“Thuế” chung chi
Cập
nhật lúc 08:20
Vụ
việc phải chung chi cho thanh tra giao thông ở Cần Thơ (Tuổi Trẻ 22-7) thật
ra không mới, nó phản ánh một thực trạng khá phổ biến ở Việt
Lâu rồi thành quen, chung chi tạo lợi
thế để một số doanh nghiệp thắng thầu các hợp đồng, để được bỏ qua vi phạm
pháp luật.
Vụ việc phải chung chi cho thanh tra
giao thông ở Cần Thơ (Tuổi Trẻ 22-7) thật ra không mới, nó phản ánh một thực
trạng khá phổ biến ở Việt
Vụ việc này khiến tôi nhớ lại thư tay
của một chủ doanh nghiệp ở tỉnh bắc miền Trung vừa gửi, viết trên giấy ố
vàng, nét chữ gai góc của người lớn tuổi đang đau đáu với những bức xúc quanh
mình!
Ông cho biết là doanh nghiệp nhỏ, để
hoạt động, nuôi sống gia đình, trả lương công nhân và nộp thuế cho Nhà nước,
hằng tháng ông vẫn phải “đóng thuế” bôi trơn cho nhiều lực lượng cơ quan chức
năng, từ quy tắc phường, quản lý thị trường, công an khu vực... mà ông ví
“đông như quân Nguyên”. Các khoản chung chi này tính công khai theo tháng,
quý và ngày lễ tết.
Không thể khác được vì theo ông, với
những quy định pháp luật hiện nay thì vi phạm là đương nhiên: bó thép 1 li,
thanh thép vuông, cuộn tôn nhỏ được cắt ra thì dán tem nhãn ở đâu được nên
chắc chắn vi phạm quy định về tem nhãn hàng hóa. Quy định và áp dụng về quá
khổ, quá tải cứng nhắc nên cứ vận chuyển ra đường là chắc chắn vi phạm quy
định về giao thông.
Từ câu chuyện trên có thể thấy dường
như có nên chung chi không phải là lựa chọn mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
Hệ thống quy định pháp luật có quá nhiều điểm không phù hợp, chồng chéo, kém
minh bạch khiến bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể bị xem là vi phạm. Đã
không xét thì thôi, đã xét thì kiểu gì cũng phải ra lỗi.
Điều đặc biệt, những người thừa hành
pháp luật lại có quá nhiều quyền, họ có thể diễn giải pháp luật theo cách mà
họ muốn. Trong khi hệ thống tư pháp dường như chưa bảo vệ hiệu quả những
người làm ăn chính đáng.
Khiếu nại, tố cáo hay kiện ra tòa để
bảo vệ quyền lợi của mình khi “va chạm” với cơ quan công quyền đều là những
hành trình tốn kém và đầy rủi ro. Do vậy để thuận lợi, để yên thân... những
doanh nghiệp nhỏ thường tặc lưỡi thỏa hiệp với chung chi.
Phải chi tiền nhưng khoản này không
được ghi trong sổ sách, doanh nghiệp phải ẩn trong các khoản mục, hoạt động
khác. Cả hệ thống sổ sách, giấy tờ để đối phó, gian dối bắt đầu từ đó. Hệ lụy
của chung chi không dừng ở đó.
Theo một nghiên cứu trong giai đoạn
2009-2011, doanh nghiệp tư nhân muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận phải trả 0,7 - 1
đồng chi phí không chính thức. Chung chi còn làm giảm động lực đổi mới, cải
thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Đừng coi thường tệ vòi vĩnh, đòi chung
chi. Nó diễn ra phổ biến sẽ hủy hoại sự tôn trọng của doanh nghiệp và người
dân đối với pháp luật, khi họ cho rằng việc tuân thủ pháp luật xuất phát từ
tình trạng bị đòi hối lộ hơn là vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Và sâu xa hơn, tình trạng tham nhũng sẽ
hình thành nhóm các doanh nghiệp thân quen, thân hữu, tạo ra lợi thế kinh
doanh bằng các mối quan hệ đặc quyền đặc lợi và luôn có nguy cơ tác động làm
méo mó việc ban hành và thực thi các chính sách, quy định của Nhà nước.
Vì vậy để củng
cố tinh thần thượng tôn pháp luật, không gì khác hơn là phải trừng trị nghiêm
khắc nạn vòi vĩnh, đòi chung chi.
(Theo Tuổi trẻ)
ĐẬU ANH TUẤN (Phòng Thương
mại và công nghiệp Việt
|
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét