Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Quốc tế

 

Nga-Pháp khiến EU và NATO bấn loạn?

Cập nhật lúc 08:37   

 “Pháp sẵn sàng rời khỏi NATO” và “Nga sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU” là 2 tuyên bố chấn động địa chính trị.



 



Binh lính NATO tham gia một cuộc tập trận ở Litva. Ảnh: AP.

Hội nghị An ninh Munich được tổ chức từ ngày 19-20/2. Tại Hội nghị này sẽ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von Der Leyen, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Đặc phái viên Mỹ về các vấn đề khí hậu John Kerry…và không thể thiếu Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel.

Tại sao Tổng thống Putin từ chối phát biểu tại Munich?

Nga từ đầu, Tổng thống Nga không có ý định tham gia, từ chối phát biểu trước Hội nghị. Vậy, việc Tổng thống Nga không tham gia sự kiện này có nghĩa là gì? 

Nguyên nhân chính không phải là đại dịch, thường được nhắc đến khi từ chối tham dự bất kỳ sự kiện quốc tế nào, vì hội nghị được tổ chức trực tuyến, mà Tổng thống Nga Putin đơn giản là sẽ không phát biểu về vấn đề đó. Thế thôi! Tại sao? 

Tổng thgng Putin đã phát biểu tại Munich 14 năm trước - vào tháng 2 năm 2007. Lần duy nhất, nhưng đó là bài phát biểu về địa chính trị quan trọng nhất của Thế kỷ XXI. Nhiều người ở phương Tây bắt đầu nói rằng đây là “bài phát biểu cứng rắn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”.

Tổng thống Putin chỉ nói rõ rằng thế giới không thể là đơn cực - một thế giới như vậy là diệt vong. Rằng mối quan hệ ngày càng trầm trọng hơn giữa Nga và phương Tây, việc NATO tiến tới biên giới của Nga, chắc chắn sẽ dẫn đến việc Nga sẽ phải đáp trả. Và rằng Liên bang Nga, với tư cách là một cường quốc có chủ quyền, sẽ không cho phép bất kỳ ai ra lệnh, điều kiện cho nó và can thiệp vào chính trị nội bộ của nó.

Không ai nghe Nga nói lúc đó. Đại diện chính thức của các quốc gia khác nhau của tập thể phương Tây đã bày tỏ “hối tiếc” về sự tái phát của hội chứng “ảo tưởng cường quốc” ở vị trí đứng đầu nhà nước Nga của Tổng thống Putin…

(Nên nhớ là, 14 năm sau, nay năm 2021, những gì ông Putin cảnh báo đã trở thành sự thật, đang trở thành sự thật hoặc không mất đi sự phù hợp)

Trong khi đó, cho đến hiện giờ, người Nga đánh giá các chính trị gia phương Tây không bao giờ hiểu được hoặc cố tình không hiểu những gì ông Putin nói. Vậy có hợp lý khi nói với họ về điều gì khác không? Ai thì có thể, nhưng Putin - Tổng thống Liên bang Nga thì không!

Ngày 12/2/2021, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã có một tuyên bố làm dậy sóng châu Âu: “…Nga sẵn sàng cắt đứt mọi quan hệ với EU…”, đương nhiên, đây là tuyên bố không mang tính cá nhân hay chỉ ở tầm cỡ Bộ Ngoại giao mà là một quyết định được đưa ra từ Điện Kremlin. Nhưng điều “tình cờ” này xác định việc Tổng thống Nga Putin từ chối phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich: Nói gì khi mọi điều đã được nói ra?

Có vẻ như việc từ chối phát biểu tại Munich của Tổng thống Putin là một thông điệp đặc biệt chỉ nhằm vào EU và lãnh đạo các quốc gia thành viên EU. Họ phải xác định vị trí của mình trong mối quan hệ với Nga trong tương lai gần, vì vị trí của Mỹ-NATO rõ ràng sẽ không có bất kỳ thay đổi lớn nào.

Một tối hậu thư cho EU?

Hãy xem, nếu như năm 2007 Nga chỉ vạch ra lập trường của mình và đến năm 2014 thì nước này kiên trì khẳng định điều đó, thì tuyên bố hiện tại của Sergei Lavrov về khả năng cắt đứt với EU nghe như một tối hậu thư thẳng thừng...

Quả thật, trong một thời gian dài, chúng ta đã không thấy, không nghe, Nga sử dụng các tối hậu thư trong chính sách đối ngoại của mình, chỉ là “quan ngại”, “sẽ đáp trả đối xứng”… thế nhưng bây giờ thì… vậy đó, rất cứng rắn, quyết liệt…

Trong khi người đứng đầu đối ngoại EU đến thăm Nga, Ngoại trưởng Nga nói thẳng EU là “đối tác không tin cậy” và trục xuất 3 nhà ngoại giao (Đức, Thụy Điển, Ba Lan) về nước - điều chưa từng thấy ở Nga thời Tổng thống Putin (vì lâu nay chỉ thấy EU trục xuất nhà ngoại giao Nga trước, Nga trả đũa sau). Tại sao?

Đơn giản là theo quy tắc cổ điển: ngoại giao trở nên chủ động và hiệu quả khi nó dựa vào một đội quân mạnh một cách đáng tin cậy. Nói cách khác là kiểu “ngoại giao pháo hạm” mà Anh, Mỹ đã áp dụng lâu nay…

Một câu châm ngôn ra đời từ năm 2016 của người Nga “Nếu bạn không nghe lời Lavrov thì hãy làm việc với Shoigu”. Và thật thú vị, các đối thủ của Nga thực sự và thực tế luôn “ngại làm việc” với Đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu.

Việc (nếu) Nga cắt đứt quan hệ với EU tức là Nga rời bỏ Tòa án nhân quyền châu Âu, rời bỏ Hội đồng châu Âu thì rất đơn giản và có lợi, nhưng việc rời khỏi thỏa thuận Minsk-2 lại là một vấn đề quan trọng với tình hình Donbass. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine vẫn còn đủ tỉnh táo để không dám sử dụng vũ lực với Donbass dù được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hà hơi, kích động.

Qua tuyên bố cứng rắn của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, rằng, “Nếu Nga muốn đụng độ, chúng tôi sẵn sàng, nếu Nga muốn hợp tác, chúng tôi sẽ rất vui” đã chứng tỏ vị thế của NATO châu Âu. Đúng như Anh hùng LB Nga, Thiếu tướng Sergei Lipogoy đã khẳng định: “NATO chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Nga ở châu Âu, sức mạnh quân sự của Nga vượt quá mức của NATO, và đây là một thực tế.”

Đây là một thực tế, ban lãnh đạo EU cũng hiểu như vậy, nhưng mục tiêu của Mỹ là muốn có một cuộc chiến tranh hạn chế chống Nga chỉ trong khu vực châu Âu mà Mỹ không bị “cháy thui” cùng EU. Mỹ vừa có tiền bán vũ khí vừa triệt hạ được sức mạnh của đối thủ địa chính trị là Nga.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Tại Hội nghị An ninh Munich vừa diễn ra, Tổng thống Pháp Macron đã tuyên bố: “ Pháp sẵn sàng rút khỏi NATO!”.

Tổng thống Pháp Macron cho rằng việc Pháp tiếp tục trở thành thành viên của NATO là vô nghĩa, do đó, đánh dấu việc Pháp có khả năng rút khỏi NATO. Theo Tổng thống Pháp, những nhiệm vụ hiện tại mà Mỹ đặt ra cho NATO là hoàn toàn vô nghĩa vì ngày nay không có hệ tư tưởng hay tổ chức nào chống NATO như trước đây.

Và, có lẽ phần lớn vì những tuyên bố như vậy, Hội nghị An ninh Munich năm 2021 đã kết thúc chỉ sau 3 giờ, dù cuộc đối thoại thường kéo dài hơn nhiều.

Tổng thống Pháp đã gửi cho Tổng thống Mỹ Biden một lời cảnh báo về sự không chấp nhận một NATO chỉ phục vụ mục tiêu Mỹ.

Ngoại trưởng Nga và Tổng hống Putin gửi cho EU một tối hậu thư “Nga không cần EU nếu EU thiếu tôn trọng”.

Nước Mỹ trở lại đã quá muộn. Một trăm lời nói không bằng vệt khói của tên lửa siêu thanh…/.

(Theo Đất Việt) Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét