Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Xã hội

 

 “Nhiễu sóng” giữa thiên tai

Cập nhật lúc 08:25    

“Tại Hà Tĩnh, một nam sinh vì phải tự đi ra đường lớn tìm thức ăn cứu trợ nên bị nước lũ cuốn mất tích”; “Ở Triệu Phong (Quảng Trị) có một trưởng thôn cho đoàn cứu trợ thuê ghe với giá 5 triệu đồng; lợi dụng mất điện dài ngày mở dịch vụ sạc điện thoại thu 5 - 10.000  một lần sạc” v.v và v.v.

Không lâu sau, những tin trên đều bị lật tẩy là “hàng giả”.

 

                    Video của Huấn Hoa Hồng giả mạo THVN bị lật tẩy

Các thông tin mang tính kích động tung ra giữa lúc cả nước đang sôi lòng hướng về miền Trung chịu thiên tai hoành hành nên nó được chia sẻ, nhân bản nhanh hơn vi rút Corona trên mạng xã hội.

Nóng lòng cứu giúp đồng bào đang chịu cảnh hoạn nạn, hàng chục đoàn cứu trợ đổ dồn về phía Nam. Do giao thông đường bộ bị ngập lụt chia cắt nên hầu như các đoàn đều “hội tụ” tại Hà Tĩnh khiến ùn tắc giao thông kéo dài hàng cây số.

Công đồng mạng tranh cãi “nảy lửa” chuyện ca sĩ Thủy Tiên huy động xã hội đóng góp vào tài khoản cá nhân hàng trăm tỉ rồi tự đi trao tiền, phát từng thùng mì tôm cho người dân vùng lũ. Người ủng hộ thì hết lời ca ngợi và động viên. Người phản đối thì viện dẫn điều luật, nghị định chỉ ra những vi phạm của nữ ca sĩ này khi vận động quyên góp cộng đồng…

Những cơn “sóng nhiễu” trên dù thuận hay nghịch cũng gây tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của người dân cả nước. Cứ đà này, rất dễ tạo ra những phân tâm trong xã hội, điều cực kì nguy hiểm với sự đồng lòng, đoàn kết của người dân.

Thực tế lúc này hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cơ quan, chính quyền các địa phương đang lao vào những nơi hiểm nguy nhất để cứu giúp, bảo đảm an toàn cho đồng bào gặp nạn. Những tấm gương, những hành động ấy cần được nêu gương, chia sẻ để động viên họ vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài những cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh dũng cảm được nhắc tên, liệu đã có tấm gương nào đang lăn lộn hàng chục ngày qua giữa hiểm nguy lũ lụt, giữa sạt lở núi rừng được cộng đồng mạng nói đến, chia sẻ và động viên?

Nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế từng tin tưởng, ngưỡng mộ thành tích chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Nhờ thành tích đó mà nay ta rất có thể là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Có được thành tích đó là sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, là sự dũng cảm, nỗ lực vượt qua khó khăn của các lưc lượng vũ trang, các y bác sĩ… và sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân. Vậy thì sao nay lại có những suy nghĩ, ý kiến thể hiện không tin tưởng vào hệ thống này? Tại sao họ chỉ đặt niềm tin vào nhiệt tâm của một vài cá nhân đơn lẻ? Chỉ bằng nỗ lực một số cá nhân làm sao đủ sức mạnh để cứu giúp kịp thời đồng bào đang hoạn nạn khi mà họ đang trông chờ từng phút, từng giây.

Chúng ta đừng để những “cơn sóng nhiễu” cản trở công cuộc khắc phục thảm họa thiên tai - một nhiệm vụ cấp bách trước mắt và cả lâu dài./.

Theo blg dongquanho.blospot.com) Đinh Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét