Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

21:00

Lễ hội man rợ

Xin đừng xem chém lợn, đâm trâu


Đã từ hơn chục năm nay, lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) luôn để lại những luồng ý kiến khác nhau về về tục lệ này. Truyền thống, nhưng quá dã man, đầy hủ tục…
Tuy vậy, người dân Ném Thượng vẫn coi đây là một nhu cầu, một tục lệ được chấp nhận một cách thành kính tại làng quê này…
Ném Thượng giờ đây đã thay đổi nhiều, người dân ngoài việc trồng lúa, làm bún… giờ đã có thêm những công việc mới trong các khu công nghiệp quanh vùng. Sự thay đổi trong cuộc sống mới nhưng vẫn có những nếp cũ được duy trì. Nơi hậu điện đình làng, bước chân phụ nữ không được lai vãng. Hội chém lợn có một đặc điểm mà không phải lễ hội nào cũng có: dẫn đầu đoàn rước là cờ Tổ quốc và chân dung Bác Hồ… Tuy nhiên, cảnh chém giết lợn một cách rùng rợn liệu có mang lại, đắp xây được những tâm hồn nhân hậu? hay nó sẽ tạo nên điều ngược lại?
Còn tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng duy trì một lễ hội man rợ không kém - đó là lễ hội đâm trâu. Thậm chí, lễ hội này còn được đài truyền hình Trung ương ghi hình, phát sóng! Cha ông ta có câu “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam ta thì câu nói xưa đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Lẽ nào cái “Đầu cơ nghiệp” lại bị đối xử tàn tệ như vậy?
Di sản văn hóa hoàn toàn khác với hủ tục lạc hậu. Trên con đường phát triển của dân tộc, những tinh hoa văn hóa, những giá trị nhân văn luôn được giữ gìn, trân trọng và cần được giữ gìn và phát triển thêm giá trị mới. Tuy nhiên ta cũng cần mạnh dạn loại bỏ những gì không phù hợp, không thể hiện tinh thần văn hóa, thượng võ của một dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử văn hiến.
Xin trích một vài hình ảnh những lễ hội trên:
Lễ hội chém lợn...








và lễ hội đâm trâu




Kinh Bắc sưu tầm, biên soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét