Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Xử lý hàng nghìn container mà quên trách nhiệm: 'Đấm bịch bông'?

Cập nhật lúc 15:36                  

Hàng nghìn container ùn ứ mà không xử lý nghiêm trách nhiệm chẳng khác nào đấm vào "bịch bông".

Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo công tác xử lý, di dời, tiêu hủy hàng hóa phế liệu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam. Ngoài yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp rà soát, phân loại phế liệu để có hướng xử lý cụ thể, Cục Hàng hải cũng đề cập tới các phương án xử lý đối với các container phế liệu vô thừa nhận, không muốn nhận hoặc không thanh toán đầy đủ phí lưu giữ hàng hóa...

 Xu ly hang nghin container ma quen trach nhiem: 'Dam bich bong'?
Phải xử lý nghiêm trách nhiệm liên quan tới hàng việc để hàng nghìn container phế liệu tồn đọng tại các cảng. Ảnh: Lao động

Theo đó, với những container không có người nhận, không muốn nhận, quá thời gian nhận... thì hãng tàu thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển tại Nghị định 169/2016 của Chính phủ.
Đối với trường hợp hàng hóa phế liệu khác tồn đọng tại cảng biển... thì xử lý theo quy định về hướng dẫn phế liệu quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. 
Chỉ đạo trên liên quan tới hơn 5.724 container rác phế liệu đang tồn đọng tại các cảng, riêng Cảng Cát Lái có tới gần 450 container phế liệu vô chủ, nhưng không biết trách nhiệm thuộc về ai.

Bình luận về việc này, TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam bày tỏ nhiều nghi ngại.
Trước hết, TS Nguyễn Thành Sơn khẳng định yêu cầu xử lý các container rác phế liệu tồn đọng, trả lại sự thông thoáng cho các cảng biển, tránh gây ô nhiệm môi trường là yêu cầu cấp thiết, phải nhanh chóng thực hiện.
Tuy nhiên, đi cùng với các giải pháp đó thì phải tìm cho ra trách nhiệm và phải xử lý thật nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan tới việc này.
"Đề xuất xử lý các container mà chưa tính tới phướng án xử lý trách nhiệm chẳng khác nào chúng ta đang đấm vào "bịch bông", làm sai cũng không sao, không ai chịu trách nhiệm cả".
Ông Sơn nói rõ: "Bây giờ phải truy rõ nguồn gốc, nguyên nhân khiến các container bị tồn đọng. Bắt đầu tư khâu cấp phép, cho tới khâu kiểm tra cho thông quan và cả phía doanh nghiệp xuất, nhập phế liệu về cảng... từng khâu đều phải làm rõ để xác định trách nhiệm thuộc về ai. Nếu là lỗi của doanh nghiệp, phải xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp không thể xuất đi, doanh nghiệp phải tự bỏ tiền để xử lý, không thể lấy tiền nhà nước xử lý rác thay doanh nghiệp.
Tôi nhấn mạnh, cần phải tỉnh táo để nhà nước không bị mất tiền oan. Doanh nghiệp chở rác về Việt Nam chỉ được tiền chứ không mất, bây giờ, lại xin tiền nhà nước để xử lý đống rác phế liệu đó nghĩa là nhà nước đang thiệt đơn, thiệt kép. Nếu không truy rõ trách nhiệm, sẽ không thể xử lý triệt để được vấn đề, thậm chí, còn khiến cho doanh nghiệp, nhóm lợi ích thấy dễ mà tiếp tục làm, còn nhà nước cứ phải mất tiền chạy theo "dọn rác" cho doanh nghiệp", TS Nguyễn Thành Sơn cảnh báo.
Vấn đề tiếp theo, TS Nguyễn Thành Sơn cũng cho rằng không thể đồng thuận với những lý giải cho rằng không tìm được chủ hàng, hoặc không thể yêu cầu chủ hàng tới nhận vì những lý do như gửi nhầm, gửi sai địa chỉ...
"Không thể có chuyện không tìm được ra nguồn gốc hàng hóa nhập về cảng được. Một chiếc xe máy mất còn tìm được ra thì không có lý do gì không tìm được chủ nhân của chiếc container hàng mấy chục tấn, phải trải qua bao nhiêu khâu đoạn, bao nhiêu thủ tục hành chính, hợp đồng... để đưa được về Việt Nam.
Ở đây chỉ có một lý do, phế liệu nhập về Việt Nam đều là những loại phế thải nhựa, xuất đi không ai mua, mục đích chính của doanh nghiệp là chở rác đi đổ, do đó, dù phải vứt lại lô hàng ở cảng doanh nghiệp cũng không bị ảnh hưởng gì mà tiền công chở rác thì đã được nhận đầy đủ.
Còn về phía cơ quan quản lý nhà nước, có thể giải thích cho việc đưa đẩy, kêu khó của phía cảng biển cũng như các cơ quan cấp phép, cơ quan hải quan chỉ vì những lý do sau:
Một là, có tiêu cực nên doanh nghiệp được cho phép hàng hóa bốc lên, nên không xử lý được.
Hai là, muốn nhây nhưa xin thêm tiền của nhà nước để xử lý rác, để một lần ăn mấy lần tiền, từ tiền của doanh nghiệp, tiền bến bãi và bây giờ là tiền ngân sách để xử lý rác.
(Theo Đất Việt) Hoài An

Liệu có nên đổi tên Bộ TN&MT thành Bộ Ô nhiễm môi trường &Lãng phí tài nguyên?
Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét