Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

 GS.TSKH Nguyễn Mại:
Không thể thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá

Cập nhật lúc 09:30  


Thời gian qua, sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, giới chuyên gia và sự vào cuộc chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ. Và sau sự cố này, khi “thủ phạm” được xác định là Formosa Hà Tĩnh, rất nhiều vấn đề xoay quanh câu chuyện thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được đặt ra. GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước (VAFIE) đã trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới xung quanh câu chuyện này.
 

PV: Thưa ông, xin ông cho biết quan điểm của mình về thảm họa môi trường gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Là Chủ tịch VAFIE, tôi đánh giá câu chuyện cá chết hàng loạt ở miền Trung là một thảm họa môi trường vô cùng nghiêm trọng, xảy ra trên một vùng quá rộng lớn và gây ra thiệt hại không chỉ cho người đánh cá, nuôi trồng hải sản mà còn cả những người tiêu dùng các tỉnh miền Trung. Việc khắc phục hậu quả sẽ không dễ dàng mà cần sự cố gắng to lớn của Chính phủ, chính quyền các địa phương trong việc hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp khu vực này, đồng thời tạo lại niềm tin cho người tiêu dùng.

 khong the thu hut dau tu fdi bang moi gia
GS.TSKH Nguyễn Mại
Tôi cho rằng, sau sự cố, phản ứng của Chính phủ là rất nhanh chóng, khách quan và khoa học. Khi sự kiện xảy ra khiến dư luận rất sôi nổi, từ những nhà khoa học cho đến báo chí hay mạng xã hội… hối thúc nhưng Chính phủ vẫn kiên trì lập nhiều đoàn kiểm tra bao gồm các nhà khoa học thuộc nhiều ngành có liên quan, có cả nhà khoa học quốc tế có kinh nghiệm. Rõ ràng một sự kiện như vậy không thể vội vã đưa kết luận ngay được và đến nay sau 3 tháng đã có được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm.
PV: Sự cố môi trường này để lại cho chúng ta bài học gì, thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Theo tôi, bài học lớn nhất mà chúng ta phải rút ra ở đây là phải thay đổi cách
CHUYÊN GIA KINH TẾ PHẠM CHI LAN:
Đây là lúc Chính phủ phải xem lại quyết định phân cấp cho các tỉnh quyết định cấp phép đầu tư các dự án lớn, bởi tính chất tác động liên vùng. Các dự án lớn có tác động môi trường quốc gia dứt khoát phải do Chính phủ quyết định. Bởi nếu “tốt đẹp” thì không sao, nhưng khi xảy ra sự cố, trách nhiệm của tỉnh đến đâu, rồi lại chuyện biện minh: chúng tôi trình độ có hạn, rút kinh nghiệm thì không được.
nhìn nhận về thu hút FDI. Chúng ta phải xác định là không bao giờ được coi nhẹ vấn đề môi trường trong việc kêu gọi đầu tư, không những với doanh nghiệp nước ngoài mà cả với doanh nghiệp trong nước. Bài học nhãn tiền này không chỉ diễn ra ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế mà còn rất nhiều nơi khác với những con sông “chết”, ô nhiễm không khí hay dòng nước… Đây là một cảnh tỉnh đối với việc thu hút đầu tư của Việt Nam.
Thứ nữa, chúng ta đã có đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường, có các cơ quan giám sát, nhưng rồi các sự cố vì sao vẫn xảy ra. Đó là do các doanh nghiệp đã không tuân thủ tốt các quy định về môi trường mặc dù chúng ta đã có Luật Môi trường, có hệ thống giám sát môi trường từ Trung ương đến địa phương và có cả lực lượng cảnh sát môi trường. Như vậy, nếu chúng ta thiếu sự giám sát, kiểm tra cập nhật thường xuyên, có hiệu quả thì thảm họa môi trường sẽ lại tiếp tục xảy ra.
PV: Chúng ta cần phải ứng xử như thế nào sau khi Formosa Hà Tĩnh được xác định là nguyên nhân gây ra sự cố?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân ở 4 tỉnh xảy ra thảm họa nói riêng đều mong muốn có được giải pháp đền bù thỏa đáng, bồi thường theo đúng pháp luật. Nhưng đây là điều không hề đơn giản, hậu quả của nó rõ ràng không chỉ trong vài tháng mà còn kéo dài nhiều năm, không chỉ đơn thuần là vấn đề môi trường, sản xuất - kinh doanh mà còn là lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm từ biển của 4 tỉnh chịu thiệt hại.
Một vấn đề quan trọng là Formosa hiện nay vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng đã gây ra một thảm họa ô nhiễm môi trường lớn như vậy ai sẽ đánh giá được những tác động vào môi trường khi dự án này chính thức đi vào sản xuất. Chính vì vậy, ngay lúc này, Chính phủ cần thành lập một Hội đồng gồm đủ các bộ, ngành, các chuyên gia hàng đầu về mọi lĩnh vực để cùng ngồi đánh giá lại các tác động của Formosa đối với môi trường trong tương lai. Formosa cũng sẽ phải giải trình trước hội đồng này và phải chứng minh cũng như bảo đảm được việc tuân thủ đúng các nguyên tắc hoặc quy định về môi trường trong quá trình hoạt động. Từ đó mới cho phép dự án này đi vào hoạt động chính thức và bắt đầu sản xuất lại.
 khong the thu hut dau tu fdi bang moi gia
PV: Sau sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung, rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đặt vấn đề về sự bất cập trong việc phân cấp quản lý cấp phép đầu tư. Ông nghĩ sao về điều này?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tôi hoàn toàn chia sẻ điều này. Sự cố môi trường ở miền Trung có thể nói là một cảnh tỉnh lớn hơn nữa về những bất cập trong phân cấp, phân quyền cho các địa phương. Đây là chủ trương đúng nhưng tôi phản đối phân cấp tùy tiện khi ở nhiều địa phương, các cán bộ phụ trách dường như chưa đủ trình độ để phụ trách nhiệm vụ được giao trong việc xét duyệt các dự án đầu tư. Bên cạnh đó còn có tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo các địa phương dẫn đến việc xét duyệt đầu tư đôi khi không bảo đảm được lợi ích của đất nước, sai với quy hoạch đã đề ra.
Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những giải pháp để kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch đã đề ra và việc phân cấp này phải gắn liền với các tiêu chí được các bộ ban hành, thích hợp với tình hình đất nước… và phải kiên quyết không châm chước vấn đề này. Cùng với đó cần phải có chính sách bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chất lượng cao cho công tác quản lý, thẩm định, cấp phép đầu tư, nhất là ở các địa phương. Đồng thời, trách nhiệm của những cán bộ này cũng phải được đề cao hơn nữa, quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa.
Đây là bài học trước mắt, nhưng xét về lâu dài, chúng ta còn đầu tư và phát triển rất nhiều thì đó là vấn đề cấp bách. Để bảo đảm đất nước phát triển an toàn, bền vững, tránh những sự cố, thảm họa có thể xảy ra thì câu chuyện năng lực bộ máy quản lý nhà nước là rất quan trọng. Như trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đứng trước rất nhiều lựa chọn, nhiều dự án đồng thời xin cấp phép đầu tư thì người có thẩm quyền lựa chọn, phê duyệt phải có năng lực, có trình độ và phải có tâm thì mới đưa ra những lựa chọn có lợi nhất cho địa phương, đất nước.
PV: Với những cảnh tỉnh trên, ông có khuyến cáo gì đối với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Theo tôi, về lâu dài, đây là vấn đề có liên quan đến sự phát triển bền vững và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh mà Đại hội Đảng XII đã khẳng định. Đây là nhiệm vụ của cả Chính phủ, doanh nghiệp cũng như người dân và phải được quan tâm bắt đầu ngay từ việc lựa chọn dự án hay nhà đầu tư. Từ thảm họa môi trường đầu ở 4 tỉnh miền Trung có thể thấy, có rất nhiều ngành dễ gây ô nhiễm môi trường như sắt thép, hóa chất, xi măng… và Chính phủ nên xem lại định hướng phát triển, thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực này.
Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta là nước công nghiệp hóa đi sau nên cần tận dụng những kinh nghiệm của các nước đi trước để tránh vết xe đổ. Như tình trạng của Trung Quốc hiện nay, ngoài việc đối đầu với những thách thức về xã hội, tôn giáo, người di cư vào thành thị, cách biệt mức sống thì nghiêm trọng nhất vẫn là vấn đề ô nhiễm môi trường; sa mạc hóa hàng triệu km2, sông biến thành sông đen; khí quyển ô nhiễm khiến hàng triệu người chết… Bài học nhãn tiền này cũng là cho những nước đi sau như Việt Nam và chúng ta cũng đã đang ở mức báo động về ô nhiễm môi trường.
Ví như ngành thép chẳng hạn. Chúng ta là nước đi sau thì tại sao phải chọn công nghệ lò cao - công nghệ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Thay vào đó, chúng ta cần là những nhà máy gang thép cỡ lớn mà có thể sản xuất các hợp kim cao cấp, giá trị giá cao lại không ảnh hưởng môi trường. Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu, cân nhắc có nên cấp phép thêm các dự án gang thép hay không.
PV: Liệu sự điều chỉnh này có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của Việt Nam hay không?
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tôi không nghĩ vậy. Dư luận và cộng đồng doanh nghiệp đang rất ghi nhận những cố gắng gần đây của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đang là đất nước đi đầu trong cải cách, đổi mới thể chế và xây dựng luật pháp.
Tuy nhiên, chúng ta lại đang nằm ở cuối bảng xếp hạng trong nhiệm vụ thực thi thể chế. Đây rõ ràng là một hồi chuông cảnh cáo. Một thể chế tốt mà không được thực thi nghiêm túc thì hiệu quả mang lại sẽ khó như mong đợi. Những kỳ vọng của doanh nghiệp vào Chính phủ mới có trở thành niềm tin hay không là nằm ở việc thực thi thể chế. Tôi hy vọng Chính phủ mới với quyết tâm hiện có sẽ giải quyết được thách thức lớn nhất này.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu những lợi thế rất cơ bản mà nhiều nước không có, ví dụ như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội… Đây là cơ sở tạo dựng niềm tin lớn cho các nhà đầu tư. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế có tín nhiệm, Việt Nam là nước “đáng sống” trong mắt nhiều nhà đầu tư. Rất nhiều người nước ngoài đã tỏ rõ mong muốn được lập nghiệp và chuyển đến sinh sống tại Việt Nam. Trong bối cảnh niềm tin đã bắt đầu bị suy giảm ở rất nhiều khu vực trên thế giới như châu Âu, Trung Đông hay Hoa Kỳ… thì rõ ràng đây là điều rất đáng tự hào. Nếu nhìn nhận và phát huy được những lợi thế này, cùng với quyết tâm vượt qua được chính mình thì chúng ta không cần nghi ngại gì về việc FDI sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tiên trách kỷ - hậu trách nhân
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Để các tổ chức nghề nghiệp tham gia giám sát
Vừa rồi đã có thông báo chính thức của Chính phủ về vụ việc của Formosa, trong đó có đưa ra 5

khong the thu hut dau tu fdi bang moi gia 
nhóm giải pháp mà tôi thấy hợp lý. Trong đó, yêu cầu cụ thể là ép Formosa thực hiện đúng với cam kết của mình là điều quan trọng nhất. Đương nhiên, việc gia tăng năng lực giám sát của Việt Nam hay truy tìm nguyên nhân để phạt tiếp Formosa và những người Việt Nam có lỗi… vẫn là những việc cần phải làm. Kế đến là việc vận động chuyển đổi…
Từ những chỉ đạo này, cá nhân tôi nghĩ cần phải thêm những điểm sau: Thứ nhất, chúng ta phải rà soát lại toàn bộ hệ thống luật, để có những quy chuẩn cao hơn, rõ ràng minh bạch hơn, chứ không thể mù mờ và thấp như vừa qua. Thứ hai, rà soát lại toàn bộ các dự án để ngăn chặn những hiện tượng kiểu như Doãn Hoàng Giang. Thứ ba, quy trình hóa trách nhiệm cá nhân cụ thể, ngăn ngừa bắt lỗi những cá nhân thông đồng trong chuyện này. Đặc biệt, tăng cường các kênh thông tin, cũng như trách nhiệm giải trình của các bên liên quan.
Từ sự cố Formosa ở miền Trung, đã tới lúc quy trình cấp phép cho các dự án FDI cần thay đổi, thể hiện sự thông thoáng nhưng không phải dễ dãi. Chúng ta buộc phải thức tỉnh mà thừa nhận rằng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ngày càng lớn về ô nhiễm môi trường, trên tất cả địa hình, từ ô nhiễm môi trường đất, biển, sông.
Với những gì mà Formosa đã gây ra ở Việt Nam cho thấy, hệ thống luật còn tồn tại nhiều vấn đề. Chúng ta có khá nhiều luật, nếu không muốn nói là quá nhiều luật. Điều đó cho thấy sự thiếu đồng bộ, thiếu coi trọng tính hai mặt của chính sách, nặng về tiền kiểm, chưa coi trọng hậu kiểm. Bên cạnh đó, chưa quy trình hóa quá trình giám sát. Quy trình có thể bị cắt xén, bỏ qua khi thực thi. Yếu công nghệ để giám sát, thẩm định về công nghệ môi trường, thậm chí việc giám sát chỉ là hình thức.
Trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta phải xác định rằng không vì lợi ích của ngày hôm nay mà hy sinh lợi ích của thế hệ tương lai. Đó là điểm nút để có sự nhận diện cao hơn. Nói ngắn gọn là, các địa phương có thể cấp phép thủ tục hành chính ngắn gọn nhưng với đánh giá môi trường, đặc biệt với dự án lớn có nguy cơ phát thải độc hại lớn cần làm riêng, thông thoáng nhưng không thể dễ dãi.
Trong toàn bộ chuyện này thì phòng cháy hơn chữa cháy, đừng để chạy theo mà hãy mang tính chủ động, ngăn ngừa phát hiện kiểm soát trước. Nên tăng cường chức năng giám sát là điều cần thiết. Bất cứ việc gì cần đặt trước con mắt giám sát và đánh giá từ công luận.
Riêng trong vấn đề môi trường, tôi cho rằng Nhà nước phải tạo ra sân chơi cho các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp. Khi để họ tham gia vào thì chức năng giám sát sẽ tăng lên, cũng là cách để các tổ chức này tranh đấu thay cho Nhà nước, họ sẽ cùng Nhà nước thực hiện chức năng giám sát. Như vậy, Nhà nước pháp quyền mạnh lên và các tổ chức xã hội cũng mạnh lên tương ứng. Từ đó đảm bảo được việc pháp luật được thực thi đúng thông qua các quy chuẩn và cơ chế thực hiện cụ thể. Sự vào cuộc này sẽ tạo ra hệ thống giám sát đặc biệt là của xã hội, chứ không chỉ riêng từ cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp.
Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến:
Khóa XIII cần chỉ đích danh những cá nhân sai phạm
Như chúng ta đã thấy, thời gian qua các cử tri và nhân dân cả nước rất bất bình về những việc mà

khong the thu hut dau tu fdi bang moi gia 
Formosa đã gây ra ở Việt Nam. Đó là việc làm ô nhiễm môi trường Việt Nam, bức tử cả trên biển lẫn trên bờ, không những xả thải thẳng ra biển mà còn chôn cất các chất thải nguy hại trên mặt đất ở rất nhiều điểm… Thì đó là việc làm đã quá sai trái rồi, vậy thì trước cái sai này chúng ta phải xử lý như thế nào?
Trước hết, Formosa phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại với nhân dân, bồi thường đã đành nhưng ngoài số tiền bồi thường là 500 triệu USD thì cái còn lại là di chứng lâu dài cho cả thế hệ mai sau. Đó là nguồn nước, môi trường sống… Người dân sẽ ăn ở, sinh hoạt với nguồn nước đó thì sẽ như thế nào? Vậy thì cần phải xem lại, kiểm nghiệm xem tác hại đến bao nhiêu năm, chứ không phải bồi thường là xong. Còn để tránh mối lo ngại sẽ có nhiều Formosa trong tương lai thì tôi nghĩ rằng chúng ta phải kiện toàn, rà soát lại tất cả các quy trình. Từ hệ thống luật đến phương thức cấp phép đầu tư, công tác quản lý.
Nhưng rõ ràng là “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, từ sự việc này chúng ta phải điều tra, người làm sai là Formosa nhưng cũng xem xét lại toàn bộ công tác quản lý, phân cấp từ Trung ương đến địa phương, quy trách nhiệm đến các cấp. Các cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này ở Việt Nam từ cơ quan quản lý môi trường đến các cơ quan thẩm định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư.
Việc khắc phục vụ việc thì cơ quan khoa học công nghệ sẽ vào cuộc như thế nào, chứ không thể để cho Formosa và rất có thể là sau này sẽ có nhiều doanh nghiệp khác xả thải trực tiếp như thế ra môi trường?
Để làm được điều đó thì khi điều tra thì phải điều tra từ đầu đến đũa. Ngoài các cơ quan chuyên môn thì phải có cơ quan điều tra vào cuộc, đó là Cảnh sát môi trường, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát... Đặc biệt là Cảnh sát môi trường phải vào cuộc để tìm cho ra những nguyên nhân, chỉ đích danh những người phải chịu trách nhiệm. Không chỉ chịu trách nhiệm dân sự nữa mà phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi mục tiêu cuối cùng của việc khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường biển là phải biến biển trở lại biển sống và dân sống trên biển.
Huyền Anh (thực hiện)
(Theo Năng lượng Mới) Thanh Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét