Trung Quốc bành
trướng Biển Đông vì tư duy mình là trùm thiên hạ
Cập nhật lúc 09:31
(GDVN) - Thuật ngữ tiếng Anh "
Philip Bowring, một nhà báo, nhà bình luận thời sự Hồng
Kông ngày 21/8 phân tích trên tờ Financial Times nhận định, sự bành trướng
của Trung Quốc ở Biển Đông không phải chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn tài nguyên
dầu khí hay nghề cá, mà vì 2 điều: Ví trí chiến lược của Biển Đông và tư duy
người Hán là "trùm" trong thiên hạ.
Ý thức rằng Trung Quốc có quyền sở hữu Biển Đông xuất phát
từ trong tiềm thức của (bộ máy lãnh đạo) người Trung Quốc khi trong lịch sử họ
luôn coi những nước láng giềng, đặc biệt là các nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa
Trung Quốc là "chư hầu", hay một giai cấp thấp hơn. Trung Quốc không
còn cảm thấy cần phải được người khác yêu thích.
Lời hứa về sự trỗi dậy hòa bình của họ đã được thay thế bởi
hàng loạt hành động leo thang gây hấn ở Biển Đông được các nhà chính trị
Trung Quốc thiết kế để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước.
Có thể phải mất hàng thập kỷ để Trung Quốc có được lực
lượng hải quân tương ứng với Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương, nhưng bằng
cách thiết lập chỗ đứng vững chắc xa bờ của riêng mình và bỏ qua các nước
láng giềng, Bắc Kinh trở thành mối đe dọa cho các quốc gia lớn hơn và các hoạt
động thương mại của họ.
Đây là giai đoạn đầu trong kế hoạch biến Biển Đông mà suốt
2000 năm vốn là điểm hẹn của các nền văn hóa với vai trò đại lộ thương mại
toàn cầu nhưng chưa bao giờ bị Trung Quốc thống trị thành cái ao nhà của Trung
Quốc.
Thuật ngữ tiếng Anh "
Philip Bowring cho rằng quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền
Việt Nam) đang "tranh chấp" nhưng nằm trong tay Trung Quốc sau trận
chiến xâm lược năm 1974, mặc dù các đảo chưa bao giờ là nơi sinh sống vĩnh
viễn của con người và tranh cãi hoàn toàn có thể được giải quyết tốt nhất bởi
một tòa án quốc tế, nhưng vụ hạ đặt (trái phép) giàn khoan 981 gần đây cho thấy
Bắc Kinh không bao giờ quan tâm đến trọng tài hoặc tòa án.
Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo, bãi cát ngầm,
rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sẽ bị bác bỏ bởi
một tòa án độc lập. Bắc Kinh chỉ đơn giản khẳng định sự hậu thuẫn của
"sự kiện lịch sử" các chuyến đi hàng hải của thủy thủ Trung Quốc mà
bỏ qua thực tế hàng ngàn năm qua không có người Trung Quốc nào xuất hiện ở
đây như những cư dân chính.
Trong khi đó người dân Đông Nam Á đã luôn là những người
buôn bán chiếm ưu thế trên khu vực Biển Đông - Trường Sa, ít nhất cho đến
cuối thời kỳ thuộc địa. Và khu vực này rất ít các tác động trực tiếp từ Trung
Quốc. Làn sóng văn hóa nước ngoài đến với khu vực qua con đường thương mại từ
Ấn Độ đã đưa Ấn Độ giáo, Phật giáo tới khu vực Đông Nam Á. Tiếp đến là thương
nhân từ thế giới Ả Rập và Hồi giáo Ba Tư.
Những người buôn bán gia vị châu Âu đã đến sau, nhưng
người Trung Quốc xuất hiện trễ nhất, trong khi các thương nhân Trung Quốc
xuất hiện ở Biển Đông không hề đại diện cho nhà nước Trung Quốc. Chỉ một
khoảng thời gian ngắn trong giai đoạn đầu nhà Minh, Trung Quốc đã tìm cách
đóng một vai trò chính trị trong khu vực với những chuyến đi của Trịnh Hòa trong
thế kỷ 15.
Trung Quốc nghĩ rằng bằng cách nào đó các quốc gia Đông
Nam Á là đối tượng "chư hầu" của Bắc Kinh vì theo thời gian họ đã
phải trả tiền "cống nạp". Giả định Trung Quốc là lãnh đạo chính trị
khu vực đã không dựa trên thực tế, mà dựa trên tư tưởng bành trướng đại Hán,
đó là vấn đề của "dòng máu" chứ không phải khoa học hay văn hóa.
Niềm tin vào sự "độc đáo" của "gen Trung
Quốc" và do đó họ từ chối học thuyết nguồn gốc nhân loại về nơi phát
tích đầu tiên của con người là châu Phi vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của
nhiều người Trung Quốc. Chủ tịch nước này Tập Cận Bình nói rằng bản thân
người Hán không có "gen xâm lược" và đổ lỗi sự xâm lược đến từ các
hoàng đế Mông Cổ, Mãn Châu,
Gia tăng thúc đẩy yêu sách (vô lý, phi pháp) của Trung
Quốc ở Biển Đông gần đây đi kèm với sức mạnh quân sự khiến những nước láng
giềng tự nhiên phải cảm thấy lo ngại. Quốc gia già nua này bây giờ không còn
sức ép về mặt dân số để họ phải bành trướng lãnh thổ như trong triều đại nhà Thanh
thế kỷ 17 - 20 vào Mãn Châu, Mông Cổ và cả vùng đất gốc Thổ Nhĩ Kỳ để đưa
người Hán vào Đông Nam Á.
Vì vậy, nếu nhân khẩu học là lịch sử, Trung Quốc lao vào
Biển Đông có thể sẽ thất bại. Nhưng điều quan trọng bây giờ là phải hiểu rằng
cái thúc đẩy Trung Quốc kiểm soát Biển Đông này chính là các nhân tố nội tại hơn
là tài nguyên hải sản và nhiên liệu.
(Theo
Giáo dục VN) Hồng Thủy
Tư duy ông trùm, đại ca… của thời nô lệ, phong kiến
hiện diện tại Trung Quốc giữa thời đại văn minh. Người TQ như đang muốn chứng
minh cho thế giới thấy sự chậm chạp trong tiến hóa của nhân loại sẽ được duy
trì ở Trung Quốc!
Thương
Giang
|
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét