Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Thanh Hóa xây công viên hơn 2000 tỷ: Chiếc áo có vừa?

Cập nhật lúc 09:45  
(Tin tức thời sự) - Tinh thần, sự táo bạo, đột phá, sáng tạo là nên ủng hộ, nhưng táo bạo thì phải có hiệu quả và quy trách nhiệm.
Táo bạo nhưng cần hiệu quả
Thanh Hóa đang trưng bày mô hình và phối cảnh công viên Văn hóa xứ Thanh, có quy mô xây dựng khoảng 500.000 m2, với tổng mức đầu tư khoảng 2.360 tỷ đồng xin ý kiến người dân. Trao đổi với báo chí, ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, phải biết đầu tư táo bạo thì mới có công trình lớn, hoành tráng, từ đó hình thành nên một công trình điểm nhấn văn hóa cho TP Thanh Hóa.
Trước những thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/2, ĐBQH Dương Trung Quốc - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho biết: "Việc này phải xem xét cụ thể. Trong khi chúng ta đang gặp khó khăn về kinh tế mà quên việc xây dựng hạ tầng phục vụ cho đời sống văn hóa là một sai lầm.
Đó là chưa kể, làm thế nào có hiệu quả. Không thể nào chủ quan giữa ý tưởng đầu tư và hiệu quả công trình. Cho đến nay thực ra chúng ta chưa thấy công trình văn hóa nào phát huy được tầm cỡ như vậy.
 Thanh Hoa xay cong vien hon 2000 ty: Chiec ao co vua?
Đồ án quy hoạch được tỉnh Thanh Hóa trưng bày công khai.
Quan điểm cá nhân của tôi không ngăn cản, nhưng đã làm thì phải làm cho đến nơi, đến chốn, đặc biệt là việc cân đối ngân sách. Bởi vì, cái gì vượt quá khả năng của tỉnh thì cấp Trung ương phải trả, riêng với Thanh Hóa làm đến dự án này tôi tin chắc phải tính đến những khó khăn về ngân sách".
Bên cạnh đó, theo ông Quốc, về tinh thần, sự táo bạo, đột phá, sáng tạo là nên ủng hộ, nhưng táo bạo thì phải có hiệu quả. Và để có hiệu quả thì chỉ cần gắn trách nhiệm của những người táo bạo đó vào, nếu thành công thì khen thưởng, còn nếu làm thất thoát không hiệu quả cũng phải chịu trách nhiệm lớn.
Theo vị ĐBQH, đánh giá một dự án văn hóa từ ý tưởng cho đến hiện thực không hề đơn giản, vì còn phải chờ xây dựng lên, chờ những hoạt động đó đi vào sử dụng, tạo thành tập quán, nó khác với các công trình dân sự khác. Vì vậy, với dự án tổng mức đầu tư lớn như này thì Thanh Hóa nên thận trọng khi phê duyệt.
''Tôi nghĩ một tinh thần táo bạo là nên, nhưng cần cơ chế giám sát, cơ chế kiểm tra, đừng đơn giản hóa", ông Quốc nhấn mạnh.
 Thanh Hoa xay cong vien hon 2000 ty: Chiec ao co vua?
Khu đền trăm họ (Bách gia tự)
Điểm nhấn ở đâu?
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, bà Bùi Thị An - nguyên ĐBQH khóa 13, đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, Thanh Hóa là một tỉnh về mặt lịch sử đã ghi dấu ấn rất nhiều với các tên tuổi như vua Lê Lợi, Hồ Quý Ly...một tỉnh có truyền thống từ nhiều đời lịch sử mang lại hào quang cho dân tộc hàng trăm năm nay.
Cho nên, bà An nhấn mạnh: "Xây dựng truyền thống là cần thiết, nhưng bây giờ trong hoàn cảnh hiện nay trước khi Thanh Hóa xây công viên đó, đề nghị đánh giá cụ thể tác động của nó đến tất cả các lĩnh vực môi trường - xã hội - tự nhiên - kinh tế - lịch sử.
Và phải làm rõ thế nào là điểm nhấn, hiện nay, nghĩ đến Thanh Hóa, ai cũng nhớ đến thành nhà Hồ, đến vua Lê Lợi, đến khu Lam Sơn - Lam Kinh, đến cầu Hàm Rồng...đó là điểm nhấn trong lòng dân cả nước. Nghĩa là phải làm rõ mục tiêu của dự án sẽ là gì điểm nhấn lịch sử hay du lịch, vui chơi giải trí.
 Thanh Hoa xay cong vien hon 2000 ty: Chiec ao co vua?
Rất nhiều các hạng mục như: Tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt
Cùng với đó, phải cân nhắc điều kiện kinh tế của Thanh Hóa hiện tại ra sao, nếu xây dựng dự án hơn 2000 tỷ đồng thì nguồn kinh phí lấy từ đâu, từ ngân sách hay xã hội hóa. Nhưng nếu làm theo hình thức BT thì nó cũng là hình thức xã hội hóa, chủ đầu tư bỏ tiền xây dựng rồi thu phí xong mới chuyển giao và chắc chắn là phải có lợi cho người đầu tư thì họ mới làm. 
Nhưng sẽ rất nghịch lý vì đây là tài sản chung của dân Thanh Hóa, giao cho chủ đầu tư mà lại phải đóng phí, thì làm sao hài hòa được lợi ích giữa dân - nhà nước - doanh nghiệp. Như BOT đường giao thông vừa qua cũng xã hội hóa, nhưng dân chịu thiệt".
Chính vì thế, theo bà An, đề nghị phải đánh giá, cân nhắc cụ thể. Nếu như các vị lãnh đạo cam kết, chịu trách nhiệm dự án này sẽ hiệu quả thì nên bằng giấy tờ, tránh trường hợp phê duyệt dự án theo tư duy nhiệm kỳ, hết thời gian lãnh đạo thì không ai chịu trách nhiệm, đầu tiên là với người dân Thanh Hóa.
Và cũng khẳng định nên lắng nghe ý kiến của dân, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên gia để xây dựng dự án trên. Chúng ta khẩn trương nhưng không nên vội vàng, bởi vì có thể dẫn đến sai lầm. Bao giờ cũng phải nghĩ điều kiện hiện tại của mình, hãy khoác chiếc áo vừa với cơ thể.
 (Theo Đất Việt) Châu An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét