Hà Nội “thanh lý” hàng nghìn lao động
hợp đồng “xí chỗ” công chức
Cập nhật lúc 14:06
Từ 12-29/8, Thường trực HĐND TP. Hà Nội lập Đoàn giám sát
về việc thực hiện tổ chức bộ máy và quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự
nghiệp trên địa bàn. Việc giám sát bước đầu cho thấy, nhiều đơn vị ký hợp
đồng lao động khá tùy tiện, không thống nhất ở các nội dung như mẫu hợp đồng,
thời gian lao động không đúng quy định, công việc hợp đồng không rõ ràng, chế
độ tiền lương không theo quy định. Lãnh đạo TP. Hà Nội đã khẳng định sẽ chấn
chỉnh tình trạng lộn xộn trong quản lý biên chế tồn tại nhiều năm nay.
Sẽ có
hơn 11.000 người đang làm việc trong các cơ quan
công sở ở Hà
Nội mất việc. Ảnh: Hoàng
Long
Thiếu biên chế nhưng… thừa lao động
Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, dù nhiều cơ quan
hành chính, sự nghiệp không đăng ký tuyển dụng cho đủ chỉ tiêu biên chế,
nhưng vẫn tự ý ký hợp đồng lao động với 11.571 người. Trong đó, 1.128 người
lao động hợp đồng đã làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong
cơ quan hành chính và 10.443 lao động hợp đồng làm thay cán bộ trong cơ quan
sự nghiệp. Những đơn vị sử dụng nhiều lao động hợp đồng là các Sở Quy hoạch
Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng; các quận,
huyện gồm: quận Thanh Xuân (56 lao động hợp đồng); Hoàn Kiếm (52); Hai Bà
Trưng (83); Thạch Thất (112); Mỹ Đức (59).
Kết quả kiểm tra của đoàn giám sát cho thấy,
nhiều đơn vị ký hợp đồng lao động khá tùy tiện, không thống nhất ở các nội
dung như mẫu hợp đồng, thời gian lao động không đúng quy định, công việc hợp
đồng không rõ ràng, chế độ tiền lương không theo quy định. Rất nhiều
đơn vị thiếu công chức so với chỉ tiêu biên chế, nhưng không đăng ký tuyển
dụng mà sử dụng lao động hợp đồng. Nhiều đơn vị sử dụng lao động hợp đồng
vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao.
Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài
Lý giải vì sao lại có tình trạng nhiều đơn
vị công lập "xé rào” tuyển lao động hợp đồng Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
ông Trần Huy Sáng cho biết, có nguyên nhân khách quan là khối lượng công việc
tại các sở ngành, quận, huyện nhiều năm qua đã tăng lên chóng mặt, có lĩnh
vực gấp cả chục lần so với tỉnh khác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan khiến
số người ngoài biên chế tăng chóng mặt tại đơn vị công có lý do "tại một
số nơi có dấu hiệu nể nang con em lãnh đạo, thi vào biên chế không đỗ đã
chuyển sang ký hợp đồng”, ông Sáng nhấn mạnh.
Sẽ chấm dứt hợp đồng lao động?
Vấn đề được đặt ra lúc này là Hà Nội sẽ
giải quyết thế nào với 11.571 người đã được các đơn vị tự ý kí hợp đồng? Chủ
tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị, phải lập tức chấn chỉnh ngay,
không thể để tồn tại tình trạng các đơn vị tự ý tuyển hàng loạt lao động hợp
đồng vào làm thay công chức. Do đó phải thanh lý hợp đồng đến hạn, thậm chí
trước hạn đối với những lao động này. Theo bà Thanh "điều lo ngại
nhất đó là, nếu các cơ quan cứ tự ý tuyển thì việc giao chỉ tiêu biên chế
hằng năm của TP sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Rõ ràng công tác quản lý biên chế đã
quá lỏng lẻo, xử lý không triệt để khiến quá nhiều đơn vị tiếng là thiếu biên
chế nhưng lại thừa lao động.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh
cũng khẳng định, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo phải chấn chỉnh công tác
quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức các sở, ban, ngành, quận,
huyện, thị xã của TP. Theo đó, UBND TP đã yêu cầu các đơn vị công trên địa
bàn rà soát việc sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng
chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng
kinh phí từ ngân sách. Các hợp đồng lao động được bảo lưu nhưng chưa tuân thủ
đúng quy định của pháp luật thì được ký kết lại. Ông Khanh cũng yêu cầu thanh
lý các hợp đồng đã hết thời hạn, chỉ sử dụng lao động hợp đồng theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn 12 tháng, không ký hợp đồng lao
động liên tiếp thành chuỗi tạo cơ hội cho các đơn vị "xé rào” lách việc
tăng biên chế bằng cách ký hợp đồng với người lao động.
(Theo Đại đoàn kết) Lục Bình
|
Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét