Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Quốc tế

 

Thấy gì khi bão thổi trên quê hương của Mùa xuân Ả-rập?

Cập nhật lúc 08:46                

Giải quyết các vấn đề của quốc gia nếu không lấy lợi ích dân tộc làm hệ quy chiếu, mà rập khuôn theo khuôn mẫu thì đất nước loạn lạc...

Tunisia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng thời hậu Mùa Xuân Ả-rập

Đất nước Tunisia đang chìm sâu trong bất ổn chính trị-xã hội khi Tổng thống Kais Saied quyết tâm thực hiện một cuộc đổi thay chính trị sâu rộng, liên quan tới cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Sau khi đình chỉ Quốc hội và sa thải Thủ tướng Hichem Mechichi, rồi sa thải tiếp Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tư pháp một ngày sau đó, Tổng thống Saied tiếp tục ra sắc lệnh sa thải nhiều quan chức hàng đầu của chính phủ, theo Aljazeera.

Vị tổng thống 63 tuổi đã ban hành sắc lệnh sa thải một danh sách dài các quan chức chính phủ cấp cao, bao gồm cả công tố viên trưởng của quân đội và Giám đốc điều hành của kênh truyền hình quốc gia Wataniya.

Ngoài ra, ông đã tước bỏ quyền miễn trừ của quốc hội đối với các nhà lập pháp và đảm nhận quyền tư pháp. Ông cũng đã ra lệnh điều tra ba đảng chính trị bị nghi ngờ nhận tiền nước ngoài trước cuộc bầu cử vào năm 2019.

 

Thay gi khi bao thoi tren que huong cua Mua xuan A-rap?Phóng to
Tổng thống Tunisia Kais Saied

Tổng thống Saied cho biết hành động của ông là phù hợp với Hiến pháp Tuinisia, cho phép nguyên thủ quốc gia được thực hiện các biện pháp đặc biệt trong trường hợp đất nước đứng trước "mối đe dọa sắp xảy ra".

Nhà lãnh đạo Tunisia quyết định thực hiện cuộc cải cách quyền lực - mà bị nhiều lực lượng chống đối cho rằng đó là cuộc đảo chính - do ông muốn giữ tài sản cho đất nước, sau khi gần 5 tỷ USD đã bị cướp khỏi Tunisia theo nhiều cách khác nhau.

“Tổng thống cho biết ông có một danh sách gồm hàng trăm người bị buộc tội cướp bóc tài sản của đất nước, trong đó phần lớn là các chính trị gia và thành viên quốc hội bị ông ấy tước bỏ quyền miễn trừ” Al Jazeera dẫn lời nhà báo Sam Kimball.

Theo tường thuật của nhà báo Tunisia Sam Kimball thì "Tổng thống Saied cho rằng đất nước Tunisia đúng ra không phải rơi vào tình cảnh chẳng khác gì một quốc gia ăn xin như hiện nay. Tunisia xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn".

Ngày 28/7, Căn phòng cơ quan công tố Tunisia cho biết cơ quan tư pháp nước này quyết định điều tra về cáo buộc đảng Ennahdha - đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền và 2 đảng chính trị khác nhận tài trợ bất hợp pháp trong cuộc bầu cử 2019.

Theo phát ngôn viên của cơ quan công tố Mohsen Dali cho biết, ngày 14/7, Cục tư pháp về Tội phạm Tài chính Tunisia cũng đã mở cuộc điều tra, tập trung vào “việc tài trợ nước ngoài và đón nhận các quỹ không rõ nguồn gốc”.

Các nhóm xã hội dân sự chủ chốt đã cảnh báo trong một tuyên bố chung rằng họ sẽ chống lại bất kỳ sự gia hạn nào với việc Tổng thống Saied đình chỉ hoạt động Nghị viện trong 30 ngày và yêu cầu có một mốc thời gian cho các hành động chính trị.

Bên cạnh tình trạng hỗn loạn chính trị, quốc gia Bắc Phi này cũng đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trong đó đặc biệt là lạm phát tăng vọt và tỷ lệ thất nghiệp cao. Cùng với đó là sự hoành hành của dịch COVID-19.

Thấy gì khi bão thổi trên quê hương của Mùa xuân Ả-rập?

Nền dân chủ non trẻ ở Tunisia thường được coi là câu chuyện thành công duy nhất của Mùa xuân Ả Rập, khi làn sóng các cuộc nổi dậy càn quét khu vực Trung Đông-Bắc Phi khởi phát từ Tunisia vào cuối năm 2010.

Tuy nhiên, một thập kỷ trôi qua, đa phần người dân ở quốc gia 12 triệu dân này cho biết họ thấy mức sống chẳng hề được cải thiện, trong lúc đời sống chính trị lại liên tục rơi vào bế tắc vì đấu đá nội bộ giữa các lực lượng chính trị mâu thuẫn về lợi ích.

Sự bất lực của các liên minh chính trị trong việc phục hồi nền kinh tế và đối phó với đại dịch COVID-19 đã khiến người trên khắp đất nước xuống đường yêu cầu chính phủ từ chức, và thậm chí tấn công các văn phòng của Đảng Ennahda. 

Thay gi khi bao thoi tren que huong cua Mua xuan A-rap?Phóng to
Người dân Tunisia lại xuống đường sau khi Mùa Xuân Ả-rập tràn qua được một thập kỷ

Vì vậy, khi Tổng thống Saied công bố quyết định của mình từ viện dẫn Điều 80 Hiến pháp, đã có hàng trăm người dân đã đổ xô đến tòa nhà Quốc hội Tunisia ăn mừng và nhiều người khác đã cổ vũ trên mạng xã hội.

"Dù có những đánh giá khác nhau về cuộc điều chỉnh quyền lực, nhưng nhìn chung, đó là một khoảnh khắc thực sự vui mừng trong cả nước - phần lớn người dân Tunisia tỏ ra ủng hộ quyết định của Tổng thống Saied", Aljazeera tường thuật.

Dư luận tại Trung Đông lo ngại nguy cơ nước ngoài can thiệp vào tiến trình dân chủ tại Tunisia, trong bối cảnh Mỹ, Liên minh Châu Âu và nhiều nước quốc phương Tây khác đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về cuộc "chỉnh lý" của Tổng thống Saied.

Chính vì vậy, đời sống chính trị và đời sống xã hội Tunisia đang cực kỳ bất ổn. Với thực trạng của đất nước Tunisia, rõ ràng là bão đang thổi trên quê hương của Mùa xuân Ả-rập.

Khi chứng kiến làn gió Mùa Xuân Ả-rập đã lật nhào nhiều chính thể tại Trung Đông-Bắc Phi, rất nhiều nhận định rằng thời kỳ của dân chủ và thịnh vượng cho người dân khu vực Bắc Phi-Trung Đông đã đến.

Tuy nhiên, gió Mùa Xuân Ả-rập thổi qua đất nước Tunisia đã lâu mà thịnh vượng thì chưa thấy, còn tự do-dân chủ thì đang cho khiến đời sống chính trị nghiêng ngả, đời sống xã hội bất ổn, rối ren. 

Chưa biết cuộc chỉnh lý của Tổng thống Saied sẽ đi về đâu, hành động của nhà lãnh đạo Tunisia có giúp cho quốc gia này ổn định hay không, nhưng theo giới phân tích thì có thể nhận ra nhiều điều khi bão thổi trên quê hương của Mùa xuân Ả-rập. 

Thứ nhất, nếu chính quyền không tập trung được mọi nguồn lực cho phát triển đất nước thì tất cả các quy phạm, từ quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật sẽ bị phá vỡ, khi đó tự do-dân chủ chỉ là phạm trù tồn tại trong ước định.

Ngược lại, khi đất nước phát triển và thanh bình, xã hội đoàn kết và yên bình, người dân sẽ cảm nhận được sự tự do thật sự hình thành một cách tất yếu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị.

Khi đất nước phát triển và thanh bình, xã hội đoàn kết và yên bình, người dân cũng sẽ cảm nhận được giá trị của nền dân chủ thật sự được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước.

Do vậy, những gì “gọi là tự do, dân chủ” mà không tương thích với sự phát triển xã hội, làm suy yếu nhà nước, lung lay chế độ, ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đều không thể tồn tại hợp pháp.

Thay gi khi bao thoi tren que huong cua Mua xuan A-rap?Phóng to
Hình ảnh đất nước Tunisia thanh bình trước khi làn gió Mùa Xuân Ả-rập tràn qua

Thứ hai, nếu giải quyết các vấn đề “quốc kế dân sinh”, “quốc gia đại sự” không lấy lợi ích dân tộc làm hệ quy chiếu, mà rập khuôn theo những nguyên tắc hình mẫu có sẵn thì sẽ khiến đất nước rối ren, xã hội loạn lạc.

Để đảm bảo nguyên tắc này thì phải đóng khung tự do-dân chủ trong phạm trù Dân Quyền, gắn liền với thể chế chính trị và hình thức nhà nước.Tự do-dân chủ không thể ban phát, nó phải mang nét riêng, phù hợp với nền văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc.

Một xã hội mà sự tự do - nền dân được chủ hình thành trong quá trình phát triển đất nước là yếu tố tạo nên sự đoàn kết xã hội, khơi nguồn sức mạnh nội tại của dân tộc, kết hợp với sức mạnh theo xu hướng của thời đại tạo nên sức mạnh quốc gia.

Khi sức mạnh quốc gia là tựu trung mọi nguồn lực đất nước thì một dân tộc có thể đứng vững trước bão tố. Nguyên nhân nhiều chính thể bị lật nhào bởi Mùa Xuân Ả-rập là do nhiều nguồn lực đất nước không nằm trong cấu thành sức mạnh quốc gia.

(Theo Đất Việt) Ngọc Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét