Liên ngành
tư pháp là gì mà quyền lực khiếp thế?
Cập
nhật lúc 20:52
Liệu có ai đó đang cố tình hiểu sai tinh thần Nghị
quyết “phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước” trong việc thành lập nên “Liên
ngành tư pháp"?
Không phải
chỉ đến vụ án đang được dư luận quan tâm tại Vinaconex liên quan đến
cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình và cộng sự mới xuất hiện
khái niệm “Liên ngành tư pháp”.
Báo Infonet.vn
ngày 19/12/2015 từng đặt vấn đề: “Từ vụ án oan ông Nén: Còn báo cáo án, án bỏ túi, họp 3 ngành…
vẫn oan sai?”. Thay vì dùng từ “Liên ngành” bài báo dùng
từ “3 ngành” nhưng bản chất cũng vẫn là “Liên ngành”.
Theo
thông lệ, một quyết định mang tính “hình sự” liên quan đến pháp
luật, đến các vụ án phải là một “văn bản pháp quy”, phải viện
dẫn các điều khoản trong luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật.
Mặt khác chủ thể ban hành văn bản phải là cơ quan được hình
thành bởi các quy định trong luật (vẫn còn hiệu lực thi hành).
Với cách
hiểu đó “Liên ngành tư pháp” không phải
là một “cơ quan”, cũng không phải một “tổ chức” hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật, được pháp luật cho phép.
“Liên
ngành” không có “cơ quan chủ quản”; không có địa chỉ, quyết định
thành lập và con dấu theo quy định, đó là một chủ thể “vô
hình”!
Trả lời
phỏng vấn trên Infonet.vn Luật sư Trần Công Út, vốn là cựu thẩm
phán cho rằng: “Sự nhức nhối của hoạt động tư pháp tồn tại vốn có từ thời kỳ
cách mạng “cải cách ruộng đất” và hiện vẫn duy trì đến ngày nay. Đó là việc
lãnh đạo ba cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án thường có sự phối hợp
liên ngành để họp bàn đưa ra các vụ án điểm”. [1]
Khái
niệm “Liên ngành” mà ông Trần công Út nêu lên thực ra chưa đầy đủ
bởi trong nhiều trường hợp còn thêm thành phần thứ tư là Cấp ủy
hoặc cơ quan Nội chính địa phương.
Nguyên
nhân dẫn tới oan – sai trong không ít vụ án là những người tham gia
“Liên ngành” lúc thì thiên về “nguyên tắc suy đoán vô tội” lúc lại
thiên về “nguyên tắc suy đoán có tội”.
Trong
cả hai trường hợp này người ta cố tình loại bỏ những chứng cứ gỡ tội
hoặc buộc tội cho người bị tình nghi.
Chính vì thế
nên ông Phí Thái Bình và cộng
sự mới được “Liên ngành” đề xuất miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
dù tội trạng đã được xác định cụ thể?
Điều
130 Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều 16
Bộ Luật Tố tụng Hình sự có nội dung giống nhau, theo đó: “Khi xét
xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Báo Nhân Dân
điện tử ngày 22/7/2016 có bài: “Bước đột phá trong cải cách tư pháp”, bài báo có đoạn:
“nguyên tắc của tố tụng là bản án phải trên cơ sở kết quả tranh tụng tại
phiên tòa”.
Điều
này đồng nghĩa với kết luận, rằng không có bất kỳ từ ngữ nào
trong Hiến Pháp và bộ luật Tố tụng Hình sự cho phép “Liên ngành”
tham gia quá trình tố tụng.
Một
khi không có “tranh tụng tại tòa” thì “nguyên tắc tố tụng” bị phá
vỡ, đây là điều tối kỵ với một nền tư pháp dựa trên nguyên tắc
“thượng tôn pháp luật”.
Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “không có tranh tụng tại
tòa” là quyết định của “Liên ngành” không khởi tố bị can, miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự (dù đối tượng bị cơ quan điều tra xác
định là có tội).
Khi
bị can đã được miễn truy cứu, không bị khởi tố thì đương nhiên không
có phiên tòa nào được mở, đương nhiên không thể có “tranh tụng tại
tòa”.
Tiến
trình “cải cách tư pháp” tính từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã được hơn
mười năm.
Mục tiêu của
Chiến lược là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tố quốc…”.
Hai trong tám
nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là “hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự; xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của cơ
quan tư pháp , trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Toà án nhân dân”.
Nghị
quyết của Bộ Chính trị chỉ đề cập đến “cơ quan tư pháp”, tuyệt
đối không đề cập đến khái niệm “Liên ngành tư pháp”.
Hiến
pháp Việt Nam từ 1946 đến nay và các văn bản pháp luật khác cũng chưa
bao giờ đề cập đến khái niệm "Liên ngành tư pháp" vậy tại
sao cho đến năm 2016 này “Liên ngành tư pháp” vẫn tồn tại với những
quyền lực vượt trên cả Hiến Pháp và Nghị quyết của Bộ Chính trị?
Phải
chăng đây chỉ là cách làm việc theo thói quen, hay còn vì các cơ
quan tham gia tố tụng cần đến một “công cụ hỗ trợ” nếu xảy ra sai sót?
Đẩy
trách nhiệm sang cho một “chủ thể vô hình” có phải là cách tốt
nhất để “xử lý khủng hoảng” nếu chẳng may “khủng hoảng” xảy ra?
Vụ Phí Thái
Bình cho thấy, dư luận chỉ quan tâm tới quyết định của “Liên ngành”
mà ít để ý đến vai trò của Công an, Kiểm sát và Tòa án…
Nếu không bị dư luận đặt câu hỏi thì cả ba cơ quan này đều hoàn
thành chức trách, khi bị đặt vấn đề thì không có tên bất kỳ cơ
quan nào ngoài “Liên ngành”?
Tìm
hiểu “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” thấy rằng trong
chương 2 “Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật”
từ điều 15 đến điều 30 không có điều khoản nào nhắc đến vai trò
của “Liên ngành tư pháp” trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Vậy
vì sao quyết định của “Liên ngành tư pháp” lại khiến cả ba ngành
Công an, Kiểm sát, Tòa án phải tuân theo giống như tuân theo các điều
khoản trong luật?
Một
chủ thể “vô hình” không tồn tại trước pháp luật có quyền áp đặt
ý kiến lên các chủ thể hữu hình do Nhà nước thành lập, quyết
định phi lý của chủ thể ấy đủ sức mạnh áp đảo công lý, đó không
phải là đặc điểm của nền tư pháp vốn được xây dựng theo định hướng
“phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc”?
Đó
chỉ là sự “không may” cho người dân hay còn là mối nguy hiểm cho Tổ
quốc, dân tộc, cho sự tồn vong của chế độ nếu nó không bị
xóa bỏ ngay tức khắc?
Cuộc chiến chống tham nhũng,
làm trong sạch Chính phủ mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ
đang quyết tâm thực hiện sẽ như thế nào nếu những cơ quan hành
pháp, tư pháp vẫn phải thực hiện các quyết định đưa ra bởi “Liên
ngành”
Nghị quyết
49-NQ/TW có đoạn: “cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo thật chặt chẽ của
Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Liệu
có ai đó đang cố tình hiểu sai tinh thần Nghị quyết “phối hợp giữa
các cơ quan Nhà nước” trong việc thành lập nên cái gọi là “Liên ngành
tư pháp”?
Trả lời câu
hỏi này chỉ có thể là đội ngũ tiên phong của nhân dân lao động,
của các cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân mà cao nhất là
Quốc hội.
Tài liệu tham khảo: [1] http://infonet.vn/tu-vu-an-oan-ong-nen-con-bao-cao-an-an-bo-tui-hop-3-nganh-van-oan-sai-post185905.info
(Theo Giáo dục
VN) Xuân Dương
|
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét