Thử 'bóc tách' đề án 4.000 tỷ đồng “số
hóa” SGK
Cập nhật lúc 14:16
VOV.VN - Theo
GS Trần Hải Linh, giảng viên Đại học Inha, Hàn Quốc, đề án đề xuất một số
tiền “khủng” nhưng hiệu quả thì chưa thấy rõ…
Đề án về số hóa sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3
tại TP HCM với kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng đang nhận được nhiều ý kiến trái
chiều từ dư luận. Theo đề án, nội dung trong SGK các môn học từ lớp 1-3 được số
hóa theo công nghệ 3D, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng. Đề án
này của TP HCM đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt. Tuy nhiên, đề án đang gặp phải đa
số phản ứng về tính khả thi của nó.
4.000 tỷ: Số tiền “khủng” mà hiệu quả chưa thấy
Dù giảng dạy ở nước ngoài, nhưng GS Trần Hải Linh, giảng viên Đại
học Inha, Hàn Quốc khá quan tâm đến vấn đề này. GS Trần Hải Linh cho rằng,
nếu thực hiện được việc số hóa sách giáo khoa thì học sinh tiểu học ở Việt
GS Trần Hải Linh,
giảng viên Đại học Inha, Hàn Quốc
Giáo sư Trần Hải Linh cũng băn khoăn việc dạy học bằng máy tính
bảng có hạn chế các hoạt động kỹ năng sống, phát triển của các em?. Việc tiếp
xúc nhiều với thiết bị điện tử có ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe các em
không? Những câu hỏi này cần được giải quyết và xem xét sao cho phù hợp với
tình hình của gia đình có trẻ nhỏ trong độ tuổi này ở Việt
Theo GS Trần Hải Linh, mỗi chiếc máy tính bảng sẽ có giá từ 3-5
triệu đồng. Theo đề án này thì chi phí sẽ do tự phụ huynh phải trả, ngân sách
chỉ hỗ trợ cho đối tượng chính sách. Đây là một khoản tiền cũng không hề nhỏ
đối với mỗi gia đình còn đang khó khăn. Còn các khoản tiền đào tạo và xây
dựng cơ sở vật chất, theo đề án kinh phí để đào tạo đội ngũ Hiệu trưởng ở
nước ngoài là 250 triệu đồng/người, giáo viên là 55 triệu đồng/người, nếu
tính khoảng 450 trường tiểu học tham gia dự án là 450 Hiệu trưởng và kèm theo
đó là hàng ngàn giáo viên. “Vậy khi nhân lên tổng chi phí sẽ có một con số sẽ
khiến cho nhiều người dân ngỡ ngàng mà hiệu quả trước mắt thực tế còn chưa
thấy rõ”.
GS Trần Hải Linh cho biết, ở Hàn Quốc thì thường các trường sẽ
xây dựng chỉ một vài phòng học chung, những phòng học này thường được gọi là
phòng học “thông minh”. Các phòng này sẽ được trang bị đầy đủ các chương
trình học trên máy tính với các phần mềm hỗ trợ trực tuyến, máy chiếu, màn
hình lớn hoặc các dụng cụ giáo dục trực quan điện tử hiện đại... Những phòng
này được phục vụ chung cho nhu cầu học tập và đủ để đáp ứng cho học sinh của
cả trường.
Ở Hàn: Học sinh Tiểu học “chơi là chính”
Chia sẻ về việc giáo dục đào tạo bậc Tiểu học ở Hàn Quốc, GS Trần
Hải Linh cho biết, ở Hàn Quốc học sinh bắt đầu đi học lớp 1 khi đã 7 tuổi.
Lớp học tiểu học bắt đầu từ 9h đến 15h, chương trình học ở đây gồm có các môn
Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất, tiếng
Anh…. Các môn học cũng không phải áp dụng 100% trên sách giáo khoa mà học
sinh sẽ được học thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Sau giờ học trên, các gia đình có thể đăng ký cho con tham gia
các chương trình phát triển và ngoại khóa ngoài giờ, tùy theo độ tuổi với các
môn học như: ngoại ngữ, thể dục nhịp điệu, bóng đá, võ thuật, khiêu vũ, múa
hiện đại… để phát triển kỹ năng cá nhân. Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của
trẻ, ước muốn của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ
để chọn đăng ký cho con những lớp học phù hợp nhất.
GS Trần Hải Linh cho biết, ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh,
các trường tiểu học ở Hàn Quốc còn rất chú ý tạo môi trường vui chơi và rèn
luyện thân thể, sức khỏe bằng cách trang bị các sân vận động nhỏ với “không
gian xanh”, lắp đặt các thiết bị thể dục ngoài trời, đu dây, đu xà, cầu
trượt... trong khuôn khổ sân chơi sạch sẽ và an toàn của trường. Tất cả các
thiết bị này đều rất an toàn, phù hợp với từng lứa tuổi. Ở những trường học
kiểu này thì các cháu học rất thoải mái, theo đúng sở thích, hứng thú và
không hề bị gò ép theo khuôn phép. Trong trường học thì mỗi học sinh sẽ có 1
hộc tủ để bỏ sách vở và đồ cá nhân của mình ở trong đó, học xong là học sinh
đã có thể sắp xếp và cất vào đó, rất ít khi phải cầm sách vở cho toàn bộ các
môn học đi về nhà.
Giáo dục tiểu học ở nước ngoài thì theo kiểu “chơi để học, học mà
như chơi, nhưng lại rất hiệu quả”. Ví dụ, học sinh tiểu học ở các trường Hàn
Quốc được “chơi là chính” nhưng chơi để học và học qua các trò chơi. Các em
được học đọc, viết và làm toán, nhưng không chỉ qua sách giáo khoa mà qua
nhiều hình thức khác nhau.
Ở Việt
Nhận xét về chương trình Tiểu học ở Việt Nam, GS Trần Hải Linh
cho rằng, chương trình giáo dục tiểu học của Việt Nam còn khá nặng đối với
lứa tuổi này. Chương trình yêu cầu học sinh hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng
quát. Học sinh cấp 1 ở Việt
(ảnh: GD-TĐ)
“Học sinh thường phải chấp nhận một cách tuyệt đối những kiến
thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa, dù đúng hay sai. Học sinh rất ít được
tự tìm tòi, suy nghĩ độc lập, chất vấn, thảo luận, phát biểu ý kiến, và khám
phá những gì hợp với sở thích của mình. Phương pháp giảng dạy này không giúp
học sinh phát triển phong cách con người, khả năng sáng tạo và kỹ năng giao
tiếp”- GS Trần Hải Linh nói.
Theo GS Trần Hải Linh, chương trình học rất ít khi linh động vì
tất cả mọi học sinh đều phải học cùng chương trình trong cùng một thời gian,
không cần biết đến sự khác biệt về sự phát triển về tâm sinh lý của mỗi cá
nhân và ở từng lứa tuổi, về mỗi hoàn cảnh gia đình, khác biệt về địa phương,
điều kiện văn hóa bản địa. Kiến thức tổng quát thường nặng về lý thuyết khoa
học mà lại nhẹ về hiểu biết kiến thức ứng dụng. Vì thường học theo kiểu nhồi
nhét nên học sinh chóng quên những kiến thức không hợp với sở thích, hoàn
cảnh hay mức độ phát triển về tâm sinh lý của cá nhân. Môi trường học lại
thiếu những hoạt động nhóm để phát triển những kỹ năng mềm mà học sinh được
tự mình làm chủ, và với môi trường thế này thì đa phần học sinh không phát
huy được khả năng giao tiếp và phát triển.
GS Trần Hải Linh cho rằng, đối với lứa tuổi bậc tiểu học, nhất là
từ lớp 1-3, nên giảm tải việc học của các cháu. Việc học ở lớp hay bài tập về
nhà đều nhẹ nhàng và đơn giản để học sinh không cảm giác bị áp lực của học
hành ngay khi mới bước vào ghế nhà trường. Học sinh đi học nhưng cần có thời
gian vui chơi để phát triển tuổi thơ một cách tự nhiên. Hãy để cho các cháu
được “chơi là chính” nhưng “chơi để học” và học được từ chính các trò chơi./.
Minh Hòa/VOV.VN
Tôi thấy nền giáo dục của ta giống hình tượng bà buôn và
những con vịt. Giáo viên như những bà buôn, tìm mọi cách nhồi những con vịt
cho thật no bánh đúc nhằm tăng cân trước khi xuất bán!
Thương Giang
|
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét