Nhà máy bức tử sông Hậu: Nhìn Formosa, Vedan vẫn không sợ?
Cập
nhật lúc 08:31
(Doanh nghiệp) -
"Việc nhà máy giấy Trung Quốc đặt ở Hậu Giang phải kiểm tra đầu ra như
thế nào, nếu đầu ra có vấn đề thì đó là giết sông."
Đúng quy trình thì... sửa quy trình
Trước mối lo ngại nhà máy giấy Trung Quốc bức tử sông Hậu, sáng ngày
30/6, chia sẻ với báo Đất Việt, TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc trung tâm Phát
triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó
Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết:
"Sông Hậu quan trọng như thế. Làm đúng thủ tục nhưng phải bảo vệ
môi trường. Nước thải phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn bằng không mọi quy trình
giấy tờ chỉ là vô nghĩa. Tỉnh nói làm đúng quy tình thì phải
xem lại quy trình.
Nếu tỉnh nghèo mà nhận dự án để phát triển, không kiểm tra, kiểm soát
kỹ xem dự án đó có chắc chắn không làm hại đến môi trường không thì đó là
điều cấm kỵ tuyệt đối. Tỉnh đã nghèo sẽ lại càng nghèo hơn, bệnh tật còn đáng
lo ngại hơn so với lợi ích kinh tế mang lại".
Theo ông Tứ, việc đặt nhà máy giấy Trung Quốc ở
Hậu Giang phải kiểm tra đầu ra như thế nào. Nếu đầu ra có vấn đề thì đó là
giết sông. Tất cả những bài học ở nhà máy giấy, các khu công nghiệp thải chất
độc ra gây ảnh hưởng môi trường như nào, bởi vậy Hậu Giang cần lấy đó để rút
kinh nghiệm.
Cùng ngày, GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp cho cũng cho
rằng: "Quy trình cứu xét dự án này có sơ hở gì là do phía VN phải có
trách nhiệm.
Chủ đầu tư cam kết những điều tốt đẹp về nhà máy, xem ra dự án này cái
gì cũng tốt nhưng thực tế không biết có tốt thực sự không?
Hậu Giang cần rút kinh nghiệm trước những sự kiện trong quá khứ như
nhà máy Vedan của Đài Loan tại Đồng Nai, nhà máy Fomosa đã gây ảnh hưởng đến
môi trường, nguồn nước như nào''.
Phải báo cáo lại ĐTM
Cũng liên quan đến vấn đề này, Thạc sĩ Lâm Thị Thu Sửu, giám đốc Trung
Tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã hội (CSRD), thành viên Ban điều hành Mạng lưới
sông ngòi Việt Nam cho rằng: "Dù tỉnh có báo cáo đã làm đúng quy trình
nhưng quy trình thế nào đi nữa thì nhà máy này cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Thứ nữa, cho dù là tỉnh nghèo thì cũng có nhiều sự lựa chọn chứ không
nhất thiết là phải chọn phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp giấy vì
ngành này sử dụng rất nhiều hóa chất.
Chính bởi vậy, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) quan ngại sâu sắc
về Nhà máy giấy Lee & Man – Trung Quốc gây ô nhiễm sông Hậu và
ĐBSCL và kiến nghị chính phủ cho dừng toàn bộ các hoạt động của nhà máy trước
khi có báo cáo lại ĐTM được chính thức phê duyệt".
Bà Sửu phân tích: "Nếu nước thải từ nhà máy giấy đổ ra sông Hậu
không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực nguồn thủy sản tự nhiên
và nuôi trồng thủy sản của người dân ở ven sông Hậu và các tỉnh ĐBSCL, thậm
chí gây thảm hoạ môi trường cho khu vực sông Hậu và các tỉnh lân cận,
việc khắc phục môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Việc nhà đầu tư Lee & Man đưa ra phương án nhập tới 80% lượng giấy
đã sử dụng để tái chế có nguy cơ đẩy ra môi trường lượng xút (NaOH) rất lớn,
tương đương tới 28.500 tấn xút.
Ngoài ra, việc nhà máy này khi đi vào vận hành sẽ tiêu thụ đến hàng
triệu lít nước mỗi ngày, đồng thời thải ra rất nhiều hóa chất độc hại khác
nhau như: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds (VOCs)như
tecpen, rượu, phenol, metanol, acetone, chloroform, methyl ethyl ketone; chất
tẩy rửa và bề mặt; thuốc nhuộm và bột màu; axit; và dung dịch kiềm.
Nước thải từ xử lý giấy rất giàu các chất thiol, sulfur dioxide,
sulfite và sulfide cũng như mùi hôi thối sulfuric mạnh mẽ đối với nước thải.
Ngoài ra, nước thải từ công nghiệp tái chế giấy cũng chứa các sợi và
nhựa từ giấy đã qua sử dụng và chế biến. Nước thải cũng chứa tẩy trắng như
hydrogen peroxide, chlorine dioxide và xút. Các chất ô nhiễm khác bao gồm như
cao lanh, canxi cacbonat, talc và titan dioxite..."
Cũng theo vị chuyên gia: "Trong bối cảnh ĐBSCL đang bị thay đổi
nước do biến đổi khí hậu gây ra và các đập thủy điện trên thượng nguồn sông
Mekong tích trữ nước để phát điện thì việc sử dụng hàng triệu lít nước cho
sản xuất giấy, mà chính sản phẩm giấy này không nằm trong chuỗi sản phẩm chủ
đạo để phát triển kinh tế của ĐBSCL thì đây không phải là đầu tư bền vững.
Việc qui hoạch và xây dựng nhà máy sản xuất giấy Lee & Man đã bỏ
qua việc xem xét thực tế những công trình xây dựng trước đó, cụ thể là nhà
máy cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân tại hai thành phố/ tỉnh thành
thuộc Cần Thơ và Sóc Trăng. Một khi nhà máy giấy đi vào hoạt động, nguồn nước
sinh hoạt của hai tỉnh thành này đứng trước nguy cơ nhiễm độc rất cao."
(Theo
Đất Việt) Thu
Hoài
|
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét