm ngay từ bây giờ của đơn vị quản lý, cuốn nào
sai thì thu hồi, còn nếu để lâu, e rằng “sai lâu ngày thành đúng”, sẽ phá
hoại tiếng Việt của nhiều thế hệ sau này.
(Theo
Lao động) MINH THI
Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản - Bộ TTTT: “Các NXB
phải báo cáo vụ việc lên Cục Xuất bản”
Các NXB liên quan đến việc phát hành cuốn từ điển tiếng
Việt có nhiều sai sót cần báo cáo tình hình lên Cục Xuất bản để chúng tôi xem
xét xử lý xem đúng chưa, sai sót ở chỗ nào, bởi hiện tại chưa có báo cáo lên
Cục, nên chúng tôi chưa có cơ sở để xem xét.
Theo quy định, quyết định xuất bản, phát hành sách là
quyền hạn của các NXB, họ được kí quyết định phát hành nên phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về điều này. Viêc mà các NXB cần làm, là trước hết phải
khẳng định đó có phải là sách của họ hay không, phản ánh báo chí và công luận
có đúng hay không, Từ đó cho giải pháp khắc phục để giải quyết thông tin, các
giải pháp cụ thể. Trong phạm vi quyền hạn của mình, nếu lãnh đạo NXB không
chịu trách nhiệm trước pháp luật, lúc đó Cục Xuất bản mới đứng ra giải quyết.
Ông Phạm
Hùng Việt - Nguyên Viện trưởng Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt
Cái tên tác giả Vũ Chất, thì ngay những người trong
ngành từ điển học như chúng tôi cũng không biết, và không thấy tác phẩm của
ông này trong làng từ điển. Chúng tôi không hay biết tác giả này là ai, cũng
như chưa nghe tên của ông ấy bao giờ, cho đến khi phát hiện có cuốn từ điển
này. Cũng không loại trừ trường hợp ai đó lấy cái tên hú họa này để “mạo danh”
tung sách ra thị trường với mục đích thương mại.
D.H (ghi)
|
Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét