Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Độc quyền EVN

 

Dọa thiếu điện, hẹn sửa biểu giá: Lần lữa...

Cập nhật lúc 15:17   

Hứa, hẹn sửa biểu giá điện bậc thang, tới nay vẫn "nợ". Các chuyên gia cho rằng cầu ngừng "điệp khúc hứa"...

GS.TS Đặng Đình Đào (ĐH KTQD) cho hay, hóa đơn tiền điện cao vọt có nguyên nhân từ cách áp dụng biểu giá điện 6 bậc. Việc này là thực tế không thể chối cãi. Cách tính giá điện bậc thang bất hợp lý đang tác động tới thu nhập, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Doa thieu dien, hen sua bieu gia: Lan lua...  

Bộ Công thương cho biết sẽ sớm trình phương án sửa biểu giá bán lẻ điện - Ảnh: EVN 

Vị chuyên gia chỉ rõ, cách xây dựng các bước nhảy số, nhảy giá tiền không phù hợp với đại đa số nhu cầu sử dụng điện của người dân, chính là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tăng cao khi nhu cầu sử dụng của người dân cũng tăng lên.

Theo vị chuyên gia, tình trạng này đã lặp lại rất nhiều, ngay từ khi bắt đầu áp dụng cách tính giá điện bậc thang 6 bậc của Bộ Công thương, tuy nhiên, mọi bức xúc của người dân dường như đang bị cơ quan này hoặc nghe chiếu lệ, hoặc trả lời cho xong.

Ông khẳng định, có thái độ và cách ứng xử nói trên là do còn tồn tại tư duy "độc quyền", nhà đèn đang lấy vị thế "độc quyền" để ứng xử với khách hàng.

Phương án sửa cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được nghiên cứu từ năm 2018 nhưng trước những bức xúc phản ánh việc hóa đơn tiền điện tăng bất thường, ngành Công thương chỉ lần nữa, hứa hẹn.

Từ năm 2019, trước những phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng đột biến gấp 3-4 lần, ngành công thương cũng thừa nhận sự bất cập trong áp dụng cách tính giá điện bậc thang và hứa hẹn sẽ nghiên cứu đề xuất biểu giá điện mới.

Nhưng đến tháng 3/2020, ngành công thương lại xin lùi thời gian báo cáo về phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt với lý do dịch Covid-19.

Thực tế, trong mùa nóng năm 2020, nhiều gia đình tiếp tục bức xúc phản ánh việc hóa đơn tiền điện lại tăng đột biến, lúc này, ngành công thương lại lần nữa, và lại tiếp tục hứa hẹn sẽ lấy ý kiến về biểu giá điện trong tháng 8/2020, trong đó có phương án một giá.

Và mới đây, Bộ Công Thương lại hẹn sẽ trình lại Chính phủ phương án sửa biểu giá điện trong năm nay. Thế nhưng, khi được nhắc hẹn, lãnh đạo ngành công thương lại nói rằng bây giờ mới là tháng 6, còn chưa hết năm.

Chưa hết, khi trả lời báo chí, Cục điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cũng thông tin đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các phương án cải tiến biểu giá bán lẻ điện.

Như vậy, người dân lại tiếp tục phải nghe hứa và phải chờ đợi mà không biết khi nào mới sửa được biểu giá điện.

Tôi thấy thật khó hiểu vì sao suốt 3 năm, ngành công thương vẫn quanh quẩn hết "sẽ lấy ý kiến" giờ lại "đang lấy ý kiến", ngành công thương lấy ý kiến của ai? Lấy đến bao giờ?

Làm rõ trách nhiệm

Một động thái đáng chú ý khác trong bối cảnh dân bức xúc yêu cầu ngành điện phải sửa biểu giá bán lẻ điện thì ngành điện lại thông tin về nguy cơ thiếu nguồn điện phải cắt điện luân phiên do nhà máy chậm tiến độ.

 Động thái trên khiến vị chuyên gia rất quan tâm, ông đề nghị phải làm rõ trách nhiệm trong việc này.

"Có hai vấn đề, thứ nhất là cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất các cơ chế, quản lý cho hiệu quả nhưng lại để bức xúc của người dân kéo dài, chậm trễ giải quyết là rất đáng trách.

Thứ hai, là cơ quan độc quyền cung cấp điện cho dân nhưng không bảo đảm đủ được nguồn cung cho người dân, trong đó có nguyên nhân từ việc chậm trễ của các dự án điện dẫn tới việc thiếu điện là khó chấp nhận.

Ngành điện đang quản lý trên vị thế "độc quyền", thiếu công bằng với người dân, cứ khó khăn, thiệt thòi đổ hết sang dân, còn yếu kém, hạn chế thì không ai chịu trách nhiệm là không được", GS Đặng Đình Đào nói rõ.

Từ những phân tích trên, vị GS cho rằng: "Phải tăng tính cạnh tranh trong quản lý điều hành đồng thời làm rõ trách nhiệm giữa khách hàng với nhà cung ứng. Các quy tắc phải được thảo thuận chi tiết theo hợp đồng. Bên nào vi phạm phải xử lý theo hợp đồng, kể cả phải yêu cầu bồi thường theo đúng quy định.

(Theo Đất Việt) Lam Lam

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét