Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

4000 tỷ làm SGK điện tử: Lộ máy tính bảng Đài Loan siêu rẻ
Cập nhật lúc 14:13   
              
(Giáo dục) - Đó là chiếc máy tính bảng Đài Loan được báo giá 45 USD (khoảng 900.000 đồng), số tiền còn giảm nhiều nếu mua số lượng lớn.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, thì chiếc máy tính bảng này có tên là Smart Education mang thương hiệu AIC Group tại một công ty có trụ sở ở TP.HCM.
Máy có cấu hình gồm: màn hình 7,85 inch với độ phân giải 1024x768, CPU dual core, bộ nhớ lưu trữ 8GB, camera chính 3Mp, camera phụ 2Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.600mAh, hệ điều hành Android.
Đây là cấu hình gần như tương tự với mẫu máy tính bảng có giá 3 triệu đồng trong đề án “Thí điểm mô hình đổi mới và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015”, được Công ty cổ phần Quốc tế Tiến bộ (AIC) đưa ra tại hội thảo “SGK điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3”.

Máy tính bảng của Đài Loan có giá siêu rẻ 
Máy tính bảng của Đài Loan có giá siêu rẻ
Theo đề án này, phần lựa chọn 1 có ghi: “Máy tính bảng có màn hình 7,85 inch, độ phân giải 1024x768, CPU quad core A31S, bộ nhớ lưu trữ 8GB, camera chính 3Mp, camera phụ 2Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.500mAh, hệ điều hành Android”.
Nghĩa là hai máy chỉ khác thông số pin và vi xử lý. Đặc biệt, máy đã được cài sẵn một số ứng dụng phục vụ học tập như: truyện tranh cho thiếu thi, các môn học của khối THPT như hình học, sinh học, vật lý, đại số, hóa học.
Những ứng dụng này đều đã được cài sẵn trong máy từ bên phía Đài Loan trước khi gửi về VN. Đặc biệt, nếu phụ huynh chọn mua máy tính bảng theo phương án 1 là trả tiền dứt điểm thì phải trả 3 triệu đồng.
Trong khi đó, phía công ty Đài Loan báo giá 45 USD, tức khoảng 900.000 đồng. Đặc biệt nếu nhập về với số lượng hàng lớn đến hàng trăm nghìn chiếc thì giá có thể chỉ còn khoảng 500.000 - 700.000 đồng.
Trước đó, chia sẻ ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: "Máy tính bảng theo bảng giá của một số đơn vị đưa ra khoảng 500USD, nhưng riêng hãng Samsung áp dụng cho TPHCM thì chỉ có 4-5 triệu đồng/máy".
Như vậy là con số mà Sở GD-ĐT TPHCM đưa ra là từ 4-5 triệu 1 máy với nhãn hàng Samsung.
Trong một diễn biến liên quan, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đặt ra câu hỏi, việc bắt phụ huynh móc tiền túi ra lo cho con em mình, có thể đặt câu hỏi có lợi ích nhóm nào ở đây không?
Vì ông thiết nghĩ, để làm được thì các DN bán máy tính bảng có được lợi quá nhiều từ đây, nên cần phải cân đo xem có lợi ích nhóm ở đây không, ngay việc làm đồng phục học sinh, phong trào khác đều le lói tiêu cực trong đó.
Quan trọng không phải phụ huynh nào cũng chấp nhận bỏ tiền túi ra cho dù 1 phần, cái này phải tự nguyện không thể bắt buộc.
Dưới góc độ nhìn nhận khách quan, ông Thi cho hay: "Ngân sách có thể hữu ích hơn khi dùng vào việc khác, dù tiêu tốn, lãng phí, không trách nhiệm nhưng tốt cho học sinh thì tạm chấp nhận. Nhưng người dân bỏ ra thì phải làm sao cho thích đáng. Điều quan trọng nhất là trả lời được câu hỏi: "Nó nằm trong khoản tiền bắt buộc bố mẹ các em bỏ ra hay không?".
Thế nhưng, theo ông Hoàng nhận định thì : "Dự án nào cũng phải chi kinh phí và dự án lớp học thông minh này nó càng tốn kinh phí hơn nữa, chúng tôi những người làm đề án trực tiếp cũng phải nghiên cứu kỹ, chứ không phải bôi ra để lấy tiền trục lợi".
Tuy nhiên, Sở biết rõ, ngân sách không thể chịu được toàn bộ 4000 tỷ đồng, nên phải có thêm nguồn vốn XH hóa, nhưng XH hóa ở mức độ nào thì Sở vẫn phải tính. Chính lão CVP THCM cũng cho rằng: "Cái khó nhất hiện nay là khái toán được tổng kinh phí, để tìm nguồn đầu tư, chứ không phải 4000 tỷ này là nhà nước hay phụ huynh phải chi ra".
Hàn Quốc áp dụng SGK điện tử: Chất lượng y như cũ!
Theo báo Chosun, từ năm 2011 Bộ Giáo dục - khoa học và công nghệ Hàn Quốc đã công bố dự án đầu tư 2.200 tỉ won (2,1 tỉ USD) vào năm 2015 để tạo ra một môi trường nơi học sinh có thể học hành với những nội dung tốt hơn và mang tính tương tác hơn mọi lúc mọi nơi. Trong đó, học sinh sẽ được sử dụng SGK điện tử.
Thế nhưng, Korean Herald hồi tháng 4/2014 dẫn lời một quan chức ở Seoul tham gia dự án “Trường học tương lai” thừa nhận: “Cho đến nay, hầu hết các trường sử dụng hệ thống giáo dục thông minh thì chất lượng giáo dục vẫn y như cũ. Đây không phải là điều chúng tôi hướng tới”.
Một thành viên thuộc Tổ chức Giáo viên giỏi được Korea Herald dẫn lời nói: “Có rất nhiều phương pháp dạy học được chứng minh là hiệu quả. Tại sao cứ phải tập trung vào giáo dục thông minh? Giới quan chức đang tìm kiếm hiệu ứng về thể hiện năng lực. Dự án này khiến cho họ cứ như đang thật sự làm một điều gì đó”.
(Theo Đất Việt) Thái Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét