Vay 7.000 tỷ làm cao tốc: TQ yêu cầu
chỉ định thầu
Cập
nhật lúc 14:55
Xung quanh đề xuất vay 7.000 tỷ đồng của TQ làm cao tốc Vân Đồn
- Móng Cái với điều kiện chấp nhận chỉ định nhà thầu TQ, Thứ trưởng Bộ GTVT
cho biết: Đây là điều kiện theo khung hiệp định vay vốn...
Bộ Kế hoạch -
Đầu tư đã đưa ra tổng mức đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái giai đoạn1,
vởi tổng mức đầu tư dự kiến là 382 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng xuất
nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD (tương đương 6.860 tỷ đồng).
Vốn đối ứng của
phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.
Về nguồn vốn
vay của Trung Quốc đầu tư cho dự án, Bộ GTVT đề nghị áp dụng cơ chế tài chính
theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án (vay vốn với
điều kiện sẽ chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công).
Lý giải về việc
này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Việc vay và chỉ định
thầu là theo khung hiệp định vay vốn thỏa thuận của hai chính phủ, phía Trung
Quốc đưa ra thỏa thuận khi vay, nếu mình chấp nhận được thì vay, nếu không
chấp nhận được thì không vay nữa.
“Cũng như Việt
Nam vay vốn của Nhật Bản có điều kiện Step (vốn có các điều kiện vay đặc biệt
dành cho các đối tác kinh tế - PV) kèm theo: Các nhà thầu Nhật Bản tham gia
thì vật tư thiết bị phải nhập từ nước đó. Khi vay song phương, các nước cho
vay có đưa ra quy định của quốc gia đó, nếu nước đi vay cảm thấy vay được thì
vay, không được thì thôi”, Thứ trưởng Trường giải thích.
Về ý kiến của
các bộ ngành liên quan việc Bộ GTVT đề nghị ngân sách nhà nước cấp phát toàn
bộ vốn vay cho dự án là chưa phù hợp và Bộ GTVT không phải là đối tượng vay
lại theo quy định, Thứ trưởng Trường nói rõ: Bộ GTVT đã có ý kiến cụ thể vốn
cho vay và cho vay lại, nhưng thực tế hiện nay không có đơn vị nào đứng ra
vay lại.
Đơn vị vay lại
phải là DN, nhưng Tổng công ty phát triển đường cao tốc VN (VEC) hiện nay
không đủ khả năng vay tiếp dự án mới do đã bị quá tải về các dự án vay lại.
Trước thực tế
này, Bộ GTVT đưa ra đề xuất hoặc cấp phát cho Bộ GTVT làm chủ đầu tư, hoặc
nếu cho vay lại thì tốt nhất cho UBND tỉnh Quảng Ninh vay, sau đó tỉnh này sẽ
thu phí để hoàn trả.
Nếu cấp phát
cho Bộ GTVT thì Bộ kiến nghị cấp phát toàn bộ và sẽ dùng vốn này để đầu tư cơ
sở hạ tầng, đồng thời có thể thu phí hoàn vốn. Thu được bao nhiêu thì hoàn
vốn bấy nhiều chứ không phải vay lại.
Thứ trưởng
Trường cũng nói rõ, số tiền hơn 304 triệu USD dự kiến vay của ngân hàng TQ
chưa đủ để đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, trong khi đó ngân hàng TQ
chỉ đồng ý cho vay hơn 304 triệu USD nên vừa qua cũng đã có ý kiến đưa ra nên
đầu tư dự án này bằng hình thức PPP.
Nếu đầu tư theo
hình thức này, khoản vay hơn 304 triệu USD của Trung Quốc sẽ là vốn góp của
nhà nước, còn lại kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra rồi sau đó
thu phí hoàn vốn.
Thứ trưởng
Trường cũng nói rõ, hiện nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào đăng ký đầu tư dự án.
“Bộ GTVT đã có
ý kiến còn Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính sẽ tham mưu trình Chính phủ
đưa ra phương án cuối cùng”, ông Trường nói.
Thứ trưởng
Trường cũng nêu lên thực tế, hiện nay không thể kêu gọi 100% vốn đầu tư trong
nước cho dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái bằng bằng hình thức BOT.
Bởi, kêu gọi
đầu tư BOT phụ thuộc chủ yếu vốn vay của ngân hàng, trong khi vay ngân hàng
chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 10 -15% tổng mức đầu tư - đây là con số quá
lớn và chủ đầu tư BOT trong nước không thể đáp ứng nổi.
(Theo
VietNamNet) Vũ Điệp
|
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét