Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn -
Móng Cái, bài học đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa sáng mắt?
Cập
nhật lúc 08:34
Dự án
xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có tổng chiều dài 96 km, được đề
xuất vay gần 7.000 tỷ vốn của ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, xung quanh
việc vay vốn của Trung Quốc, các bộ vẫn còn ý kiến trái ngược nhau.
Theo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 dự kiến là 382 triệu
USD, trong đó vốn vay Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD,
tương đương 6.860 tỷ đồng. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD,
tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.
Trong
khi đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức
cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án (vay vốn với điều kiện sẽ chỉ
định nhà thầu Trung Quốc thi công.
Đồng
tình với việc dùng vốn vay của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc, tuy nhiên
Bộ Ngoại giao cho rằng: Việc Bộ GTVT đề nghị ngân sách nhà nước cấp phát toàn
bộ vốn vay là chưa phù hợp với việc xây dựng dự án đường cao tốc, bởi đây là
dự án có khả năng thu hồi vốn và Bộ GTVT không phải là đối tượng vay lại theo
quy định của Luật Quản lý nợ công.
Bộ Tài
chính lại tỏ rõ băn khoăn về việc vay vốn Trung Quốc cho dự án này. Theo Bộ
Tài chính, các khoản vay ưu đãi bên mua của Trung Quốc đều là các khoản vay
“có ràng buộc, phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung
Quốc”. Trong khi đó, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư
phát triển có nguồn thu trực tiếp.
Do đó
Bộ Tài chính cho rằng cần tính toán, so sánh với khả năng huy động vốn từ các
nguồn khác có chi phí rẻ hơn hoặc chất lượng, công nghệ tốt hơn nhằm giảm rủi
ro trong quá trình xây dựng dự án.
Cuối
cùng, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc chủ trương sử dụng vốn tín dụng ưu đãi
bên mua của Trung Quốc cho dự án này.
Trường
hợp vẫn sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi bên mua của Trung Quốc cho dự án
này, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc xác định rõ chủ đầu tư dự án phù hợp với
cơ chế sử dụng vốn vay của dự án (cho vay lại toàn bộ, không cấp phát hoặc
không vay để đầu tư dự án này).
Giải
trình phản hồi ý kiến của các bộ, Bộ GTVT cho biết ngoài Trung Quốc, hiện nay
chưa có nhà đầu tư nào khác quan tâm đến dự án này. Do vậy, theo Bộ GTVT tại
thời điểm hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc cho dự án là hợp lý.
Bộ
KH-ĐT cho rằng việc đầu tư dự án là cần thiết. Kinh phí đầu tư dự kiến 8.600
tỷ đồng, tương đương 382,5 triệu USD là phù hợp với khả năng huy động vốn đầu
tư và nhu cầu vận tải.
Bộ
KH-ĐT cho rằng việc huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài để sử dụng cho dự án là phương án thích hợp trong điều kiện
hiện nay. Tuy nhiên, theo cơ quan này, điều kiện vay của khoản tín dụng 300
triệu USD nêu trên “chưa đủ ưu đãi” để sử dụng cho dự án theo cơ chế tài
chính ngân sách nhà nước cấp phát như đề xuất của Bộ GTVT. Vì vậy Bộ KH-ĐT
cho rằng chủ trương này cần được cân nhắc kỹ hơn.
Bộ
KH-ĐT cho rằng cần tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để xác định điều
kiện cụ thể của khoản vay theo hướng đề nghị phía Trung Quốc áp dụng điều
kiện vay ưu đãi hơn so với điều kiện vay gần nhất phía Trung Quốc đề xuất,
không áp dụng điều kiện thự hiện dự án theo hình thức EPC bởi nhà thầu Trung
Quốc. Ngoài ra, có thể xem xét khả năng sử dụng khoản này cho dự án theo hình
thức PPP.
Sau khi
xác định được điều kiện cụ thể của khoản vay, Bộ KH-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài
chính, Bộ GTVT và các cơ quan liên quan xác định cơ quan có thẩm quyền quyết
định đầu tư dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(Theo VietNamNet) Lương Bằng
|
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét