Sếp doanh
nghiệp nhà nước nhận lương khủng:
Làm ăn thua lỗ, lương 1 triệu/tháng cũng không xứng
Cập
nhật lúc 11:01
(Tài chính) - Phó Chủ
tịch VAFI cho rằng Việt Nam đang làm ngược khi đưa ra mức lương cứng quá cao
cho các lãnh đạo, cán bộ doanh nghiệp nhà nước.
Lương thực tế còn cao hơn kê khai giấy tờ
Sau khi đăng bài viết “Sếp EVN nhận
lương 600 triệu/năm: Nhiều nơi còn cao hơn” phản ánh
về tình trạng lương, thưởng của 1 số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Đất Việt
tiếp tục nhận thêm được ý kiến chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó
Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI).
Theo ông Hải, việc dư luận xôn xao trước thông tin sếp của EVN
nhận mức lương 600 triệu đồng/năm hay lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhận mức nước hơn 100 triệu đồng/tháng là có cơ sở
khi mặt bằng chung hiện nay vẫn còn thấp.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch VAFI, thực tế hiện nay, nhiều khi những
con số thống kê mức lương trên giấy tờ chưa phản ánh được hết mức thu nhập
của các cán bộ, lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp nhà nước.
“Nói về mức lương thưởng của doanh nghiệp nhà nước, không phải đại trà
nhưng tôi cho rằng hiện nay đang có tình trạng là thu nhập thực tế còn
cao hơn thu nhập sổ sách. Khi công bố người ta thường báo cáo ít hơn”, ông
Hải nhấn mạnh.
Đi cụ thể vào trường hợp của EVN khi các lãnh đạo nhận lương 600 triệu
đồng/năm, vị chuyên gia cho rằng đang có sự bất hợp lý và cần phải điều chỉnh
lại cho phù hợp với tình hình hiện nay.
“Tôi không đồng tình với cách quản lý của EVN hiện nay. Đặc biệt bộ
máy biên chế thì cồng kềnh. Hơn nữa, xuất đầu tư thì cao, EVN lại không chịu
cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp.
Đơn giản là vào website của EVN làm sao chúng ta có thể thấy được suất
đầu tư của từng loại hình năng lượng được, họ có công bố đâu.
Từ những yếu kém đấy, nó làm cho giá thành điện tăng, nếu không tăng
thì sẽ bị thua lỗ. Thế nhưng tại sao ông lại không cắt giảm đi và mức lương
của sếp EVN vẫn cao như thế”, ông Hải phân tích.
Việt Nam đang làm ngược
Lý giải bất cập trên, Phó Chủ tịch VAFI cho rằng Việt Nam đang làm
ngược so với thế giới khi quy định mức lương chưa hợp lý với hiệu quả lao
đông cũng như năng lực làm việc của các vị lãnh đạo, cán bộ nhà nước.
“Trong khu vực tư nhân hay khu vực nước ngoài, cán bộ lãnh đạo,
Tổng Giám đốc hội đồng quản trị có thể đạt mức lương 300-400 triệu/tháng.
Nhưng mà mức lương đó để đạt được không hề đơn giản.
Thường thường họ cơ cấu chỉ cho cán bộ đứng đầu 60-70 triệu đồng/
tháng gọi là lương cơ bản, còn với phần mềm thì anh phải xuất sắc hoàn thành
nhiệm vụ mới được mức đó. Đặc biệt nếu những người đứng đầu không hoàn
thành nhiệm vụ thì họ sẽ sa thải ngay chứ không để mức lương đó”, ông Hải dẫn
chứng.
So sánh với Việt Nam, vị chuyên gia thừa nhận chúng ta lại quá chú
trọng vào mức lương cứng. Vì vậy cơ chế lương của doanh nghiệp nhà nước không
phản ánh thực chất với năng lực lao động và hiệu quả làm việc thực chất.
“Chẳng hạn như SCIC hay EVN chúng ta lại để lương hoàn toàn khác, phần
cứng để lương rất cao. EVN ở mức 600 triệu/năm còn SCIC là hơn 1 tỷ/năm. Đáng
nhẽ các doanh nghiệp này nên để lương phần cứng và phần mềm. Phần cứng thấp
thôi còn phần mềm thì cao hơn nhưng với điều kiện phải hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi cho rằng quy định mức lương như thế với doanh nghiệp nhà nước chưa
ổn mà rất tốn kém. Kể cả mức lương 1 triệu đồng cũng quá đắt nếu lãnh đạo chỉ
phá chứ không làm ra lợi nhuận”, ông Hải nhấn mạnh.
Một thực tế khác được ông Hải chỉ ra đó là tình trạng các lãnh đạo nhà
nước nắm cổ phần chi phối doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhận mức lương
rất cao khiến dư luận nghi ngại, bức xúc thời gian qua.
Lấy ví dụ thực tế từ trường hợp của công ty bia Sài Gòn Sabeco do nhà
nước nắm vốn, vị chuyên gia thừa nhận dư luận đang xôn xao trước thông tin 1
số lãnh đạo trẻ của doanh nghiệp này nhận mức lương, thưởng trong năm 2015
lên tới 1,9 tỷ đồng.
“Bây giờ các doanh nghiệp nước ngoài mà có nhà nước nắm cổ phần chi
phối đa số là phức tạp. Những người được giao ở Bộ có trình độ quản lý thấp.
Vì thế không thể đưa ra một mức lương nào phù hợp cả”, ông Hải thừa nhận.
Mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý
Theo ông Hải, để xóa bỏ những nghi ngại của người dân về việc cán bộ,
lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhận mức lương khủng nhưng chưa tương xứng với
hiệu quả công việc , chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý.
“Thứ nhất là phải tiến hành cổ phần hóa doanh
nghiệp. Thứ hai là phải niêm yết, công khai, minh
bạch.
Thứ ba là chế
độ tiền lương nên để cổ đông tư nhân phê chuẩn. Nhà nước không được phê chuẩn
thì sẽ vô tư hơn.
Ví dụ như Sabeco, Habeco hay những doanh nghiệp mà 70% -80% vốn là của
nhà nước thì kế hoạch tiền lương của các vị lãnh đạo chủ chốt nên để cho cổ
đông bên ngoài phê chuẩn. Cổ đông họ sẽ rất khách quan vô tư, làm nhiều thì
thưởng nhiều, làm ít thì thưởng ít, nếu không thì họ sa thải. Bây giờ nhà nước
phải đưa ra cơ chế như vậy để cổ đông phán xét.
Nếu các lãnh đạo nhà nước mà đưa ra kế hoạch lương, thưởng cao, kế
hoạch thấp ra sao thì khi tiến hành đại hội cổ đông họ nắm giữ 50-60% , 70%
cổ phần thì vẫn thắng thế. Như vậy chế độ tiền lương đó chả có ý nghĩa gì cả.
Nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp nhà nước là đa số nhưng phần tiền lương là
để cho cổ đông tư nhân họ quyết thì tôi nghĩ sẽ góp phần cải thiện phần nào.
Với trường hợp lương thưởng của lãnh đạo trẻ Sabeco năm 2015 lên tới
1,9 tỷ đồng cũng vậy. Nếu như Sabeco để cho doanh nghiệp cổ đông bên ngoài
người ta phê chuẩn thì bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi”, ông Hải nhấn
mạnh.
Bên cạnh đó, phó chủ tich VAFI cho rằng, chúng ta cũng hoàn toàn có
thể áp dụng chế độ lương cứng và lương mềm như các doanh nghiệp nước ngoài
đang áp dụng hiện nay để nâng cao trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ
lãnh đạo.
“Nhà nước có cổ phần trong doanh nghiệp nước ngoài nên để ban đầu là
một phần lương cứng vừa phải, có doanh nghiệp chỉ trả ở mức 2-3 triệu đồng.
Phần lương mềm phải tính dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể tiến hành bán đấu giá, lựa chọn giá
cao nhất để lấy tiền thu, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông”, ông Hải cho
biết thêm.
(Theo
Đất Việt) Hoàng
Hải
|
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét