Thảm
hỏa cá chết ở ven biển miền Trung: Cần khởi tố Formosa
Cập
nhật lúc 08:53
Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên
Thành (giữa) và các thành viên công ty cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân
Việt Nam vì gây ra thảm họa cá chết ven biển miền Trung. Ảnh: TTXVN
Chiều
30.6, tại buổi họp báo chuyên đề sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6
năm 2016, nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung đã được chính
thức công bố. Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) chính
là thủ phạm. Tuy nhiên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai
Tiến Dũng nhấn mạnh, việc đưa vụ án ra khởi tố hay không là việc cân nhắc,
phù hợp với luật pháp của Việt Nam.
Formosa
cúi đầu nhận lỗi
Trong
tháng 4.2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế) xảy ra thảm họa môi trường làm hải sản chết bất thường, gây
thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời
sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tại
buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông
tin: Trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài
nước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các
chuyên gia quốc tế, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng
Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol, xyanua,… kết hợp với hydroxit sắt,
tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel), có tỉ trọng lớn hơn nước biển, theo
dòng hải lưu di chuyển theo hướng bắc - nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế
là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng
đáy.
Cụ thể,
những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp
nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên - Huế trong tháng 4 vừa qua.
Đến
ngày 28.6.2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự
cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên - Huế trong thời gian vừa qua; đồng thời đưa ra 5 cam
kết: 1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy
ra sự cố môi trường nghiêm trọng; 2. Thực hiện việc bồi thường
thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường
xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam
với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỉ đồng (500 triệu
USD); 3. Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý
chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để
các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố
môi trường như đã xảy ra; 4. Phối hợp với các bộ, ngành của Việt
Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi
trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố
môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc
tế; 5. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái
diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu
vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sự
thành khẩn được thể hiện trong đoạn clip được phát đầu buổi họp báo, toàn thể
lãnh đạo Formosa đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam.
Xử lý
nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi trường
Với
nhận thức sâu sắc là sự cố môi trường nghiêm trọng vừa qua đã ảnh hưởng lớn
đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân 4 tỉnh ven biển miền Trung,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục
triển khai khẩn trương và đồng bộ các giải pháp: Thực hiện ngay công tác bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân theo đúng quy định,
bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế, có sự tham gia, giám sát của nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan
báo chí; giám sát và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc trách nhiệm đã cam kết; triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường
biển tại 4 tỉnh, công khai thông tin chất lượng môi trường; triển khai việc xử
lý và phục hồi môi trường biển bị ô nhiễm; tập trung phát triển kinh tế, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của
người dân và doanh nghiệp... Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật những tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi
trường tại các tỉnh miền Trung.
Bộ
trưởng Mai Tiến Dũng nói: Qua sự cố môi trường nêu trên, các bộ, ngành, địa
phương phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý nhà nước, hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám
sát việc thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển
bền vững. Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư
phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo
vệ môi trường.
Có khởi
tố Forrmosa hay không?
Khi
được hỏi về việc liệu có khởi tố Formosa, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến
Dũng cho biết, khi có thông tin sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển
miền Trung, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có thái độ quyết liệt chỉ đạo để làm
rõ nguyên nhân và tìm ra thủ phạm, trước hết là tập trung có giải pháp ổn
định đời sống người dân ven biển. Tuy nhiên, VN đang xây dựng môi trường đầu
tư, tạo hình ảnh VN trong thời kỳ hội nhập và đang được các bạn bè quốc tế,
nhà đầu tư đánh giá rất cao và khẳng định việc kinh doanh thành công của các
nhà đầu tư tại VN. Trong khi đó, Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng,
Chính phủ và nhân dân Việt Nam và cam kết đưa ra hỗ trợ, bồi thường... “Ở
Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” - ông Dũng
nói. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc đưa vụ án ra khởi tố hay không là việc
cân nhắc, phù hợp với luật pháp của Việt Nam.
Một vấn
đề dư luận quan tâm hiện nay đó là biển miền Trung đã thật sự an toàn? Đại
diện Bộ Y tế chỉ lấp lửng: Tất cả những mẫu hải sản xét nghiệm thời gian qua
đều đảm bảo chất lượng. Còn đại diện Bộ NNPTNT thì cụ thể hơn: Đến nay, nước
biển đã cơ bản an toàn, tuy nhiên vẫn chưa xử lý hết tồn dư nên phải lấy mẫu
xét nghiệm hằng ngày mới chắc chắn!
(Theo
Lao động) NHÓM PHÓNG VIÊN
|
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét